Đánh giá khái quát về thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP xây dựng việt nam (Trang 56 - 59)

2.1.3.3 .Hoạt động đầu tư

2.2.4. Đánh giá khái quát về thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân

2.2.4.1. Một số kết quả đạt được

Cùng với sự phát triển nhanh chóng về quy mô và mức độ phức tạp hoạt động

ngân hàng, ngân hàng Xây dựng Việt Nam ngày càng nhận thức được sự nguy hiểm

của rủi ro thanh khoản trong hoạt động và đã quan tâm tới việc quản trị rủi ro thanh khoản. Vì vậy, hệ thống quản trị rủi ro thanh khoản ởNgân hàng Xây dựng Việt Nam

đã từng bước được thiết lập tương đối đầy đủ và toàn diện:

- Hoàn thiện tổ chức hệ thống quản trị rủi ro thanh khoản: dần hoàn thiện bộ máy tổ chức liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản. Theo đó đã có bộ phận quản trị rủi ro thanh khoản thơng qua việc thành lập Phịng Quản lý rủi ro.

- Ban hành chính sách, quy trình quản trị rủi ro thanh khoản: đã ban hành

khung chính sách liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro nói chung (bao gồm cả rủi ro

thanh khoản) trong nội bộ ngân hàng được ban hành vào ngày 06/7/2009 nhằm xây dựng một khuôn khổ thống nhất về quan niệm, cơ chế hoạt động quản lý và các giới

hạn kiểm soát rủi ro cơ bản trong hoạt động quản lý rủi ro.

- Xây dựng hệ thống thông tin, báo cáo: Để đáp ứng yêu cầu qu ản lý thanh

khoản (dự báo thanh khoản và quyết định trạng thái thanh khoản) đồng thời giám sát việc tn thủ các chính sách, quy trình, thủ tục quản lý rủi ro thanh khoản và các giới hạn rủi ro thanh khoản, ngân hàng đã xây dựng hệ thống thông tin, báo cáo tương đối đầy đủ dựa trên nền tảng hệ thống Corebanking.

- Về phương pháp đo lường thanh khoản:

Về cơ bản Ngân hàng Xây dựng Việt Nam thực hiện theo quy định tại Thông tư số 13 và các văn bản sửa đổi có liên quan của Thống đốc NHNN, thông qua việc:

+ Thiếtlập thang đáo hạn, xác định chênh lệch ròng của luồng vốn vào và luồng vốn ra cho từng kỳ hạn và chênh lệch ròng gộp đối với mỗi đồng tiền.

+Xác định và duy trì các tỷ lệ về khả năng chi trả đối với từng loại tiền tệ.

2.2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân

- Cơ cấu cổ đông hầu hết được nắm giữ bởi các cá nhân (chiếm 96,11%) trong đó có 3 cổ đông sở hữu hơn 5% vốn điều lệ vượt quá tỷ lệ tại Luật các TCTD

47/2010/QH12

- Các Hội đồng chức năng đã phê duyệt một số nghiệp vụ vượt quá mức độ an toàn cho phép, quá tập trung cho vay đầu tư vào 2 nhóm khách hàng lớn.

- Ban kiểm soát chưa hồn thành tốt vai trị giám sát và báo cáo

- Ban điều hành chưa phát huy được hiệu quả điều hành và quản trị rủi ro

- Mơ hình tổ chức các khối và các phịng ban chức năng chưa rõ ràng và còn

chồng chéo. Khối quản lý rủi ro chưa phát huy được hiệu quả hoạt động

- Hệ thống mạng lưới chưa phát triển đều. Việc phân bổ cơ cấu tài sản và nhân sự hiện tại của các chi nhánh cũng chưa hợplý.

- Khung pháp lý cơ bản liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản chưa được ban hành chính thức:

Mặc dù ngân hàng đã đi vào hoạt động hơn 20 năm, tuy nhiên Chính sách

Quản lý rủi ro vẫn còn khá sơ sài chưa có những quy định chi tiết, cụ thể về hoạt

động quản trị rủi ro và rủi ro thanh khoản, chưa thực sự có khả năng nhận dạng, đo

lường, đánh giá, theo dõi, báo cáo và kiểm soát hậu quả các rủi ro trong tất cả các hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng mới chỉ chú trọng vào bước giám sát và xử lý

rủi ro mà bỏ qua bước nhận diện và cảnh báo sớm về nguy cơ xảy ra rủi ro thanh khoản cũng như xây dựng kế hoạch dự phịng. Vì vậy khi gặp khó khăn về thanh khoản ngân hàng sẽ lâm vào thế bị động và lúng túng trong việc tìm phương án đối

phó.

- Chưa có sự giám sát, quản lý tích cực của Hội đồng quản trị và Ban điều hành. Nhân sự liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản còn thiếu và yếu

đồng thời các đơn vị, bộ phận chưa thực sự hoạt động hiệu quả theo đúng chức năng,

nhiệm vụ được giao. Đội ngũ cán bộ côn g nhân viên chưa thực sự nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như chưa được đào tạo về các vấn đề liên quan.

Uỷ ban ALCO vẫn chưa được thành lập, vì vậy thiếu đơn vị định hướng ban hành chính sách quản trị rủi ro thanh khoản trên toàn hệ thống. Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản chỉ dừng lại ở việc đối phó khi thanh khoản Ngân hàng bị ảnh hưởng trong một số tình huống nghiêm trọng.

Hiện tại Phòng Quản lý rủi ro chủ yếu chỉ thực hiện nhiệm vụ thống kê số liệu và tổng hợp báo cáo. Mặt khác nhân sự của Phòng Quản lý rủi ro còn thiếu kinh nghiệm liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro thanh khoản nói riêng. Do đó trên thực tế Phòng Quản lý rủi ro chưa thực sự hoạt động

hiệu quả theo đúng chức năng, nhiệm vụ được nêu trong Quy định về chức năng và nhiệm vụ của phòng về hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản.

- Hệ thống thông tin, công cụ và báo cáo phục vụ cho hoạt động quản trị rủi

ro thanh khoản từng bước được xây dựng hoàn chỉnh tuy nhiên số liệu còn chưa

- Mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ, 80% dư nợ cho vay có thời hạn từ 12 tháng trở lên, trong khi do biến động vĩ mô, kỳ vọng vào lãi suất tăng

lên và một phần do trần lãi suất, khiến lãi suất bị cào bằng trên mọi kỳ hạn dẫn tới

phần lớn tiền gửi làở kỳ hạn ngắn từ 3 tháng trở xuống.

- Mất cân đối trong đầu tư, cụ thể tài sản có hơn 80% là đầu tư tín dụng rủi ro rất cao, trong khi đó các trái phiếu chính phủ và các trái phiếu doanh nghiệp có thể giao dịch trên thị trường nhằm tạo thanh khoản khi cần thiết lại chiếm tỷ trọng rất thấp. Phần lớn chứng khoán đầu tư của ngân hàng chủ yếu là trái phiếu do tổ chức kinh tế phát hành (bản chất là các khoản cho vay dài hạn).

- Dư nợ xấu tăng quá nhanh, đến 31/12/2012 chiếm tỷ trọng rất lớn trên tổng dư nợ, đã ảnh hưởng rất lớn đến tổng tài sản có đến hạn thanh tốn của Ngân

hàng.

2.3. Phân tích kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi rothanh khoản Ngân hàng Xây dựng Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng TMCP xây dựng việt nam (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)