- Giai đoạn 2006 đến giữa năm 2007, trước diễn biến vốn khả dụng của các TCTD dư thừa do nguồn vốn từ nước ngoài đổ vào nhiều, và nhất là trong năm
2.3.2 Phân tích mối tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính giữa chỉ số VN-INDEX và CPI, M2, TD
VN-INDEX và CPI, M2, TD
Để đo lường mối quan hệ tuyến tính giữa chỉ số VN-INDEX với chỉ số giá tiêu dùng (CPI), tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán (M2), tốc độ tăng trưởng tín dụng (TD) và xem mức độ tương quan như thế nào, tác giả dùng phương pháp phân tích hệ số tương quan bội.
44
Kết quả dương (+) có mối tương quan thuận. Kết quả âm (-) có mối tương quan nghịch.
Kết quả sẽ nằm trong khoảng -1 đến +1, càng gần +/-1 mối phụ thuộc thống kê càng chặt chẽ hay mối quan hệ tuyến tính càng rõ.
Nếu kết quả lấy giá trị tuyệt đối bằng 0 thì hồn tồn độc lập với nhau. Nếu kết quả lấy giá trị tuyệt đối bằng 1 thì có quan hệ tuyến tính với nhau. Nếu kết quả lấy giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 0,3 thì mức độ tương quan yếu. Nếu kết quả lấy giá trị tuyệt đối nằm trong khoản từ 0,3 đến nhỏ hơn 0,5 thì mức độ tương quan trung bình.
Nếu kết quả lấy giá trị tuyệt đối nằm trong khoản từ 0,5 đến nhỏ hơn 0,7 thì mức độ tương quan tương quan tương đối chặt.
Nếu kết quả lấy giá trị tuyệt đối nằm trong khoản từ 0,7 đến nhỏ hơn 0,9 thì mức độ tương quan tương quan chặt.
Nếu kết quả lấy giá trị tuyệt đối nằm trong khoản từ 0,9 đến nhỏ hơn 1 thì mức độ tương quan tương quan rất chặt.
Đồng thời, tác giả cũng dùng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính bội giữa các biến độc lập CPI, M2, TD với biến phụ thuộc VN-INDEX để kiểm định mức độ phụ thuộc của chỉ số VN-INDEX với tổng hợp cả 3 nhân tố CPI, M2, TD như thế nào. Tổng hợp cả ba nhân tố CPI, M2, TD chi phối bao nhiêu phần trăm biến động của chỉ số VN-INDEX. Từ đó, viết phương trình hồi quy tuyến tính có dạng tổng qt là VN-INDEX = R1R+ R2 RCPI + R3 RM2 + R4 RTD
- Giai đoạn 2000 – 2005
Bảng 2.3 Kết quả kiểm định mối tương quan giữa chỉ số VN-INDEX với các biến CPI, M2, TD giai đoạn 2000 – 2005
CPI M2 TD
VN-INDEX 0.545049 0.309501 0.22831
Nguồn:NHNN, Tổng cục Thống kê, 5TUhttp://www.cophieu68.com/export.phpU5T
45
các biến CPI, M2, TD giai đoạn 2000 – 2005
Khoản mục Kết quả
- Hệ số tương quan bội - Hệ số xác định
0.770564 – Mức độ tương quan bội chặt 0.593769 – Trong 100% sự biến đổi của VN- INDEX có 59,38% ảnh hưởng từ tổng hợp 3 nhân tố CPI, M2 và TD.
Nguồn:NHNN, Tổng cục Thống kê, 5TUhttp://www.cophieu68.com/export.phpU5T
Phương trình hồi quy:
VN-INDEX = 203.289 + 5.065786 CPI + 5.534819 M2 – 5.49039 TD
Kết quả kiểm định mối tương quan, cho thấy trong giai đoạn này mức độ tương quan giữa chỉ số VN-INDEX với M2, TD yếu. Hơn nữa, VN-INDEX và CPI lại có mối tương quan thuận. Điều đó, lý giải trong giai đoạn này các nhà đầu tư bàng quang với những thơng tin kinh tế vĩ mơ. CSTT của NHNN ít có tác động đến TTCK trong giai đoạn này.
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội, cho thấy mối quan hệ giữa VN- INDEX với tổng hợp 3 nhân tố CPI, M2, TD là chặt chẽ. Trong 100% sự biến động của VN-INDEX có 59,37% do tác động của CPI, M2 và TD.
