Khó khăn khi phát triển thị trường quyền chọn ở Việt Nam 48 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng các mô hình định giá quyền chọc vào việc phòng ngừa rủi ro cho danh mục đầu tư chứng khoán tại thị trường chứng khoán việt nam (Trang 57 - 61)

2.2. PHÂN TÍCH VIỆC TRIỂN KHAI QUYỀN CHỌN Ở VIỆT NAM 35 

2.2.4. Khó khăn khi phát triển thị trường quyền chọn ở Việt Nam 48 

Khó khăn ở việc ban hành các văn bản pháp lý và quy mơ thị trường

Khó khăn đầu tiên là việc ban hành các văn bản pháp luật để điều khiển và vận hành cho phù hợp với thị trường. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, việc ban hành các văn bản luật và dưới luật địi hỏi phải có tầm hiểu biết sâu rộng, khả năng nhìn nhận thực tế của thị trường và tính khả thi trong thực tế nhằm tạo sự thuận lợi và an toàn cho thị trường cũng như nhà đầu tư trong các giao dịch. Song việc này không phải một sớm một chiều là làm được mà cần phải có thời gian và cơ sở nghiên cứu thật tỉ mỉ, nghiêm túc. Hiện nay, chúng ta chỉ mới có Luật Chứng Khoán và một số văn bản hướng dẫn thi hành các nghiệp vụ về quản lý và mua bán ngoại tệ, hoán đổi lãi suất, quyền chọn tỷ giá… Các văn bản này hiện vẫn chỉ là giải pháp tình thế chứ chưa có một hệ thống quy chuẩn để thực sự vận hành một thị trường phái sinh, chỉ mới là những hướng dẫn các tổ chức tài chính và các nhà đầu tư thực hiện một vài công cụ phái sinh cho phù hợp với công việc của mình mà thơi. Ngồi ra, các luật liên quan đến DN niêm yết như Luật Phá Sản vẫn chưa hồn thiện sẽ gây nên tình

Chương 2 49

trạng khơng kiểm sốt và giải quyết được hậu quả khi các công cụ phái sinh như

quyền chọn được đưa vào thực tế.

Khó khăn tiếp theo là quy mơ của thị trường tài chính. Ngun nhân chủ yếu là do mức độ phát triển của thị trường tài chính Việt Nam cịn thấp và đơi khi nhờ vậy mà Việt Nam tránh được các cơn bão tài chính thổi qua như là khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 tại Thái Lan là một ví dụ. Cùng với lối tư duy kinh doanh còn theo kiểu nhỏ lẽ và mang nhiều sắc thái gia đình nên Việt Nam chưa có những tập

đồn kinh tế mạnh như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore … Nếu có thì các

tập đồn kinh tế cũng chẳng qua là các cơng ty nhà nước đã được chuyển hình thức từ sở hữu nhà nước sang công ty cổ phần, mà việc vận hành các tập đồn này đơi khi lại có nhiều bất cập khơng thể giải quyết mà điển hình là vụ Vinashin trong năm 2010 vừa qua. Chính vì Việt Nam chưa mở hết cửa, chưa hội nhập hết và chưa đối

đầu với các ảnh hưởng từ các cuộc khủng hoảng tài chính thế giới nên nhu cầu về

các sản phẩm phái sinh chưa thật sự cần thiết. Tuy nhiên, trong các năm sắp tới, khi nền kinh tế đã hội nhập đầy đủ và trở thành nền kinh tế thị trường thực sự, áp dụng hầu hết các luật chơi của quốc tế, các dịng vốn FII được tự do ra vào thì lúc đó thị trường phái sinh sẽ phát huy tác dụng và sẽ địi hỏi phải có một cơ chế quản lý phù hợp và cập nhật hơn.

Khó khăn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và công nghệ

Hiện nay, việc áp dụng công nghệ tại các cơng ty chứng khốn là rất khác nhau. Chúng ta chưa có sự đồng bộ về cơng nghệ. Ví dụ như trong thời gian vừa qua, việc UBCKNN và NHNN đưa ra các văn bản yêu cầu công ty chứng khoán phải liên kết với ngân hàng để quản lý tiền trong tài khoản chứng khoán của khách hàng vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ. Lý do là việc trang bị công nghệ rất tốn kém, cơ sở hạ tầng mạng của nhiều công ty chứng khốn cũng như ngân hàng vẫn cịn mang tính cục bộ, chưa thể nối kết trực tuyến với nhau. Ngoài ra, việc quản lý tài khoản chứng khoán của khách hàng cũng gây ra khơng ít khó khăn về phía nhà đầu tư cũng như cơng ty chứng khốn và ngân hàng.

Chương 2 50

Đối với các nghiệp vụ phái sinh, việc trang bị hệ thống kỹ thuật và công nghệ càng

phức tạp và tốn kém hơn mà không phải lúc nào các công ty chứng khoán hay ngân hàng cũng thực hiện được. Đặc biệt khi muốn kết nối và mua bán trên sàn giao dịch quyền chọn tập trung, nếu doanh nghiệp khơng tính tốn kỹ sẽ bị thiệt hại không chỉ về bản thân doanh nghiệp mà cịn do chính hệ thống giao dịch gây ra.

