CHƯƠNG 2 TÁC ĐỘNG CỦA CSTT ĐẾN CHỈ SỐ VN-INDEX 2.1 Tình hình kinh tế vĩ mơ và CSTT Việt Nam giai đoạn 2001-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tiền tệ đến chỉ số VN index (Trang 29 - 31)

2.1 Tình hình kinh tế vĩ mơ và CSTT Việt Nam giai đoạn 2001-2011 2.1.1 Tổng quan tình hình kinh tế:

2.1.1.1 Giai đoạn 2001 – 2005:

Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu giai đoạn 2001 - 2005

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Giai đoạn 2001 – 2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam duy trì ở mức khá cao và có xu hướng tăng cao vào cuối giai đoạn kế hoạch 5 năm, GDP bình quân tăng 7,5%/năm. Năm 2004 tăng 7,79% và năm 2005 tăng 8,44%, trong hai năm này chỉ số giá tiêu dùng cũng tăng tốc mạnh từ 3% năm 2003 lên đến 9,5% năm 2004 và 8,4% năm 2005. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp, ngành nơng lâm thủy giảm tỷ trọng đóng góp trong GDP từ 24,53% năm 2000 xuống cịn 20,7% vào năm 2005, ngành công nghiệp xây dựng tăng tỷ trọng từ 36,73% năm 2000 lên 40,8% năm 2005, ngành dịch vụ thay đổi không đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, với tốc độ tăng bình quân 20%/năm, tăng trưởng mạnh vào 2 năm

Khoản mục 2001 2002 2003 2004 2005

Tổng sản phẩm trong

nước – Ngàn tỷ đồng 481 536 613 715 839

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (Năm trước = 100) - %

6.89 7.08 7.34 7.79 8.44

Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người

- Nghìn đồng 6,117 6,720 7,583 8,720 10,185 Xuất khẩu hàng hoá và

dịch vụ - Ngàn tỷ đồng 263 304 364 470 579

Nhập khẩu hàng hoá và

dịch vụ - Ngàn tỷ đồng 274 332 415 524 614

Tỷ lệ tăng, giảm chỉ số giá

tiêu dùng CPI - % 0.80 4.00 3.00 9.50 8.40

Đầu tư trực tiếp của nước

ngoài (triệu USD) 3,143

2,999 3,191 4,548 6,840

20

cuối giai đoạn với mức tăng từ 23 – 29%, song song đó thì kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam cũng tăng trưởng mạnh không kém do hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trong nước vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, cơng nghệ và ngun, nhiên vật liệu từ nước ngoài. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài tăng vọt 2 năm cuối, với mức vốn đăng ký năm 2005 đạt 6,84 tỷ USD, gấp 2,41 lần năm 2000.

2.1.1.1 Giai đoạn 2006 – 2011:

Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu giai đoạn 2006 - 2011

Khoản mục 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng sản phẩm trong nước – Ngàn tỷ đồng 974 1,144 1,485 1,658 1,980 2,535 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (Năm trước = 100) - %

8.23 8.46 6.31 5.32 6.78 5.89

Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người -

Nghìn đồng 11,694 13,579 17,445 19,278 22,788 28,860

Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ - Ngàn t đồng 717 879 1,157 1,133 1,536 2,206 Nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ - Ngàn tỷ đồng 762 1,061 1,383 1,304 1,739 2,313 Tỷ lệ tăng, giảm chỉ số giá tiêu dùng CPI - % 6.60 12.60 19.89 6.52 11.75 18.13

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (triệu USD) 12,004 21,348 71,726 23,107 19,886 15,598 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Giai đoạn 2006 – 2011, hai năm đầu của giai đoạn này khi Việt Nam tổ chức thành cơng hội nghị APEC, chính thức gia nhập WTO, vốn nước ngoài chảy ào ạt vào Việt Nam, cộng với chủ trương nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng

21

trưởng kinh tế của Chính phủ nền kinh tế của Việt Nam đã có sự tăng trưởng ấn tượng với tốc độ tăng trưởng GDP trong 2 năm 2006 – 2007 trên 8%. Sau đó, đi vào suy giảm do tác động của khủng hoảng tài chính, suy thối kinh tế tồn cầu và những khó khăn, yếu kém nội tại của nền kinh tế Việt Nam, tốc độ tăng GDP bình quân 4 năm từ 2008 – 2011 sụt giảm chỉ còn 6%/năm. Tổng sản phẩm trong nước đến năm 2011 là 2.535 nghìn tỷ đồng, gấp 5,74 lần năm 2000. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2011 đạt 1.375 USD, gấp 3,42 lần năm 2000. Từ năm 2008 Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước và vùng lãnh thổ thu nhập thấp, bước vào nhóm nước và vùng lãnh thổ thu nhập trung bình thấp. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn này không đáng kể. Cơ cấu kinh tế ngành của nền kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu, chưa ra khỏi cơ cấu ngành truyền thống với đặc trưng tỷ trọng cao của khu vực sản xuất vật chất nói chung và của khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản nói riêng. Mơ hình tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào yếu tố vốn và hiệu quả sử dụng vốn thấp kéo dài nhiều năm đã làm cho nền kinh tế tuy đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhưng chất lượng tăng trưởng rất hạn chế. Tốc độ tăng trưởng tín dụng vượt xa tốc độ tăng GDP theo giá thực tế (năm 2007 tốc độ tăng trưởng tín dụng là 53,9%, gấp 3,1 lần tốc độ tăng GDP theo giá thực tế, năm 2009 tăng 39,6%, gấp 3,3 lần). Chính sách tài chính tiền tệ này cùng với các nguyên nhân khách quan và chủ quan khác đã đẩy giá cả tăng lên mức khá cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tiền tệ đến chỉ số VN index (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)