1.5.1. Các phương thức quản trị rủi ro khi đầu tư vào cổ phiếu
Cổ phiếu hấp dẫn nhiều nhà đầu tư do nó có lợi nhuận tiềm năng cao hơn hẳn so với tiền gửi tiết kiệm và trái phiếu, nhưng bù lại mức độ rủi ro cũng cao hơn. Giá cổ phiếu trên thị trường luôn biến động và chịu tác động của rất nhiều yếu tố khác
nhau từ kinh tế, chính trị, đến tâm lý v.v... Nhà đầu tư phải chấp nhận một thực tế là khoản đầu tư của họ có thể bị mất, một phần hay thậm chí tồn bộ giá trị. Trường hợp xấu nhất xảy ra khi công ty mà họ mua cổ phần bị phá sản, tờ cổ phiếu mà họ sở hữu trở thành một tờ giấy lộn và họ không nhận lại được một xu nào cả.
Thông thường khi đầu tư vào cổ phiếu thì nhà đầu tư sẽ phải chịu các rủi ro như đã nêu trên, do đó các nhà đầu tư cần phải xác định lại mức rủi ro có thể chấp nhận cũng như các phương thức để quản lý rủi ro một cách hiệu quả. Thường thì có các phương thức quản lý rủi ro như sau:
1. Xem xét lại yêu cầu và khả năng thanh toán các khoản nợ: Lý do đơn giản là vì lãi suất đi vay lúc nào cũng khá cao và không phải lúc nào lợi nhuận đầu tư cũng cao hơn lãi vay. Ngoài ra trong trường hợp đi vay để đầu tư, nếu rủi ro xảy ra và khơng thể thu hồi được vốn thì nhà đầu tư rất dễ lâm vào tình cảnh vỡ nợ nếu
như khơng có những nguồn dự trữ khác để trả nợ. Khi điều kiện cá nhân của nhà
Chương 1 23
cần phải định kỳ kiểm tra và thay đổi cơ cấu danh mục đầu tư để đảm bảo các
khoản đầu tư vẫn phù hợp với mức độ chấp nhận rủi ro đã thay đổi.
2. Đa dạng hóa các khoản đầu tư: Đầu tư cổ phiếu có thể đem lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không nên bỏ hết trứng vào một giỏ. Cần phải đa dạng hóa danh mục đầu tư vào các khoản đầu tư khác nhau (trái phiếu, cổ phiếu, bất động sản, gửi ngân hàng...), hoặc cũng có thể đa dạng hóa đầu tư vào các ngành khác nhau như cơng nghệ thông tin, dược phẩm, hàng tiêu dùng... Tỷ lệ cụ thể từng loại như thế nào phụ thuộc vào khả năng chấp nhận rủi ro, tuổi tác và mục tiêu của mỗi nhà đầu tư.
3. Có tầm nhìn dài hạn: Thông thường người ta hay khuyên nên nghĩ tới đầu tư như là một cuộc chạy marathon, hơn là một cuộc chạy cự ly 100 mét. Những cơ hội dài hạn sẽ cho phép nhà đầu tư có đủ thời gian khắc phục những khoản lỗ ngắn hạn bằng tiềm năng lợi nhuận cao trong tương lai.
4. Đầu tư liên tục: Khi đầu tư một khoản lớn, nhà đầu tư sẽ cố gắng chọn thời điểm mua tốt nhất, có nghĩa là khi giá thấp nhất. Tuy nhiên điều này chẳng dễ chút nào. Do vậy, tiến hành đầu tư thường xuyên sẽ giúp nhà đầu tư dàn đều giữa giai
đoạn giá cao và giá thấp. Đây là một cách đa dạng hóa theo thời gian.
5. Đầu tư vào một quỹ đầu tư: Đây là cách đơn giản nhất để giảm rủi ro đầu tư. Khi tham gia vào quỹ đầu tư, tiền của các nhà đầu tư cá nhân được tập hợp lại thành một quỹ lớn hơn để đầu tư vào rất nhiều cơng ty, nhiều lĩnh vực khác nhau, qua
đó đa dạng hóa danh mục đầu tư. Ngồi ra, nhà đầu tư cũng được hưởng lợi từ hệ
thống quản lý rủi ro chuyên nghiệp của công ty quản lý quỹ.
6. Cân đối danh mục đầu tư: Tạo ra một danh mục đầu tư cân bằng thông qua việc
đầu tư cả vào cổ phiếu và trái phiếu. Theo kinh nghiệm của những người đi
trước, tỷ lệ trái phiếu trong danh mục đầu tư nên bằng với tuổi đời của nhà đầu tư. Ví dụ, nếu nhà đầu tư 55 tuổi, tỷ lệ trái phiếu trong danh mục đầu tư của họ nên là 55%.
