1.3 Các phương pháp định giá cổ phiếu của NHTMCP
1.3.3 Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo giá trị tài sản ròng
Cũng như các phương pháp định giá khác, phương pháp định giá cổ phiếu theo giá trị tài sản ròng cũng dựa trên giá trị hiện tại của các luồng thu nhập tương lai. Tuy nhiên, có một đặc trưng quan trọng ở phương pháp này là quãng thời gian thu hồi tiền nói chung ngắn hơn nhiều. Thông thường, để xác định giá doanh nghiệp theo phương pháp giá trị tài sản ròng cần phải xác định các thơng số sau: (i) Giá trị tài sản rịng của doanh nghiệp; (ii) Giá trị khả năng sinh lời hay khả năng tài chính; (iii) Giá trị thay đổi hay giá trị kinh tế và (iv) Giá trị lợi thế như địa điểm, uy tín, tiếng tăm của doanh nghiệp. Phương pháp định giá doanh nghiệp theo giá trị tài sản ròng sẽ phải xem xét các vấn đề chủ yếu sau:
- Định giá đầy đủ các tất cả các mảng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên giá trị liên tục (giá trị thực). Đối với các tập đoàn lớn, đặc biệt các doanh nghiệp đại chúng, thì hoạt động kinh doanh đa dạng bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Định giá các tài sản có và tài sản nợ còn lại dựa trên giá trị thị trường ròng, việc định giá lại tùy thuộc vào tính chất của tài sản và tài sản nợ, và trong nhiều trường hợp đòi hỏi phải có sự tham gia của các đơn vị chun mơn độc lập để xác định giá trị của từng loại tài sản cụ thể như các loại tài sản đặc biệt gồm có tài sản vơ hình, thương hiệu, giá trị kênh phân phối…
- Ước tính các chi phí thanh lý, bao gồm: Chi phí liên quan đến thanh lý bất động sản và các khoản hoa hồng khác; Các khoản phí pháp lý, kế tốn và các lệ phí chuyên nghiệp khác liên quan để thanh lý tài sản của doanh nghiệp; Các chi phí khác như khoản tiền bồi thường cho thôi việc...
- Tính đến các khoản nợ thuế đánh trên lãi vốn và thuế thu nhập có thể có và các khoản thuế liên quan đến thu nhập từ tài sản thanh lý, chẳng hạn như thuế thu nhập đối với việc bán tài sản; thuế thu nhập từ cổ tức.
- Các vấn đề khác như: Tính đến các khoản tăng chi thuế do chuyển lỗ sang năm
sau theo yêu cầu của cơ quan quản lý; Đánh giá chất lượng, khả năng bán ra thị trường của các tài sản đó; Tính tốn khoảng thời gian phải chờ cho đến khi có thể thu được hết các khoản tiền thanh lý; Tính đến những khoản lợi mà người mua được hưởng (tức người bán bị thiệt) do khơng phải thanh tốn tiền ngay.
Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo giá trị tài sản rịng: có
nhiều cách thức khác nhau để định giá doanh nghiệp theo phương pháp giá trị tài sản ròng. Trong phạm vi đề tài này, tác giả trình bay ba phương pháp thơng dụng:
Phương pháp 1:
Giá tài sản ròng + Giá trị lợi thế Giá doanh nghiệp =
Tổng số cổ phần doanh nghiệp định phát hành
Phương pháp 2:
Giá tài sản ròng + Giá trị khả năng sinh lời Giá doanh nghiệp (P02) =
2 * Tổng số cổ phần doanh nghiệp định phát hành
Phương pháp 3:
P02 + Giá trị tương đối Giá doanh nghiệp (P03) =
2
- Trong đó, Giá trị tài sản ròng được xác định theo hai cách:
Cách 1: Giá trị tài sản ròng được căn cứ vào thị trường. Giá trị tài sản rịng chính
là giá bán tất cả các bộ phận cấu thành tài sản của doanh nghiệp trên thị trường (bao gồm đất đai, tài sản cố định, hàng hoá,...) vào thời điểm định giá doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản nợ của doanh nghiệp. Giá thị trường chỉ xác định cho từng tài sản riêng biệt. Công thức dùng để xác định giá trị tài sản ròng theo phương pháp này là:
NAV : Tổng giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp tính theo giá thị trường ở thời điểm định giá.
Ai : Giá thị trường hiện hành của tài sản i
NAV Ai i n 1 n : Tổng số các loại tài sản.
Cách 2: Giá trị tài sản ròng được căn cứ vào giá trị sổ sách
Giá trị tài sản ròng = Tổng giá trị tài sản có - Các khoản nợ
Giá trị tài sản có thực = Tổng tài sản có - Các khoản khơng cịn giá trị như nợ khó địi.