Trong giai đoạn năm 2000 - 2005, TTCK chưa thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Chỉ số chứng khốn khơng phản ánh được diễn biến tình hình kinh tế. Mức độ tác động của CSTT đến TTCK trong thời kỳ này ở không thực sự rõ nét. Thời kỳ đầu, sự tăng giá chủ yếu do lượng cung q ít, TTCK ln trong tình trạng khan hiếm hàng, các nhà đầu tư tranh mua giá trần đã đẩy giá cổ phiếu tăng liên tục. Khi cơn khát chứng khoán qua đi, thị trường rơi vào trầm lắng, khối lượng giao dịch thấp. Trong giai đoạn này, NHTM chưa thực hiện việc cho vay cầm cố để nhà đầu tư cầm cố chứng khoán. Mặc dù, NHNN bơm tiền ra lưu thơng để chống tình trạng thiểu phát và kích thích nền kinh tế tăng trưởng ở mức cao và tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng năm của các NHTM trong giai đoạn này ở mức khá cao, trung bình trên 25% nhưng cũng ít có tác động đến TTCK. Tỷ lệ lạm phát giữ ổn định ở mức dưới 10%, điều này cũng không hỗ trợ TTCK. Phân
46
tích mối tương quan giữa chỉ số VN-INDEX và CPI, cho ra kết quả tương quan thuận. Tỷ lệ lạm phát năm 2001 – 2003 dưới 4%, VN-INDEX lại có xu hướng giảm điểm. Tỷ lệ lạm phát năm 2004 – 2005 tăng lên mức trên 8%, VN-INDEX lại tăng điểm. Điều này có thể lý giải, hoặc tỷ lệ lạm phát thấp khơng kích thích được TTCK tăng điểm, tỷ lệ lạm phát vừa phải cũng là nhân tố tích cực kích thích TTCK tăng điểm hoặc TTCK trong giai đoạn này ít bị tác động của chỉ số lạm phát. Tác giả nghiêng về cách lý giải thứ hai.
- Giai đoạn 2006 – 2011:
Bảng 2.5 Kết quả kiểm định mối tương quan giữa chỉ số VN-INDEX với các biến CPI, M2, TD giai đoạn 2006 – 2011
CPI M2 TD
VN-INDEX -0.54184 0.863048 0.725841
Nguồn:NHNN, Tổng cục Thống kê, 5TUhttp://www.cophieu68.com/export.phpU5T
Bảng 2.6 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính giữa chỉ số VN-INDEX với các biến CPI, M2, TD giai đoạn 2006 – 2011
Khoản mục Kết quả
- Hệ số tương quan bội - Hệ số xác định
0.868985 – Mức độ tương quan bội rất chặt
0.755136 – Trong 100% sự biến đổi của VN- INDEX có 75,51% ảnh hưởng từ tổng hợp 3 nhân tố CPI, M2 và TD.
Nguồn:NHNN, Tổng cục Thống kê, 5TUhttp://www.cophieu68.com/export.phpU5T
Phương trình hồi quy:
VN-INDEX = 121.4415 – 1.40368 CPI + 19.22627 M2 – 3.28579 TD
Kết quả kiểm định mối tương quan, cho thấy VN-INDEX tương quan thuận với M2 và TD, tương quan nghịch với CPI. Mối tương quan giữa VN-INDEX và M2, TD >0.7, mức độ tương quan chặt. Mối tương quan giữa VN-INDEX và CPI < 0.5, mức độ tương quan tương đối chặt. Kết quả này phản ánh, CSTT của NHNN có
47
tác động mạnh đến TTCK. Diễn biến TTCK chịu ảnh hưởng lớn từ việc cung ứng tiền của NHNN và việc cung cấp TD của các NHTM.
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính, cho thấy mối quan hệ giữa các biến là chặt chẽ hơn. Trong 100% sự biến động của VN-INDEX có tới 75,55% do tác động của CPI, M2 và TD.
Giai đoạn 2006 – 2007, khối lượng cung ứng tiền của NHNN và cấp tín dụng của hệ thống NHTM cho nền kinh tế ở mức cao, bình quân lên tới 40%/năm và dịng tiền từ bên ngồi chảy vào Việt Nam là động lực quan trọng thúc đẩy TTCK tăng trưởng nóng. Lúc này, TTCK có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với xã hội, thông tin về kinh tế vĩ mô, CSTT được hấp thụ một cách nhanh chóng. Đồng thời, các NHTM cũng đẩy mạnh cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán trong giai đoạn này.
Do TTCK phụ thuộc quá nhiều vào dòng vốn từ hệ thống NHTM nên khi NHNN khống chế tỷ lệ cho vay để đầu tư, kinh doanh chứng khốn ở mức dưới 3% tổng dư nợ tín dụng của TCTD thì ngay lập tức TTCK bị giảm điểm.