Khó khăn trong cơng tác đào tạo nguồn nhân lực và tầm hiểu biết của khách hàng

Thị trường quyền chọn ở Việt Nam chưa phát triển, chúng ta hiện chỉ có các văn bản hướng dẫn các NHTM chủ yếu giao dịch quyền chọn cho khách hàng là các DN về ngoại hối, và vàng. Vì vậy, nguồn nhân lực ở các NHTM và các DN vẫn chưa

được đào tạo bài bản và chuẩn bị kỹ về kiến thức lẫn chuyên môn. Hiện nay, số

người biết, hiểu và sử dụng thành thạo các công cụ phái sinh cũng như quyền chọn ngoại tệ, vàng và cổ phiếu là rất ít. Hiện chỉ có một vài tổ chức thực hiện các buổi hội thảo giới thiệu và khuyến khích các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam và các nhà đầu tư chứng khốn áp dụng các cơng cụ quyền chọn ngoại tệ và quyền chọn cổ phiếu để tự bảo vệ mình, nhưng hầu như chưa tổ chức được các khóa đào tạo chuyên sâu về quyền chọn và phòng ngừa rủi ro đến các doanh nghiệp và nhà

đầu tư. Ví dụ như ngân hàng HSBC mặc dù hoạt động tại Việt Nam đã được 15 năm

với trên vài ngàn doanh nghiệp là khách hàng thân thiết, nhưng sau 6 năm được

phép sử dụng các công cụ options, mới chỉ có một vài chục doanh nghiệp trong số hàng ngàn doanh nghiệp đó dám thực thi nghiệp vụ này. Chỉ riêng việc thực hiện một giao dịch hoán đổi giữa hai đồng tiền, ngân hàng này cũng mất tới nửa năm để giải thích, thoả thuận. Các hợp đồng quyền chọn ngoại tệ cũng thường phải mất một vài tháng mới được ký kết. Theo HSBC, việc xúc tiến các dịch vụ phái sinh quản lý rủi ro cho khách hàng là doanh nghiêp vẫn đang được ngân hàng này tích cực

khuyến khích. Với các NHTM khác trong nước như Eximbank, ACB, Sacombank, Techcombank,… các nghiệp vụ quyền chọn vẫn cịn ít được khách hàng áp dụng, thậm chí có cơng cụ chưa có khách hàng nào giao dịch.

Chương 2 51

Về phía các doanh nghiệp sử dụng quyền chọn, có một thực tế đáng lo ngại ở nước ta đó là văn hóa về tinh thần trách nhiệm trong doanh nghiệp. Ví dụ, một doanh

nghiệp thậm chí biết rõ là sẽ có rủi ro khi tỷ giá có thể tăng mạnh do lạm phát tăng cao và biết rõ nếu ký mua một hợp đồng quyền chọn mua ngoại tệ sẽ đỡ thiệt hơn nhiều. Nhưng chỉ vì tư duy và cách làm ăn truyền thống, các doanh nghiệp sợ rằng nếu đưa ra quyết định này nhưng chẳng may có một điều kiện khách quan nào đó

làm cho tỷ giá thị trường giảm xuống trái với xu hướng ban đầu, gây thiệt hại một khoản phí quyền chọn. Khi đó, khơng những uy tín mà vị trí của người ra quyết

định đó cũng bị lung lay. Cịn nếu mọi dự báo đúng như thực tế thì bản thân người

ra quyết định đó cũng khơng được lợi lộc gì. Đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện không qui định rõ ràng trách nhiệm, quyền lợi của lãnh đạo và nhân viên trong đơn vị. Trong khi trên thế giới, các cơng ty đa quốc gia có chính sách quản lý rủi ro rất cụ thể. Họ luôn qui định quyền phán quyết mức rủi ro tài chính rõ ràng với từng vị trí lãnh đạo và từng khu vực hay từng quốc gia. Chính điều này đã làm cho các giao dịch quyền chọn nói chung cịn rất hạn chế trong thực tế.

Khó khăn do sự điều tiết tỷ giá của NHNN và cơ chế hoạt động của công cụ quyền chọn

Hiện nay, trên thị trường ngoại hối, do có sự điều tiết từ phía NHNN nên tỷ giá

USD/VNĐ không dao động mạnh. NHNN làm động thái này nhằm ổn định nền

kinh tế và khuyến khích xuất khẩu. Chính điều này đã loại bỏ cơng cụ quyền chọn

để bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Các doanh nghiệp biết chắc rằng đồng tiền Việt Nam sẽ

luôn neo theo USD nên họ không cần phải bảo hiểm vì đã có nhà nước lo.

Trên thị trường ngoại hối, hầu hết các NHTM nội địa chưa thể tự mình đứng ra phát hành hay cung cấp các quyền chọn ngoại tệ, quyền chọn vàng trực tiếp cho khách hàng. Đa số các ngân hàng này làm trung gian mua bán quyền chọn giữa khách

hàng và các ngân hàng lớn khác. Thường là theo yêu cầu của khách hàng, các NHTM sẽ liên hệ với các ngân hàng lớn ở nước ngoài để bán lại quyền chọn đã

Chương 2 52

hệ quả là phí quyền chọn cao hơn so với phí quyền chọn thực hiện ở các thị trường quốc tế như Anh, Mỹ. Về phía khách hàng, họ cảm thấy mua hợp đồng quyền chọn khơng có lợi do chi phí cao và khơng hiệu quả. Hơn nữa, do tỷ giá thường đã được

NHNN điều tiết nên khơng có q nhiều biến động, chính những điều này làm cho quyền chọn về tỷ giá ngày càng ít được giao dịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng các mô hình định giá quyền chọc vào việc phòng ngừa rủi ro cho danh mục đầu tư chứng khoán tại thị trường chứng khoán việt nam (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)