Diễn biến VN-INDEX giai đoạn 200 6-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tiền tệ đến chỉ số VN index (Trang 43 - 45)

- Giai đoạn 2006 đến giữa năm 2007, trước diễn biến vốn khả dụng của các TCTD dư thừa do nguồn vốn từ nước ngoài đổ vào nhiều, và nhất là trong năm

2.2.2 Diễn biến VN-INDEX giai đoạn 200 6-

0 200 400 600 800 1000 1200 20051230200601272006022820060331200604282006053120060630200607312006083120060929200610312006113020061229200701312007022820070330200704252007053120070629200707312007083120070928200710312007113020071228 VN-INDEX

Nguồn số liệu: 5TUhttp://www.cophieu68.com/export.phpU5T

Biểu đồ 2.2 Diễn biến chỉ số VN-INDEX giai đoạn 2006 – 2007

Năm 2006, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng cao, các Ngân hàng đẩy mạnh hoạt động cho vay, cộng với Việt Nam đăng cai tổ chức hội nghị hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại Thế Giới (WTO), nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài gia tăng. TTCK bắt đầu khởi sắc và tăng trưởng mạnh, 6 tháng đầu năm, chỉ số VN- INDEX đã tăng 67,7%, đạt 515,6 điểm, đã cuốn hút sự quan tâm của dân chúng, các nhà đầu tư cả trong và ngồi nước. Lợi nhuận từ đầu tư chứng khốn quá hấp dẫn đến mức cả những người khơng có am hiểu về chứng khoán cũng nhảy vào cuộc

34

chơi. Tình trạng đầu tư chứng khốn theo tâm lý đám đông trở thành phổ biến làm cho TTCK tăng trưởng nóng, giá trị bình qn một phiên giao dịch trên 400 tỷ, gấp 4 lần năm 2005, kỷ lục mới của chỉ số VN- Index được xác lập ở mốc 809,86 điểm, tăng 263% so với thời điểm cuối năm 2005 và kết thúc phiên giao dịch cuối năm 2006 VN-INDEX đạt 751,8 điểm, tăng 144,49% so với thời điểm cuối năm 2005. Đến cuối năm 2006, số tài khoản nhà đầu tư đạt trên 110 ngàn gấp 3,8 lần năm 2005, số công ty niêm yết là 195 gấp 4,8 lần năm 2005, nâng giá trị vốn hóa thị trường lên 237.276 tỷ đồng, tương đương 22,70% GDP, gấp hơn 20 lần năm 2005. Cùng thời điểm đó thì số lượng cơng ty chứng khốn và quản lý quỹ cũng tăng lên. Đặc biệt, lúc này các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu quan tâm và đầu tư mạnh vào TTCK Việt Nam, đến 2006 số tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài gần 2.000 tài khoản.

Bước sang năm 2007, TTCK đón nhận nhiều sự kiện quan trọng như Việt Nam vừa tổ chức thành công hội nghị APEC, chính thức là thành viên WTO, Luật chứng khốn bắt đầu có hiệu lực, cộng hưởng cùng thơng tin tích cực của các yếu tố kinh tế vĩ mơ, dịng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài chảy vào ào ạt, đạt trên 7 tỷ USD đã đẩy thị trường phát triển bùng nổ, đồng loạt tất cả các loại cổ phiếu từ penny đến blue-chip, từ cũ đến mới đều tăng, bất kể giá trị nội tại, nhiều cổ phiếu tăng trên 100%. Chỉ trong 3 tháng chỉ số VN-INDEX lập đỉnh 1.170,67 điểm, tăng 55,71.% so với cuối năm 2006. Sự tăng trưởng nóng về giá của các cổ phiếu đã nâng tổng giá trị vốn hóa của thị trường lên 398.000 tỷ đồng, gấp 1,7 lần cuối năm 2006. Yếu tố quan trọng góp phần vào sự tăng trưởng nóng trong thời gian này là sức cầu trên thị trường tăng đột biến khiến giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên giao dịch lên đến hàng nghìn tỷ đồng, gấp hơn 2 lần năm 2006. Trước thực trạng TTCK tăng trưởng quá nóng, có hiện tượng bong bóng. Đồng thời, với việc nguồn ngoại tệ chảy vào Việt Nam quá nhiều, NHNN phải tung VND ra mua USD để giữ cho VND không tăng giá quá mạnh bất lợi cho xuất khẩu, điều đó đã gây áp lực lên lạm phát. Bên cạnh đó, các NHTM đẩy mạnh hoạt động cho vay chứng khoán, tiềm

35

vững và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay đầu tư kinh doanh chứng khốn, Chính phủ đã can thiệp vào TTCK và Thống đốc NHNN đã ban hành Chỉ thị khống chế dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán ở mức dưới 3% tổng dư nợ tín dụng của TCTD. Với việc can thiệp của Chính phủ và sau giai đoạn tăng trưởng nóng, TTCK bắt đầu bước vào giai đoạn điều chỉnh mạnh từ đầu tháng 4/2007, đến ngày 24/04/2007 VN- Index đã rơi xuống mức 905,53 điểm, giảm tới 22,6%. Tiếp đó, thị trường cũng có có một đợt hồi phục vào giai đoạn cuối tháng 5/2007 khi VN-Index quay trở về mốc 1.107,52 điểm vào ngày 23/05/2007. Nhưng do tác động của Chỉ thị khống chế tỷ lệ cho vay đầu tư chứng khoán của Thống đốc NHNN, Luật thuế thu nhập cá nhân đánh vào người đầu tư chứng khoán, thị trường lại quay đầu giảm điểm liên tục, đến tháng 8/2007 thị trường giảm xuống đến mức sâu nhất, chỉ còn 883,9 điểm vào ngày 06/08/2007, giảm 20% so với đợt phục hồi tháng 5/2007. Thị trường bắt đầu phục hồi mạnh mẽ trong khoảng thời gian đầu tháng 9/2007 đến cuối 10/2007, phục hồi mạnh ở các cổ phiếu blue-chip. Tuy nhiên, sức bật của các cổ phiếu không đủ mạnh để đưa các cổ phiếu trở về mức giá đỉnh thiết lập vào tháng 3/2007. Kết thúc năm giao dịch sơi động kịch tính, VN-INDEX đạt mức 927 điểm, tăng 23,3% so với cuối năm 2006. Năm 2007, thu hút thêm 200.000 tài khoản nhà đầu tư, đến cuối năm 2007 số tài khoản của nhà đầu tư đạt trên 300.000, gấp 3 lần năm 2006. Số công ty niêm yết tăng thêm 58 cơng ty, giá trị vốn hóa đạt 492.900 tỷ đồng, tương đương 40% GDP, gấp 2 lần cuối năm 2006. Giá trị bình quân một phiên giao dịch đạt 1.562 tỷ đồng, gấp 4 lần năm 2006.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách tiền tệ đến chỉ số VN index (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)