- Các khoản nợ của doanh nghiệp bao gồm các khoản nợ vay ngắn hạn và dài hạn
các khoản phải trả cho khách hàng, cho công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước, chi phí phải trả, phải trả nội bộ, các khoản nợ khác. Các khoản nợ này được phản ánh ở phần nguồn vốn hình thành trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
- Giá trị lợi thế là các yếu tố phi vật chất được cấu thành từ tài sản vơ hình của
doanh nghiệp, được thể hiện ở chỗ doanh nghiệp nhờ có nó mà có thể thu được lợi nhuận cao hơn mức bình thường so với các doanh nghiệp cùng loại nhưng khơng có các giá trị lợi thế này. Giá trị lợi thế doanh nghiệp được tính căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận siêu ngạch bình quân của n năm liền kề (n thường được lấy bằng 5) với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp theo công thức:
Tổng số lợi nhuận thực hiện của năm liền kề Tỷ suất lợi
nhuận bình quân = Tống vốn kinh doanh của doanh nghiệp n năm liền lề
Tỷ suất lợi nhuận siêu ngạch =
Tỷ suất lợi nhuận bình quân n năm của doanh nghiệp
-
Tỷ suất lợi nhuận bình quân chung n năm của doanh nghiệp cùng ngành nghề
Giá trị lợi thế =
Vốn SXKD của công ty theo sổ sách kế tốn bình
qn của n năm liền kề
x Tỷ suất lợi nhuận siêu ngạch
- Giá trị khả năng sinh lời của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào lợi nhuận mà doanh
thuận với lợi nhuận có thể thu được. Lợi nhuận rịng bình qn hàng năm là lợi nhuận dự tính bình qn cịn lại sau khi đã trừ đi thuế và các chi phí kể cả chi trả lãi vay. Các số liệu này được xác định trên cơ sở tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp trong những năm tới.
Lni: Lợi nhuận rịng dự tính thu được năm i Lợi nhuận rịng bình qn hàng năm dự tính thu được (LN) Ln n i i n 1
n: số năm dự tính (thơng thường ít nhất là 5 năm)
Tóm lại, có ba phương thức phổ biến để định giá doanh nghiệp theo giá trị tài sản ròng. Việc xác định giá trị doanh nghiệp theo mỗi phương pháp sẽ cho kết quả không giống nhau. Trong ba phương pháp, thì xác định giá doanh nghiệp theo phương pháp 3 sẽ cho kết quả chính xác hơn phương pháp 1 và 2, vì phương pháp 3 là phương pháp tổng hợp của phương pháp 1 và phương pháp 2, nó xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở trung bình cộng của giá trị tài sản ròng và giá trị khả năng sinh lời có tính đến cả các yếu tố đặc thù so với ngành, các yếu tố tiềm năng lợi nhuận trong tương lai và mức độ rủi ro của từng doanh nghiệp vì vậy mà phương
pháp này phổ biến hơn so với phương pháp 1 và 2. Tuy nhiên, ở các nước có thị
trường chứng khốn phát triển thì phương pháp định giá theo giá trị tài sản rịng nói chung là ít được sử dụng như một phương pháp cơ bản mà chỉ như phương pháp thứ yếu, dùng để kiểm tra lại kết quả định giá của các phương pháp khác. Sở dĩ như vậy là vì phương pháp này có một số hạn chế chung như sau:
- Định giá doanh nghiệp theo phương pháp giá trị tài sản rịng là khó đạt được các giá trị tài sản xác thực và khơng tính được thời gian sử dụng, các chi phí và thuế phải trả khi thanh lý tài sản và việc phân phối số tiền thu được một cách thích hợp.
- Định giá tài sản thực tế hay đang sử dụng có thể vượt qua giá trị có thể bán được của chúng.
- Giá trị của doanh nghiệp bán được có thể thấp hơn nhiều so với chi phí và các sản phẩm đang chế tạo, các linh kiện và thiết bị chưa hồn chỉnh có thể phải bán với giá gần như cho khơng.
- Rất khó có thể định giá riêng biệt các khoản mục vơ hình như uy tín của doanh nghiệp, nhãn hiệu thương mại....
- Thị trường để bán phần lớn các máy móc và thiết bị văn phịng đã qua sử dụng là rất hạn hẹp, do vậy khi thanh lý tài sản có thể phải bán với giá gần như cho không.
- Các khoản nợ khó địi thường sẽ vượt cao hơn mức thường lệ một khi công ty
bắt đầu ngừng kinh doanh.