4) He came at 7:30 and has waited for her since.
1.4. Khái quát về giới ngữ
Tên gọi giới ngữ (prepositional phrase) gắn liền với sự phân biệt liên từ và giới từ trong ngữ pháp tiếng Việt trƣớc đây (theo kiểu của ngữ pháp châu Âu). Thế nhƣng sự phân biệt đó khó thực hiện trong tiếng Việt, và cách phân biệt có hiệu quả hơn là phân biệt theo quan hệ logic thành quan hệ từ bình đẳng và quan
hệ từ phụ thuộc. Theo đó, giới ngữ là tổ hợp từ có quan hệ từ phụ thuộc dẫn nhập, tức là đƣa tổ hợp từ đó vào đơn vị lớn hơn chính nó nhƣ câu chẳng hạn. Nói cách khác, cả quan hệ từ đứng đầu cùng với từ ngữ đứng sau nó mới làm thành một giới ngữ, và tên gọi giới ngữ có nhiều tính ƣớc định.
Giới ngữ và cụm từ khác nhau về hƣớng kết hợp xét ở phƣơng diện cấu trúc cú pháp. Trong cụm từ (chính phụ) nhƣ cụm danh từ chẳng hạn, các yếu tố mở rộng hƣớng về đầu tố trong sự kết hợp cú pháp, và đầu tố có tƣ cách đại diện cho tồn cụm từ. Một cấu trúc nhƣ vậy đƣợc gọi là cấu trúc nội tâm (endocentric structure), hiểu là tâm ở bên trong. Giới ngữ có quan hệ từ dẫn nhập và chính
quan hệ từ là cái cầu nối đƣa giới ngữ vào cái cấu tạo ngôn ngữ lớn hơn bản thân nó. Một cấu trúc nhƣ vậy là có tâm ở bên ngồi, cho nên nó đƣợc gọi là cấu trúc
ngoại tâm (exocentric structure). [5, tr.462]
Trong tiếng Anh, giới ngữ đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “A prepositional
phrase is made up of the preposition, its object and any associated adjectives or
adverbs. A prepositional phrase can function as a noun, an adjective, or an
adverb”. (Giới ngữ đƣợc cấu tạo bởi giới từ, tân ngữ và bất kỳ tính từ hay trạng
từ nào có liên quan. Giới ngữ có chức năng nhƣ một danh từ, tính từ hoặc một trạng từ).
Ví dụ: 1. The children climbed the mountain without fear. (Bọn trẻ trèo lên núi mà chẳng sợ gì cả)
Trong câu trên, giới ngữ “ without fear” có chức năng là trạng từ mô tả bọn trẻ trèo lên núi nhƣ thế nào.
2. There was rejoicing throughout the land when the government was defeated.
Trong câu trên, giới ngữ “throughout the land” có chức năng là trạng từ mơ tả địa điểm nơi ngƣời dân vui mừng.
3. The spider crawled slowly along the banister. (Chú nhện chậm dãi bò dọc theo lan can)
Trong câu trên, giới ngữ “along the banister” có chức năng là trạng từ mơ tả nơi chú nhện bò.
Giới ngữ có thể hoạt động với tƣ cách một danh từ, ví dụ:
"During a church service is not a good time to discuss picnic plans" (Trong buổi lễ nhà thờ không phải là lúc để thảo luận kế hoạch đi picnic) Hoặc: "In the South Pacific is where I long to be"
(Ở nam Thái Bình Dƣơng là nơi tơi khao khát đƣợc đến) Nhƣng nó hiếm khi phù hợp trong văn phong hàn lâm và trang trọng.
