1.3 Các phương pháp định giá cổ phiếu của NHTMCP
1.3.4.2 Phương pháp định giá tương đối
Ưu điểm của phương pháp định giá tương đối là đòi hỏi ít giả định và nhanh gọn hơn nhiều so với phương pháp DCF. Phương pháp tương đối dễ hiểu và dễ trình bày cho khách hàng, thường được sử dụng để ước lượng nhanh giá trị của tài sản và cơng ty khi có một số lượng lớn cơng ty tương tự nhau đang được giao dịch trên thị trường. Tuy nhiên việc ứng dụng phương pháp bội số sẽ gặp khó khăn khi định giá những cơng ty đặc biệt, những cơng ty khơng có điểm nào để so sánh như doanh thu thấp hoặc lợi nhuận bị âm. Ngồi ra, nhược điểm của phương pháp là khơng đưa ra được cơ sở để các nhà đầu tư phân tích đánh giá về khả năng tăng trưởng và rủi ro tác động tới giá trị doanh nghiệp. Mặt khác việc ứng dụng các bội số thường dễ bị lạm dụng và cải biên đặc biệt khi lựa chọn các công ty so sánh.
- Phương pháp sử dụng tỷ số P/E phụ thuộc vào việc lựa chọn hệ số P/E ngành hợp lý, tương đương với hệ số P/E của doanh nghiệp, kết quả xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp này mang tính chất tương đối do được suy ra từ hệ số P/E của ngành và P/E của các công ty tương đương. Do tính chất nhanh chóng và thuận tiện nên nó phù hợp với phân tích của các nhà đầu tư trên thị
trường chứng khoán hơn là dùng để xác định giá trị doanh nghiệp dùng cho mua bán sáp nhập, cổ phần hoá.
- Phương pháp định giá sử dụng hệ số P/B phản ánh tình hình thị trường tốt hơn vì nó đo lường giá trị tương đối chứ không phải giá trị nội tại, BV là một thước đo tương đối ổn định và dễ nhận biết, có thể so sánh với giá thị trường; Chuẩn mực kế tốn được áp dụng thống nhất đối với các cơng ty trong phạm vi một quốc gia nên ta có thể so sánh hệ số P/B của các cơng ty với nhau; phương pháp có thể áp dụng để định giá đối với những cơng ty có lợi nhuận âm.
1.3.4.3 Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo giá trị tài sản ròng
Phương pháp này thường áp dụng phổ biến tại các nước mà TTCK chưa phát triển mạnh mẽ như ở Việt Nam, và là phương pháp được áp dụng phổ biến để xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện cổ phần hóa. Tuy nhiên, giá trị tài sản rịng của cơng ty dù được định giá chính xác đến đâu cũng chỉ thể hiện giá trị thanh lý của cơng ty, trong khi đó đối với người đầu tư mua cổ phiếu thì tương lai của cơng ty mới là điều đáng quan tâm hơn cả. Các doanh nghiệp sản xuất là các doanh nghiệp tỏ ra phù hợp với phương pháp tài sản do có bảng cân đối kế tốn phản ánh đầy đủ các hoạt động. Tuy nhiên người ta có thể dùng phương pháp dịng tiền để đánh giá các doanh nghiệp loại này. Tuỳ theo phương pháp nào thuận lợi và dễ thực hiện để tiến hành lựa chọn, hoặc kết hợp kết quả của nhiều phương pháp định giá theo các tỷ lệ trọng số khác nhau cho mỗi phương pháp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương này tác giả đã tập trung trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết về cổ phiếu Ngân hàng thương mại cổ phần, các vấn đề chung về việc định giá cổ phiếu của ngân hàng cổ phần, các phương pháp và mơ hình định giá đã được xây dựng, phát triển và ứng dụng trong việc định giá cổ phiếu cổ phiếu ngân hàng. Các mơ hình lựa chọn áp dụng để định giá cổ phiếu ngân hàng đều dựa trên quan điểm đầu tư giá trị với nguyên tắc cơ bản là “giá trị hiện tại”, theo đó giá trị của cổ phiếu ngân hàng được xác định bằng việc chiết khấu dòng tiền mà ngân hàng được kỳ
vọng sẽ tạo ra trong tương lai về hiện tại theo một tỷ suất lợi nhuận mong đợi của nhà đầu tư.
