( 2012)
Với nghiên cứu : “Việc sử dụng công cụ phái sinh và giá trị cổ đông”, các tác giả xem xét sự nhạy cảm của ngoại tệ và phân tích tác động của việc sử dụng phái sinh trong việc làm tăng giá trị cổ đông. Bài nghiên cứu chia làm 3 bước.
Bước 1:nghiên cứu chia ngoại tệ thành hai nhóm là thành phầndollarvà thành phần non-dollar. Kết quả của bước 1 cung cấp ước tính về độ nhạy cảm ngoại
tệ và chứng minh rằng nhạy cảm ngoại tệ là phổ biến trên phạm vi rộng hơn các nghiên cứu trước. Số liệu thực nghiệm cho thấy có tới 65% cơng ty trong mẫu phân tích cho thấy bị ảnh hưởng đáng kể bởi biến động tỷ giá và trên 50% sự nhạy cảm ngoại tệ là bất cân xứng khi xem xét sự tăng giá và giảm giá của đồng Euro.
Bước 2: những hệ số nhạy cảm có được ở bước 1 được chia thành hai nhóm:
nhóm có độ nhạy cảm tích cực và nhóm có độ nhạy cảm tiêu cực. Khi tác giả phân biệt sự khác nhau giữa sự nhạy cảm tích cực và tiêu cực, thì kết quả cho thấy cơng cụ phái sinh làm giảm độ nhạy cảm ngoại tệ, điều này chứng minh rằng cơng cụ phái sinh là có ảnh hưởng trong việc bảo hiểm rủi ro. Hơn nữa,
khi xem xét sự bất cân xứng thì kết quả cho thấy khơng có mối quan hệ đáng kể giữa việc sử dụng phái sinh và độ nhạy cảm ngoại tệ. Đây là bằng chứng cho thấy những chiến lược bảo hiểm mà có kết quả là độ nhạy cảm tích cực với ngoại tệ cũng khơng làm tăng giá trị cổ đông.
Bước 3: nghiên cứu sử dụng việc chia nhóm ở bước 2 để xem xét liệu có tác
động tích cực của việc sử dụng phái sinh tới giá trị doanh nghiệp. Mặc dù ở bước 2 cho thấy khơng có sự liên quan giữa việc sử dụng phái sinh và giá trị cổ đông, ở phần này nghiên cứu cho thấy một kết quả tích cực nhưng khơng đáng kể của việc sử dụng phái sinh làm tăng giá trị công ty, bằng cách làm giảm rủi ro tới dịng tiền mặt của cơng ty.