Các loại rủi ro không hệ thống 17 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng các mô hình định giá quyền chọc vào việc phòng ngừa rủi ro cho danh mục đầu tư chứng khoán tại thị trường chứng khoán việt nam (Trang 26 - 31)

1.4. CÁC LOẠI RỦI RO TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

1.4.2. Các loại rủi ro không hệ thống 17 

Chương 1 18

Rủi ro mất vốn là rủi ro cho vay không thu hồi được nợ. Bản chất của tín dụng

Ngân hàng là ứng trước tiền cho DN vay, sau một chu kỳ sản xuất hoặc chu kỳ ln chuyển hàng hóa thì khách hàng mới có tiền trả nợ cho ngân hàng. Nội dung ứng trước của tín dụng càng cao thì rủi ro càng lớn. Cho vay tín chấp có mức độ rủi ro cao hơn cho vay thế chấp. Đây là loại rủi ro lớn nhất cho ngân hàng ngoài các rủi ro như rủi ro sai hẹn, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá vì hơn 2/3 tài sản của Ngân hàng là các món cho vay và đầu tư đem lại thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng. Về phía DN, khi xảy ra rủi ro tín dụng tức là DN đang lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính và làm giảm giá trị DN. Sự việc này sẽ làm giảm giá cổ phiếu và ảnh hưởng đến giá trị danh mục đầu tư của NĐT vây gây tổn thất cho NĐT khi họ mua cổ phiếu của DN. Do vậy, NĐT cần cân nhắc kỹ năng lực kinh doanh, mức độ lợi nhuận, quy mô của DN trước khi tham gia vào các đợt phát hành để không phải chịu cảnh ôm hận khi

được mua quá nhiều cổ phiếu với mức cổ tức thấp và thanh khoản ngày càng kém.

Năm 2010 có lẽ là năm chứng kiến hoạt động phát hành cổ phiếu để tăng vốn nhiều nhất trong các năm. Tính đến 20/12/2010, có 305 cơng ty trên cả 02 sàn (trong số 376 công ty đã đăng ký phát hành trong năm 2010) đã phát hành thành công, với

5.726 triệu cổ phiếu (trong số 8.108 triệu cổ phiếu đã đăng ký phát hành) đã được phát hành ra thị trường. Trong số đó lượng cổ phiếu phát hành có thu tiền (cho cổ

đơng hiện hữu, cho cán bộ công nhân viên, phát hành riêng lẻ) chiếm khoảng 67%. Đấy là về mặt qui mơ, cịn về mặt phương thức phát hành thì rất uyển chuyển: khó

phát hành đại chúng thì lại chuyển sang phát hành riêng lẻ, khó bán giá cao thì chuyển thành theo mệnh giá, khó thành cơng thì hủy bỏ hoặc hỗn lại,..Mục đích của đợt phát hành và kế hoạch sử dụng vốn của đợt phát hành còn mang nặng tính

đại khái. So với bộ hồ sơ vay vốn ngân hàng và quá trình xét duyệt của nó, thì bộ hồ

sơ phát hành cổ phiếu ra cơng chúng và q trình xét duyệt cấp phép phát hành quá là dễ dãi, mặc dù khả năng thu nợ của ngân hàng còn được đảm bảo bằng các khoản thế chấp, chứ với cổ đơng chỉ có bằng “niềm tin và kỳ vọng” vào ban lãnh đạo công ty phát hành. Thị trường đã nhận ra điều đó, bằng chứng là sự sụt giảm giá kéo dài của cổ phiếu cho đến trước ngày chốt danh sách cổ đông (đây là điều ngược lại so

Chương 1 19

với sự hồ hởi của những năm trước). Theo khảo sát biến động giá cổ phiếu của các công ty đã phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu trong năm 2010 của StoxPlus,

40.7% mã bị giảm giá trong vòng 02 tuần trước thời điểm chốt danh sách cổ đơng.