Về tổng thể thì Ngân hàng thương mại cổ phần cũng là một loại hình doanh nghiệp với tỷ trọng cổ phần phổ thơng chiếm đa số do đó vẫn áp dụng các mơ hình định giá cổ phiếu doanh nghiệp để thực hiện định giá cổ phiếu ngân hàng. Trong phạm vi luận văn nghiên cứu, tác giả lựa chọn các mơ hình tiêu biểu của ba phương pháp định giá để ứng dụng định giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu. Việc
lựa chọn định giá cổ phiếu ACB do đây là ngân hàng thương mại cổ phần có quy
mơ lớn nhất cả nước, q trình hoạt động kinh doanh đa dạng và đạt tỷ suất sinh lời cao, lịch sử chi trả cổ tức bằng tiền mặt ổn định. Do mỗi phương pháp định giá đều có những ưu và nhược điểm riêng nên việc ứng dụng nhiều mơ hình định giá sẽ phản ánh được cái nhìn đầy đủ và chính xác hơn về mức giá của cổ phiếu ACB. - Phương pháp định giá dòng tiền: ứng dụng Mơ hình định giá dịng cổ tức DDM;
Mơ hình định giá dịng thu nhập cịn lại RI và Mơ hình định giá dịng tiền tự do vốn cổ phần FCFE.
- Phương pháp định giá tương đối: ứng dụng hai mơ hình định giá dựa theo chỉ số P/E và P/B.
CHƯƠNG 2
ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỂ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU
2.1 Giới thiệu Ngân hàng TMCP Á Châu 2.1.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Á Châu 2.1.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Á Châu
- Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Á Châu
- Giấy phép thành lập số 0032/NH-GP ngày 24/04/1993
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0301452948 ngày 19/05/1993
- Vốn điều lệ: 9.376.965.060.000 đồng
- Trụ sở đăng ký: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp.HCM
- Mạng lưới kênh phân phối: 345 đơn vị gồm 1 Sở giao dịch, 80 chi nhánh, 265
Phòng giao dịch; trên 2000 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ và 969 đại lý chi trả Western Union.
- Nhân sự (31/12/2012): 10.276 nhân viên
- Các công ty con: Tên công ty Lĩnh vực kinh doanh Tỷ lệ sở hữu (%) Công ty TNHH MTV
Chứng khốn ACB (ACBS) Chứng khốn 100
Cơng ty TNHH Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA)
Công ty
Quản lý nợ 100
Công ty TNHH MTV Cho thuê tài chính (ACBL)
Cơng ty Cho th
tài chính 100
Công ty TNHH MTV
Quản lý quỹ ACB (ACBC) Quản lý quỹ 100
- Công ty liên kết: Công ty CP Dịch vụ Bảo vệ Ngân hàng Á Châu (ACBD) và Công ty CP Địa ốc ACB (ACBR)
- Công ty liên doanh: Cơng ty CP Sài Gịn Kim Hồn ACB-SJC
- Thông tin niêm yết: ACB được Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội chấp
thuận cho niêm yết ngày 31/10/2006. Ngày chính thức niêm yết là 21/11/2006 với mã chứng khoán ACB; Loại chứng khốn: cổ phiếu phổ thơng; Mệnh giá
Ngân hàng TMCP Á Châu (Asia Commercial Bank - ACB) là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu của Việt Nam, được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 06/1993. Ngay từ thời kỳ đầu mới thành lập thì ACB đã xây dựng tầm nhìn phát triển trở thành “Ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam” với đối tượng khách hàng mục tiêu là cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong suốt quá trình 20 năm hình thành và phát triển thì ACB đã đạt được sự công nhận là ngân hàng dẫn đầu khối thương mại cổ phần tại Việt Nam về quy mô tổng tài sản, tăng trưởng huy động tiền gửi khách hàng, khả năng sinh lời cũng như đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động. ACB cũng được biết đến là một trong những ngân hàng đa năng cung cấp đa dạng các loại hình sản phẩm dịch vụ, giành được sự tín nhiệm cao của khách hàng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, chất lượng phục vụ tốt và làm hài lòng khách hàng. Bên cạnh đó ACB cũng là ngân hàng đi tiên phong trong xây dựng mơ hình ngân hàng hiện đại hướng tới các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, áp dụng các tiêu chuẩn ISO trong việc đánh giá chất lượng hoạt động, đầu tư xây dựng hệ thống cơng nghệ thơng tin hiện tại… Trong q trình kinh doanh ngân hàng đã nhiều lần đạt được danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” theo đánh giá của các Tạp chí chuyên ngành uy tín như Euromoney, Global Finance Magazine (USA), The Asian Banker, Global Finance, The World Finance…
2.1.2 Vị thế cạnh tranh
Sau khoảng thời gian 12 năm hoạt động cạnh tranh trong ngành ngân hàng thì với việc xây dựng định hướng kinh doanh hợp lý trong từng thời kỳ, tận dụng tối đa nguồn lực nội tại thì ACB đã từng bước tích lũy thành quả kinh doanh, tạo những tiền đề vững chắc cho sự phát triển ngày càng lớn mạnh của ngân hàng, trong đó năm 2006 đánh dấu bước thay đổi diện mạo mới của ngân hàng khi trở thành ngân hàng có quy mơ tổng tài sản lớn nhất khối ngân hàng thương mại cổ phần. Tháng 10/2006, ACB là ngân hàng thứ hai tiến hành niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán và có thể xem đây là một trong những “điểm son” của thị trường chứng khoán Việt Nam khi mức giá chào sàn của ACB cao ngất ngưởng là 105.000 đồng/cp, số lượng lệnh đặt mua cổ phiếu ACB tăng liên tục và chỉ sau 04 tháng
niêm yết thì giá cổ phiếu ACB đã tăng lên mức đỉnh là 304.000 đồng/cp và tạo nên thời kỳ hoàng kim của cổ phiếu ngân hàng với danh xưng “cổ phiếu vua”.