Chương 1 24
1.5.2. Ứng dụng công cụ định giá quyền chọn để quản trị rủi ro cho danh mục đầu tư đầu tư
Do đặc thù của TTCK Việt Nam là còn non trẻ và thiếu nhiều chế tài để kiểm sốt, do đó rất dễ nảy sinh những méo dạng mà cho dù đã quản lý rủi ro nhưng các nhà
đầu tư vẫn gặp phải rủi ro không thể tránh khỏi. Nhiều nhà đầu tư đã áp dụng các
biện pháp quản lý rủi ro nêu trên như đa dạng hóa đầu tư, đầu tư liên tục, có tầm
nhìn dài hạn, đầu tư vào một quỹ đầu tư…nhưng kết quả vẫn không được tốt cho
lắm. Nhiều câu chuyện đã xảy ra trên thị trường cho thấy mặc dù đã thực hiện đầy
đủ các biện pháp, nhưng do thị trường còn nhiều bất cập như sự bất cân xứng thông
tin, giao dịch nội gián, hiện tượng làm giá của các cổ phiếu… đã làm cho các nhà
đầu tư chân chính bị thiệt hại nặng. Các biện pháp kể trên dường như cũng khơng
giúp gì nhiều cho các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, qua hầu hết các biện pháp trên thì ý tưởng cân đối danh mục đầu tư bằng cách đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu chính phủ tạo thành một danh mục đầu tư cân bằng xem ra rất khả thi. Việc ứng dụng mơ hình định giá quyền chọn Black –
Scholes để thiết lập nên một danh mục đầu tư cân đối tạo ra một cái nhìn sâu hơn và thực tiễn hơn cho việc ứng dụng quyền chọn vào việc quản trị rủi ro cho danh mục
đầu tư. Nhất là trong thời điểm hiện tại, khi mà các cơ sở pháp lý cũng như cơ sở hạ
tầng chưa được đầu tư và xét duyệt đầy đủ để triển khai thị trường chứng khốn
phái sinh, thì đây lại là một giải pháp có thể áp dụng được ngay vào cuộc sống. Các quyền chọn có thể được sử dụng để đảm bảo cho nhà đầu tư một mức tỷ suất sinh lợi tối thiểu khi đầu tư vào các cổ phiếu. Khi bạn mua một cổ phiếu và đồng thời mua một quyền chọn bán đối với cổ phiếu này, trong trường hợp này bạn đã
phòng ngừa được rủi ro do giá cổ phiếu giảm đi trong tương lai. Tuy nhiên, trên
thực tế không phải lúc nào nhà đầu tư cũng tìm được những quyền chọn bán theo
đúng ý của mình. Trong trường hợp này, công thức định giá quyền chọn Black –
Scholes có thể giúp chúng ta tái tạo thành quả của quyền chọn bán bằng một chiến lược đầu tư năng động. Theo đó, nhà đầu tư sẽ đầu tư vào một tài sản rủi ro (cổ
Chương 1 25
phiếu hoặc một danh mục đầu tư) và đồng thời đầu tư vào các trái phiếu phi rủi ro
(được điều chỉnh liên tục theo thời gian) để có được một tỷ suất sinh lợi tương tự như khi đầu tư vào quyền chọn bán. Chiến lực tái tạo như vậy là một trong những trọng tâm của các chiến lược phòng ngừa rủi ro cho danh mục đầu tư.
1.5.3. Chiến lược quản trị rủi ro cho danh mục đầu tư ứng dụng công thức Black – Scholes Black – Scholes
Chiến lược quản trị rủi ro cho danh mục đầu tư bằng cách mua quyền chọn bán đối với các tài sản cơ sở (các cổ phiếu trong danh mục) không phải lúc nào cũng khả thi vì:
• Có thể bạn sẽ khơng mua được một quyền chọn bán đúng như ý muốn cho các cổ phiếu mà bạn đang muốn phòng ngừa rủi ro.
• Có thể bạn sẽ muốn phịng ngừa rủi ro cho cả một danh mục đầu tư bao gồm một rổ những tài sản phức hợp, chẳng hạn như danh mục các cổ phiếu. Ở các nước
phát triển, quyền chọn bán cho một số những danh mục như vậy có thể có sẵn trên thị trường (ví dụ như quyền chọn bán cho danh mục S&P 500, S&P 100) nhưng trong nhiều trường hợp như ở Việt Nam thì phần lớn quyền chọn bán cho những danh mục đầu tư lại khơng có sẵn.