Giai đoạn 2008 – 2011, có 10 đợt chỉ số VN-INDEX biến động mạnh, trong đó có 6 đợt giảm và 4 đợt tăng. Các đợt biến động mạnh đều có sự tác động của yếu tố tiền tệ.
+ Đợt giảm điểm trong 6 tháng đầu năm 2008: Khi NHNN thắt chặt CSTT, kiểm soát việc cho vay đầu tư chứng khoán của các NHTM. Các NHTM đẩy mạnh việc thu hồi nợ cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán để đảm bảo tỷ lệ theo quy định. Lãi suất thị trường Ngân hàng leo thang. TTCK bị áp lực giảm điểm mạnh.
+ Đợt giảm giá từ tháng 9/2008 đến tháng 2/2009: Tình hình kinh tế đang trong giai đoạn suy thối. Bên cạnh đó, TTCK cịn bị ảnh hưởng từ việc NHNN giảm đáng kể tốc độ cung ứng tiền năm 2008, từ mức 46,12% năm 2007 xuống chỉ còn 20,31% và NHTM giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng từ mức 53,89% năm 2007
48
xuống chỉ cịn 25,43% năm 2008. Đồng thời, gói kích cầu của Chính phủ chưa phát huy tác dụng.
+ Đợt giảm giá từ cuối tháng 10/2009 đến giữa tháng 12/2009: NHNN chuyển từ CSTT nới lỏng đầu năm sang thắt chặt, tăng lãi suất cơ bản, kiềm hãm tốc độ tăng trưởng tín dụng nóng, hạn chế tối đa cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán và bất động sản.
+ Đợt giảm giá trong tháng 7 và 8/2010: TTCK bị tác động bởi Thông tư 13 của NHNN, quy định NHTM chỉ được cho vay 80% nguồn huy động, nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ 8% lên 9%, quy định hệ số rủi ro của cho vay chứng khoán, bất động sản là 250%.
+ Đợt giảm giá trong 7 tháng đầu năm 2011 và từ giữa tháng 9 đến hết năm 2011: NHNN khống chế tỷ lệ tăng trưởng tín dụng khơng q 20%, đồng thời u cầu các NHTM phải giảm tỷ lệ cho vay phi sản xuất xuống dưới 22% vào thời điểm cuối tháng 6 và xuống dưới 16% vào thời điểm cuối năm.
+ Đợt tăng giá trong tháng 7 và 8/2008: Tỷ lệ lạm phát đã giảm dần và NHNN bắt đầu nới lỏng dần CSTT để chống tình trạng suy thối của nền kinh tế.
+ Đợt tăng giá mạnh từ tháng 3/2009 đến tháng 10/2009: Chính phủ thực hiện chủ trương kích cầu để đối phó tình trạng suy thối kinh tế bằng biện pháp hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay 4%/năm. Một phần tiền hỗ trợ kích cầu của Chính phủ đã chảy vào TTCK. NHNN nới lỏng CSTT, lượng tiền bơm vào nền kinh tế khá nhiều, tốc độ cung ứng tiền của NHNN tăng từ mức 20% năm 2008 lên 30%. Các NHTM đẩy mạnh hoạt động cho vay, tốc độ tăng tín dụng tăng từ mức 25,43% năm 2008 lên 37,53%. Các cơng ty chứng khốn với sự trợ vốn của Ngân hàng đã đẩy mạnh việc cho các nhà đầu tư sử dụng địn bẩy tài chính.
49
+ Đợt tăng giá trong 2 tháng cuối năm 2010: NHNN tăng cường kiểm soát tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng và tổng phương tiện thanh tốn, điều chỉnh tăng thêm 1%/năm đối với các mức lãi suất điều hành, chỉ đạo các TCTD ấn định lãi suất huy động bằng VND không quá 14%/năm. Trong giai đoạn này, tuy NHNN thực thi CSTT theo hướng thắt chặt nhưng TTCK lại có sự phục hồi từ mức 423 điểm lên mức 480 – 490 điểm.
+ Đợt tăng giá từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 9/2011: Tình hình kinh tế vĩ mơ có dấu hiệu chuyển biến tích cực, lạm phát dần được kiềm chế, NHNN khẳng định về việc hạ mặt bằng lãi suất với nhiều biện pháp cứng rắn và quyết liệt, đặc biệt là quyết định áp trần lãi suất huy động 14% vào ngày 07/09.