Kể từ cột mốc phát triển năm 2007 đánh dấu sự chuyển biến to lớn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Á Châu cả về mặt chất lẫn lượng: ACB trở thành ngân hàng dẫn đầu trong khối các ngân hàng thương mại cổ phần của cả nước xét về quy mô tổng tài sản, hoạt động huy động vốn và tín dụng chiếm thị phần lớn trên địa bàn Tp.HCM, hiệu quả hoạt động đạt mức cao và mức độ rủi ro thấp… Trong giai đoạn 2008-2011 mặc dù bối cảnh môi trường kinh doanh của ngành ngân hàng Việt Nam khơng cịn thuận lợi và chịu nhiều tác động khó khăn thì ACB vẫn duy trì được sự phát triển ổn định khi vẫn giữ được vị thế dẫn đầu khối ngân hàng cổ phần về tổng tài sản, thị phần huy động tiết kiệm và đặc biệt là các chỉ số lợi nhuận luôn cao nhất khối ngân hàng cổ phần. Trong giai đoạn này, ACB đã có những chuyển biến thay đổi trong hoạt động kinh doanh với việc định hướng trở thành Tập đồn tài chính trên nền tảng phát triển hoạt động ngân hàng đầu tư bên cạnh các hoạt động ngân hàng thương mại truyền thống
Bảng 2.1: Thị phần hoạt động của ACB năm 2012 so với các Ngân hàng TMCP khác trên địa bàn Tp.HCM
Tuy gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh năm 2012 nhưng xét về tổng thể thì ACB vẫn là duy trì được vị thế dẫn đầu khối ngân hàng cổ phần trên địa bàn TP.HCM ở các chỉ tiêu tổng tài sản, huy động vốn, tín dụng, lợi nhuận, chỉ số
hoạt động… trong tương quan so sánh với 13 ngân hàng cổ phần khác có trụ sở tại Tp.HCM.
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu so sánh năm 2012 giữa ACB với các Ngân hàng TMCP có quy mơ lớn khác
ĐVT: Tỷ đồng
Stt Chỉ tiêu ACB VCB CTG STB EIB
1 Quy mô hoạt động
- Vốn điều lệ 9,377 23,174 26,217 10,740 12,355
- Vốn chủ sở hữu 12,624 41,553 33,625 13,414 15,812
- Tổng tài sản 176,308 414,475 503,530 151,282 170,156
- Tổng tài sản có sinh lời 165,945 404,311 488,927 136,562 152,164
- Mạng lưới hoạt động 345 390 1,093 420 207
2 Hoạt động kinh doanh
- Số dư huy động khách hàng 125,234 284,414 289,105 123,753 85,519
- Dư nợ cho vay 101,313 235,870 329,683 98,728 74,922 NQH 7,992 39,364 6,302 2,402 3,011
- Tỷ lệ nợ quá hạn 7.89% 16.69% 1.91% 2.39% 4.02%
N.Xấu 2,571 5,791 4,890 1,973 988
- Tỷ lệ nợ xấu 2.54% 2.40% 1.46% 1.97% 1.32%
3 Tình hình tài chính
- Lợi nhuận thuần từ HĐKD 1,564 9,033 12,526 2,699 3,090
- Chi phí dự phịng rủi ro 521 3,329 4,358 1,331 239
- Lợi nhuận trước thuế 1,043 5,764 8,168 1,367 2,851
- Thuế TNDN 259 1,337 1,999 365 712
- Lợi nhuận sau thuế 784 4,427 6,169 1,002 2,139
4 Chỉ số hoạt động
- Thu nhập lãi thuần biên - NIM 4.14% 2.71% 3.77% 4.76% 3.22%
- ROE 6.21% 10.65% 18.35% 7.47% 13.53%
- ROA 0.89% 2.18% 2.49% 1.78% 1.82%
- Tỷ lệ cho vay / huy động vốn - LDR 80.90% 82.93% 114.04% 79.78% 87.61%
- Tỷ lê an toàn vốn CAR 13.50% 14.83% 10.33% 9.53% 16.38%
