Phân tích sự tác động của chính sách tiền tệ đến chỉ số VN-INDE

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tiền tệ đến chỉ số VN index (Trang 51 - 53)

- Giai đoạn 2006 đến giữa năm 2007, trước diễn biến vốn khả dụng của các TCTD dư thừa do nguồn vốn từ nước ngoài đổ vào nhiều, và nhất là trong năm

2.3 Phân tích sự tác động của chính sách tiền tệ đến chỉ số VN-INDE

Để phân tích tác động của CSTT đến chỉ số VN-INDEX, tác giả dùng cơng cụ phân tích bằng đồ thị, phân tích mối tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính. Các biến độc lập, gồm tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán (ký hiệu M2), tốc độ tăng trưởng tín dụng (ký hiệu TD) và chỉ số giá tiêu dùng (ký hiệu CPI). Biến phụ thuộc là chỉ số VN-INDEX. Mẫu nghiên cứu là số liệu các biến độc lập và biến phụ thuộc thời điểm cuối hàng năm.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả gặp khó khăn trong việc thu thập số liệu, cũng như chọn biến tiền tệ đưa vào mơ hình nghiên cứu. Cụ thể:

- Về biến tiền tệ: Theo tác giả, cần đưa vào mơ hình nghiên cứu các biến lãi suất, tỷ giá, tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Tuy nhiên, trong quá trình thu thập số liệu, tác giả nhận thấy khó chọn lựa được biến đại diện phản ánh chính xác diễn biến thị trường tiền tệ, cũng như sự lan truyền đến thị trường vốn do cơ chế điều hành lãi suất, tỷ giá, dự trự bắt buộc của NHNN trong từng giai đoạn khác nhau, rất khó đồng nhất được mẫu nghiên cứu và cũng khơng có một tổ chức nào thống kê được các mức lãi suất, tỷ giá sát với thị trường trong suốt giai đoạn từ năm 2000 – 2011.

- Về biến CPI: Theo tác giả, biến CPI thực chất không phải là biến tiền tệ, nó là hệ quả của CSTT nhưng khơng phải ngun nhân tăng, giảm CPI hồn tồn phụ thuộc vào CSTT. Tuy nhiên, đây là biến phản ánh khá tổng quan CSTT và trong điều kiện khó thu thập được số liệu của các biến tiền tệ như lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc, tác giả đã chọn biến này đưa vào mơ hình nghiên cứu.

- Về mẫu nghiên cứu: Theo tác giả, việc chỉ lấy mẫu nghiên cứu thời điểm cuối hàng năm chưa phải ánh hết quá trình biến động của chỉ số VN-INDEX và chưa tính được độ trễ của từng biến tiền tệ để đưa vào mơ hình nghiên cứu có thể dẫn đến kết quả nghiên cứu độ tin cậy thấp. Đây là hạn chế, cũng là khó khăn lớn nhất trong quá trình thực hiện luận văn của tác giả. Nó liên quan đến sự minh bạch

42

thông tin tiền tệ trong từng giai đoạn và gần đây, khi Việt Nam gia nhập WTO với sức ép từ nhiều phía mức độ minh bạch thông tin tiền tệ ngày càng được cải thiện hơn. Về độ trễ của từng nhân tố tiền tệ ở Việt Nam, vấn đề này vượt quá khả năng của tác giả và cũng chưa có một cơng trình nghiên cứu khoa học nào về vấn đề này được công nhận và công bố để tác giả có thể tham khảo, thừa kế đưa vào mơ hình nghiên cứu của mình.

2.3.1 Phân tích bằng đồ thị: 206.80 235.40 183.30 166.90 239.30 307.50 751.80 927.00 315.60 494.80 484.70 351.60 0.00 100.00 200.00 300.00 400.00 500.00 600.00 700.00 800.00 900.00 1000.00 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 VN-INDEX -10.00 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 CPI M2 TD CPI -0.60 0.80 4.00 3.00 9.50 8.40 6.60 12.60 19.89 6.52 11.75 18.13 M2 38.96 25.50 17.60 24.90 29.50 29.70 33.60 46.12 20.31 28.99 33.80 9.27 TD 38.14 23.10 27.60 27.00 26.00 26.70 25.44 53.89 25.43 37.53 31.19 10.90 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

43

Đồ thị trên cho thấy, chỉ số VN-INDEX biến động cùng chiều với tốc độ tăng tổng phương tiện thanh tốn (M2), tốc độ tăng trưởng tín dụng (TD) và ngược chiều với tỷ lệ lạm phát (CPI). Giai đoạn 2006 – 2011, biểu thị mối tương quan này rõ nét hơn giai đoạn 2000 – 2005.

Giai đoạn 2000 – 2005, mặc dù chỉ số giá tiêu dùng được duy trì ở mức thấp, ổn định trong 3 năm 2001 – 2004 và tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM ở mức khá cao, bình quân trên 25%/năm nhưng TTCK vẫn trong tình trạng ảm đạm, chỉ số VN-INDEX lại có xu hướng giảm điểm. Riêng năm 2005, khi lạm phát tăng cao vượt xa các năm trước thì TTCK lại tăng mạnh mẽ.

Giai đoạn 2006 – 2011, Tốc độ tăng tổng phương tiện thanh tốn và tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức cao, là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy TTCK tăng trưởng nóng. Sang năm 2008, khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, cùng với việc NHNN thắt chặt tiền tệ, tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh tốn và tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm hơn 50% so với năm 2007, chỉ số VN-INDEX sụt giảm mạnh. Năm 2009, khi chỉ số lạm phát được kiềm chế ở mức thấp, tốc độ tăng tổng phương tiện thanh tốn và tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn năm trước đã tạo đà cho TTCK phục hồi mạnh mẽ. Sang năm 2010, khi nguy cơ lạm phát quay trở lại và mặc dù NHNN vẫn duy trì tốc độ tổng thanh tốn và tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức khá cao nhưng đà phục hồi của năm 2009 vẫn khơng được duy trì, TTCK có xu hướng đi ngang và giảm điểm. Bước sang năm 2011, khi nguy cơ lạm phát đã trở thành hiện hữu, NHNN thắt chặt tiền tệ, tốc độ tăng trưởng tổng phương tiện thanh tốn, tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm chỉ bằng 1/3 năm 2010 thì TTCK lao dốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tiền tệ đến chỉ số VN index (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)