Mơ hình định giá quyền chọn Black – Scholes sẽ hỗ trợ cho việc tạo lập một danh mục thay thế thành quả quyền chọn bán cho một cổ phiếu (DMĐT) nào đó khơng có sẵn trên thị trường. Danh mục thay thế này bao gồm kết hợp đầu tư vị thế bán
trên cổ phiếu (DMĐT) và vị thế mua đối với chứng khốn phi rủi ro (trái phiếu Chính phủ) và cả hai vị thế này sẽ được điều chỉnh liên tục theo thời gian.
Giả sử ta có một quyền chọn bán có thời gian đáo hạn T là 1 năm (T = 1) và có giá thực hiện là X. Tại bất kỳ một thời điểm t nào (0 ≤ t ≤ 1) trong năm thì quyền chọn bán này sẽ có giá trị là: ) ( . . ) ( . (1 ) 2 1 X e N d d N S P r t t t = − − + − − −
Chương 1 26 Với t t r X S d t − − + + = 1 ) 1 )( 2 / ( ) / ln( 2 1 σ σ t t r X S d t − − − + = 1 ) 1 )( 2 / ( ) / ln( 2 2 σ σ hoặc d2 = d1 −σ 1− t
Và (1 – t) là khoảng thời gian còn lại của quyền chọn bán cho đến ngày đáo hạn St là giá cổ phiếu tại thời điểm t
Khi mua một quyền chọn bán như trên thì cũng tương tự như việc đầu tư vào X.e-r(1-
t).N(– d2) trái phiếu phi rủi ro có thời gian đáo hạn là 1 năm và đầu tư vào – St.N(– d1) cổ phiếu (DMĐT). Bởi vì bạn đầu tư vào cổ phiếu với dấu âm nên một quyền chọn bán tương đương với đầu tư vào vị thế bán ra cổ phiếu (DMĐT) và đầu tư vào vị thế mua vào tài sản phi rủi ro (trái phiếu).
Tổng số tiền đầu tư để mua một cổ phiếu (DMĐT) có thêm quyền chọn bán cổ
phiếu là St + Pt . Áp dụng cơng thức Black – Scholes ta có được: Tổng đầu tư = St + Pt = St – St.N(– d1) + X.e-r(1-t).N(– d2)
= St [1– N(– d1)] + X.e-r(1-t).N(– d2) Theo phân phối chuẩn tắc thì N(x) + N(– x) = 1 nên ta được: Tổng đầu tư = St.N(d1) + X.e-r(1-t).N(– d2)
Gọi ωt là tỷ trọng vốn đầu tư vào cổ phiếu (DMĐT) tại thời điểm t, khi đó (1 – ωt) là tỷ trọng vốn cịn lại đầu tư vào trái phiếu không hưởng lãi (zero coupon bond) tại thời điểm t có thời gian đáo hạn đến cuối năm. Ta tính được tỷ trọng vốn đầu tư như sau:
Tỷ trọng vốn đầu tư vào cổ phiếu:
) ( . . ) ( . ) ( . 2 ) 1 ( 1 1 d N e X d N S d N S t r t t t = + − − − ω
Tỷ trọng vốn đầu tư vào trái phiếu: (1− ωt)
Chương 1 27
điểm t = 1, tổng giá trị đầu tư của bạn sẽ có giá khơng thấp hơn X. Khi đó tại mỗi
thời điểm t bạn phải đầu tư ωt tài sản vào danh mục mà bạn đã chọn và một tỷ lệ )
1
( − ωt vào các trái phiếu zero coupon có thời gian đáo hạn t = 1. Cơng thức
Black – Scholes có thể được sử dụng để tính tốn tỷ trọng vốn đầu tư này.
1.5.4. Một vài thuộc tính của phịng ngừa rủi ro cho danh mục
Có ba thuộc tính quan trọng trong việc phịng ngừa rủi ro cho danh mục
Thuộc tính thứ nhất: Khi giá cổ phiếu vượt trên mức giá thực hiện X, khi đó tỷ trọng vốn đầu tư ωt vào tài sản rủi ro là lớn hơn 50%.
Thuộc tính thứ hai: Khi giá cổ phiếu tăng lên, tỷ trọng vốn đầu tư ωt vào cổ phiếu
sẽ gia tăng và tiến về 1.
Thuộc tính thứ ba: Khi t → 1sẽ có một trong hai khả năng xảy ra
• Nếu St > X thì khi đó ωt → 1 • Nếu St < X thì khi đó ωt → 0