- Tỷ lệ khả năng thanh toán ngay (quy đổi VNĐ) 37.59% 15.76% 22.66%
5 Cổ phiếu
- Cổ phiếu phổ thông 938 2,317 2,622 1,074 1,236
- Giá cổ phiếu (31/12/2012) 16,300 27,200 18,000 17,000 15,700
- Giá trị vốn hóa thị trường 15,284 63,033 47,191 18,258 19,397
- EPS 666 1,626 2,053 1,029 1,731
- P/E 24.49 16.73 8.77 16.52 9.07
- Book value 13,463 17,931 12,826 12,490 12,798
- P/B 1.21 1.52 1.40 1.36 1.23
Nguồn: Số liệu BCTC năm 2012 của các ngân hàng
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của ACB trong năm 2013
Sau biến cố năm 2012 thì ACB đã xây dựng định hướng hoạt động trong năm
2013 là khôi phục dần quy mơ hoạt động, uy tín và thị phần theo hướng tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi, đồng thời củng cố nâng cao năng lực quản trị rủi
ro nhằm tạo tiền đề tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Trên cơ sở đó thì ngân hàng đã xây dựng các mục tiêu tài chính năm 2013.
Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB đến cuối tháng 07/2013 đã đạt những thành quả tích cực khi đã gần hồn thành kế hoạch năm đối với hai chỉ tiêu chính là tăng trưởng huy động và tín dụng. Theo số liệu tổng kết hoạt động ngành ngân hàng địa bàn Tp.HCM tháng 07/2013 thì ACB tiếp tục dẫn đầu khối 13 ngân hàng TMCP có trụ sở đặt tại Tp.HCM về huy động và tín dụng: số dư huy động tiền gửi đạt 142.724 tỷ đồng chiếm 17% thị phần địa bàn; dư nợ cho vay đạt 111.879 tỷ đồng chiếm 18.6% thị phần địa bàn. Lũy kế lợi nhuận trước thuế của ACB đạt 954 tỷ đồng chỉ xếp sau STB đạt 1.607 tỷ đồng. Top ba NHMTCP dẫn đầu là ACB, STB và EIB tiếp tục tạo được khoảng cách khá xa về lợi nhuận so với nhóm các ngân hàng cịn lại trên địa bàn. Tuy nhiên, vấn đề thiết yếu mà ACB cần phải nhanh chóng xử lý chính là việc “lành mạnh hóa” cơ cấu tài sản đặc biệt là xử lý các tồn đọng liên quan đến nhóm khách hàng đang bị điều tra và tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu đang gia tăng. Tình trạng nợ xấu tiếp tục gia tăng, tổng nợ quá hạn – nợ xấu của ACB lần lượt là 7.638 tỷ đồng và 3.453 tỷ đồng và ở mức cao nhất nhì so với các NHTMCP cịn lại. Tỷ lệ nợ xấu của ACB đã vượt ngưỡng 3% và nhiều khả năng sẽ còn tiếp tục gia tăng đến cuối năm nếu như ACB khơng có kế hoạch xem xét bán nợ cho VAMC.
Bảng 2.3: Tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2013 của ACB đến tháng 07/2013
Đvt: Tỷ đồng
Bảng 2.4: Các khoản mục tài sản, nguồn vốn của ACB có liên quan đến nhóm cơng ty đang bị điều tra
Đvt: Triệu đồng
Nguồn: BCTC tháng 06/2013 của ACB
2.2 Thực trạng hoạt động định giá cổ phiếu Ngân hàng TMCP Á Châu 2.2.1 Hành lang pháp lý 2.2.1 Hành lang pháp lý
Hoạt động ngân hàng mang tính đặc thù riêng và có sự khác biệt lớn so với các loại hình doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác. Tuy nhiên, các văn bản quy định