Hình 1.1: Biến động giá cổ phiếu trước ngày chốt quyền

Nguồn: StoxPlus

Rủi ro về tính thanh khoản và rủi ro kinh doanh của công ty niêm yết

NĐT kinh doanh chứng khoán thường gặp phải rủi ro về thanh khoản khi thị trường có biến động mạnh hoặc do bản thân cổ phiếu không thể mua hoặc bán. Chúng ta đã chứng kiến những phiên giao dịch mà NĐT bán cổ phiếu với giá sàn không ai mua hay chào mua giá trần mà khơng ai bán. Tính thanh khoản thấp của chứng khốn mà nhà đầu tư đang sở hữu có thể do chứng khốn đó khó và thậm chí khơng thể bán

được hoặc không được phép bán hay chuyển nhượng nhằm thu hồi vốn đầu tư.

Hàng hóa thơng thường khơng thể bán được phần nhiều do: chất lượng và tiện ích của hàng hóa khơng đáp ứng nhu cầu; khơng phù hợp với sở thích của người mua;

cung vượt quá cầu; có hàng hóa khác thay thế tương đương, thậm chí có sức hấp

dẫn hơn.

Đối với chứng khốn, tính thanh khoản của nó thấp do một số ngun nhân sau:

Tình trạng tài chính và triển vọng thị trường của công ty, tổ chức phát hành chứng khốn khơng tốt. Thật không may cho nhà đầu tư chứng khốn, khi vì một lý do nào

Chương 1 20

đó, chứng khốn mà họ đã mua là của một cơng ty, tổ chức có tình trạng tài chính

thiếu lành mạnh và triển vọng cung cấp các yếu tố đầu vào, cũng như khả năng tiêu thụ sản phẩm đầu ra của cơng ty, tổ chức đó khơng đảm bảo hiệu quả vững chắc. Đó là các rủi ro kinh doanh của công ty niêm yết mà NĐT gặp phải khi đầu tư vào chứng khoán của một cơng ty nào đó.

Rủi ro kinh doanh cũng có khả năng xảy ra khi DN có nguy cơ phá sản do làm ăn thua lỗ… Ngoài ra, khi tỷ trọng vốn vay cao so với vốn tự có, vốn lưu động tự có ít hơn so với nhu cầu, kết cấu nợ dài hạn và nợ ngắn hạn bất hợp lý cũng dẫn đến rủi ro tài chính cho DN. Rủi ro đối với nhà đầu tư sẽ là tối đa khi công ty, tổ chức phát hành chứng khoán bị phá sản hoặc đơn giản là lặng lẽ biến mất trên thương trường sau những màn tự đánh bóng khá chuyên nghiệp, giật gân nhằm thu hút, dẫn dụ

những nhà đầu tư. Trên thị trường chứng khốn hiện nay, vẫn đang tiếp tục diễn ra tình trạng công khai và nô nức đấu giá mua cổ phiếu của cả những công ty trên thực tế đã bị phá sản vì trình trạng tài chính âm, khơng thể trả nợ, hoặc của những công ty, quỹ đầu tư thậm chí mới có quyết định thành lập, chưa hề triển khai hoạt động

trên thực tế…

Lựa chọn khơng đúng cơ cấu chứng khốn đầu tư. Nhà đầu tư chứng khốn có thể chịu rủi ro từ việc “bỏ hết trứng vào một giỏ”. Việc sở hữu thuần túy các cổ phiếu

ưu đãi mà không được chuyển nhượng trong thời hạn nhất định (thường từ 3-5 năm)

cũng có thể khiến nhà đầu tư gặp rủi ro liên quan đến tính thanh khoản thấp của các chứng khoán này, nhất là khi họ cần tiền để trả lãi vay ngân hàng hoặc muốn rút

vốn về để đầu tư vào nơi khác có lãi hơn, an tồn hơn…Sự cạnh tranh khốc liệt và biến động khôn lường của thị trường. Ngay cả những chứng khoán tốt nhất có sức hấp dẫn nhất, “hot” nhất thuộc dạng “blue-chip” cũng có thể khơng giữ vững được

vị thế của mình một cách ổn định, lâu dài trước sự cạnh tranh và biến động tới

chóng mặt của thị trường trong xu thế tồn cầu hóa. Điều này cũng đồng nghĩa với

việc các nhà đầu tư chứng khốn có thể phải hứng chịu cả hai dạng thiệt hại “khấu hao hữu hình” và “khấu hao vơ hình” giá trị và tính thanh khoản của các chứng