Về mặt lý thuyết, giới ngữ có thể bổ nghĩa cho câu một cách vô hạn. Bởi vậy, điều quan trọng là ngƣời viết phải hiểu hình thái và chức năng của chúng để có đƣợc những lựa chọn phù hợp và văn phong. Những thuật ngữ đơn giản nhất cho thấy giới ngữ bao gồm một giới từ và một tân ngữ (object) của giới ngữ. Cụ thể:
Trong phạm vi của một giới ngữ:
Preposition (P): giới từ
Determiner (Det): từ hạn định Noun (N): danh từ
Trong phạm vi câu:
Trong đó: Declarative Sentence: câu trần thuật Main clause: mệnh đề chính
Verb phrase (VP): động ngữ
Posessive Adjective: tính từ sở hữu Adjective phrase: tính ngữ
Adjunct: trạng từ
Determinative: từ hạn định
Subject (S): chủ ngữ
Direct Object: tân ngữ trực tiếp Predicate: vị ngữ
Subject complement: bổ ngữ chủ ngữ
[http://www.suite101.com/content/prepositions-in-the-english-language-
a98263]
Đặc điểm của cụm giới từ (giới ngữ)
Xét ví dụ: Trên trời trăng thanh vằng vặc; dưới sơng dịng bích nao nao [HBC, CCNN]
Tách các phần của cụm giới ngữ trên trời ta có: trên (1) trời (2) và dưới sơng ta có: dƣới (1) sơng (2)
Nhận xét:
1) Có một mối quan hệ ngữ nghĩa giữa những bộ phận tạo thành cấu trúc của giới ngữ. Các bộ phận này có quan hệ ràng buộc với nhau và bắt buộc chúng ta phải đối xử với chúng nhƣ là đối xử với một đơn vị độc lập.
2) Loại đơn vị này thông thƣờng mang chức năng: + Làm bổ ngữ cho một động từ
Ví dụ: Từ không tin ở sự thật rành rành.
[NC,ĐT]
Bàn cãi về một người nào So sánh vật này với vật kia
+ Làm định ngữ cho một từ khác Ví dụ: Chiếc ly trên bàn
Những bức họa trên tường
[TL,DBHL]
+ Khi giới ngữ ở phía sau tức là phần cuối của câu và đƣợc tách khỏi danh từ thì “khái niệm ngữ giới từ” hay “từ tổ giới từ” hay “cụm giới từ” vẫn cịn giá trị. Nó vẫn cho phép khẳng định rằng: mối quan hệ ngữ pháp giữa chúng nhƣ là những thành tố của cùng một đơn vị:
Ví dụ: Lại đây má rửa ráy cho con
Lại đây má rửa ráy cho!
3) Cấu trúc bên trong của giới ngữ
Cấu trúc bên trong của giới ngữ có thể đƣợc thể hiện nhƣ dƣới đây: Giới ngữ
Định ngữ Trung tâm Thành tố bổ sung
Đúng vào (trong) tay người cảnh sát Thẳng theo con đường này
Chỉ bởi nghiên cứu quá sức Quá gần đây
Chỉ trong thời điểm đó
Ví dụ:
Trần Văn Sửu chắp tay xá cha vợ rồi đội nón lên và bươn bả bước ra lộ.
[HBC,CCNN]
Bây giờ, mẹ ạ ta đi thẳng vào việc. - Thẳng: định ngữ của giới ngữ
- Vào: trung tâm của giới ngữ
Nhƣ vậy, chúng ta có thể thấy, giới ngữ có sự liên kết giữa một giới từ với một danh từ hoặc cụm danh từ (danh ngữ). Cũng nhƣ danh từ và tính từ, giới từ có thể đi cùng cặp với một lớp định ngữ đóng và một vài giới ngữ đƣợc sử dụng khơng có thành tố bổ sung.
Trên đây mới chỉ là một số yếu tố sơ bộ đƣợc chúng tơi tóm lƣợc, xây dựng và tổng kết về giới ngữ trong ngôn ngữ. Tuy nhiên, những phân tích này cũng đã phần nào giúp chúng ta có đƣợc một sự hình dung khái quát về diện mạo của việc phân tích giới ngữ trong ngơn ngữ nói chung, trong tiếng Anh cũng nhƣ trong tiếng Việt nói riêng.
Chƣơng 2: GIỚI NGỮ NHÌN TỪ GĨC ĐỘ CẤU TRÚC NGỮ PHÁP 2.1. Về phƣơng diện cấu tạo