Chương 1 21

Rủi ro do sự thiếu chính xác của thông tin công bố và sự bất cân xứng thơng tin

Hiếm có hoạt động kinh doanh nào mà sự thành bại của nhà đầu tư lại gắn bó mật thiết, thậm chí phụ thuộc vào sự đa dạng, hệ thống, tồn diện, cập nhật và chính xác các thơng tin có liên quan trực tiếp và gián tiếp như đầu tư chứng khốn. Trong khi thời điểm cơng bố thơng tin đóng vai trị quan trọng trong việc đầu tư thành cơng

hay thất bại, thì việc cơng bố báo cáo tài chính và bản cáo bạch chậm trễ, thiếu chính xác, minh bạch có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho NĐT. Khả năng

lắng nghe, phân tích đọc hiểu các “chiêu thức” và cả nghệ thuật “tung tin đồn”, gây nhiễu trên thị trường chứng khoán của cả các “đại gia” hoặc “đại bợm” kinh doanh chứng khoán, hay của bản thân các cơng ty, tổ chức phát hành chứng khốn, là biện pháp đặc hiệu để nhà đầu tư tự bảo vệ mình, tránh những cạm bẫy và rủi ro gắn với các loại thông tin “mờ ảo” trên thị trường đặc thù này.

Một báo cáo tài chính hoặc cáo bạch chưa được kiểm toán, thẩm định bởi các tổ

chức độc lập, chun nghiệp, có uy tín và trình độ chuyên môn cao; một thông tin

đến chậm hoặc bị cắt xén khơng đầy đủ, khơng chính xác về hoạt động kinh doanh

của công ty phát hành cổ phiếu, về môi trường pháp lý và về các nhà đầu tư khác trên cùng “sân chơi”, hoặc đơn giản là về tình hình thời tiết hay dịch bệnh nào đó…

đều có thể trở thành đầu mối trực tiếp gây ra các thiệt hại khôn lường cho nhà đầu

tư chứng khoán.

Rủi ro do sự thiếu hiểu biết và khả năng đánh giá của chính nhà đầu tư

Rủi ro lớn nhất và cũng là nguồn cội của mọi rủi ro trong đầu tư chứng khoán là sai lầm do thiếu hiểu biết, thiếu kỹ năng tổng hợp, phân tích và phản ứng thị trường

một cách nhạy bén, chính xác của bản thân nhà đầu tư… Sự phát triển của kinh tế thông tin, kinh tế tri thức địi hỏi và cho phép NĐT phải tri thức hóa các hoạt động kinh doanh, trong đó có kinh doanh chứng khốn, để đầu tư chứng khốn thực sự “ích nước, lợi nhà”.

Trong đầu tư chứng khoán, chắc chắn NĐT khi đã quen với việc giao dịch và đã

Chương 1 22

(margin), cầm cố chứng khoán, ưu đãi phí, thanh tốn T+, cho mượn chứng

khốn…cho NĐT của các cơng ty chứng khốn sẽ được mời chào. Đối với người sử dụng “margin”, lợi nhuận mang lại sẽ tăng lên nhiều lần nếu khoản đầu tư có lãi.

Tuy nhiên, hoạt động này cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro liên quan đến từng giai đoạn của thị trường, đến từng cổ phiếu và đến từng khách hàng. Việc không quan

tâm đúng mức đến công tác quản trị rủi ro đã đặt “người dùng margin” và “người cấp margin” vào tình thế bi đát như thị trường đã được chứng kiến trong năm 2010

vừa qua. Đó là con dao hai lưỡi mà khơng phải NĐT nào đủ tỉnh táo để nhận thức

được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng các mô hình định giá quyền chọc vào việc phòng ngừa rủi ro cho danh mục đầu tư chứng khoán tại thị trường chứng khoán việt nam (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)