2.3 Ứng dụng các phương pháp để định giá cổ phiếu Ngân hàng TMCP Á
2.3.2 Dự toán hoạt động kinh doanh của ACB
2.3.2.1 Dự toán Bảng cân đối kế toán – Các khoản mục tài sản
- Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: bao gồm dự trữ bắt buộc và tiền
gửi thanh toán. Theo quy định của NHNN thì ngân hàng phải duy trì số dư bình qn dự trữ bắt buộc hàng tháng khơng được thấp hơn tỷ lệ bắt buộc nhân với bình quân số dư tiền gửi của tháng liền kề trước đó. Để có giá trị dự phóng cho khoản mục thì tác giả đã dựa trên việc ước định tỷ lệ Tiền gửi tại NHNN/Tiền gửi khách hàng và giả định tỷ lệ này được duy trì ổn định trong kỳ dự toán.
TÀI SẢN 2012A 2013F 2014F 2015F 2016F 2017F
TIỀN GỬI TẠI NHNN 5,554,977 4,947,965 5,375,566 5,913,123 6,425,113 7,067,624
% trên tổng tiền gửi khách hàng 4.4% 3.5% 3.5% 3.5% 3.5% 3.5%
% tỷ trọng bình quân 3.2%
- Cho vay khách hàng là khoản mục quan trọng nhất trong việc dự toán bảng cân
đối kế toán của ngân hàng. Khoản mục này thường chiếm từ 40%-65% tổng tài sản và mang lại khoảng 60%-70% tổng thu nhập của ngân hàng. Việc dự toán khoản mục này dựa trên tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng hàng năm của ACB. Việc dự phóng tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng năm của các ngân hàng thường dựa vào tình hình tăng trưởng kinh tế cũng như định hướng điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Việt Nam vốn được xem một quốc gia tăng trưởng dựa chủ yếu vào vốn, do vậy tốc độ tăng trưởng tín dụng đóng vai trò khá quan trọng trong công cuộc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Với định hướng phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2015, chính sách tiền tệ sẽ theo hướng linh hoạt phù hợp với việc kiềm chế lạm phát và hỗ trợ tích cực cho cơng cuộc tăng trưởng kinh tế. Với kỳ vọng tăng trưởng GDP hàng năm ở mức 7-8% thì tốc độ dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam ít nhất phải đạt từ 10% đến 15% mỗi năm. Mặc dù ACB là một ngân hàng hàng đầu trong khối NHTMCP nhưng với quan điểm thận trọng, tác giả kỳ vọng tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng năm của ACB là 10% và khơng đổi qua các năm trong kỳ dự tốn.
- Dự phịng rủi ro tín dụng bao gồm hai khoản mục chính là dự phịng chung và
trích lập chung của NHNN1. Đối với việc trích lập dự phịng cụ thể, do khơng đủ thơng tin về tài sản đảm bảo để ước lượng nên tác giả sẽ dự phóng dựa trên thông số tham khảo là Tỷ lệ chi phí dự phịng cụ thể/tổng dư nợ tín dụng hàng năm. Tỷ lệ chi phí dự phịng cụ thể/tổng dư nợ tín dụng hàng năm trong kỳ dự tốn giả định không đổi và tương đương với mức của năm 2012. Kết quả giá trị dự phòng cho vay khách hàng cuối cùng sẽ là tổng mức giá trị trích lập dự phòng cụ thể và dự phòng chung.
TÀI SẢN 2012A 2013F 2014F 2015F 2016F 2017F
CHO VAY KHÁCH HÀNG
Cho vay khách hàng 102,814,848 113,096,333 124,405,966 136,846,563 150,531,219 165,584,341
Tăng trưởng dư nợ tín dụng 0.01% 10% 10% 10% 10% 10%
Trích lập dự phịng (1,502,082) (1,727,546) (1,900,301) (2,090,331) (2,299,364) (2,529,301) Dự phòng chung (822,776) (905,053) (995,559) (1,095,115) (1,204,626) Dự phòng cụ thể (904,771) (995,248) (1,094,773) (1,204,250) (1,324,675) % DPCT trên tổng dư nợ 0.73% 0.80% 0.80% 0.80% 0.80% 0.80% % nợ nhóm 1 92.23% % nợ nhóm 2 5.27% % nợ nhóm 3 0.73% % nợ nhóm 4 0.65% % nợ nhóm 5 1.12% % nợ nhóm 1-4 98.88% 97.00% 97.00% 97.00% 97.00% 97.00%
- Tiền gửi và cho vay các TCTD khác cũng là một khoản mục quan trọng trong
hoạt động cho vay của ngân hàng. Các ngân hàng nếu dư tiền tạm thời sẽ tiến hành gửi hoặc cho các ngân hàng khác vay để gia tăng lợi nhuận và tránh tình trạng ứ đọng vốn không hiệu quả. Khoản mục Tiền gửi và cho vay các TCTD khác của ACB chủ yếu bao gồm tiền, vàng gửi tại các TCTD khác trong nước và cho vay các TCTD khác. Để có giá trị dự phóng cho các khoản mục này, tác giả sẽ dựa trên thông số tốc độ tăng trưởng hàng năm của khoản mục trên. Việc ước lượng tốc độ tăng trưởng hàng năm của các khoản mục, tác giả tham khảo vào dữ liệu thực tế cũng như triển vọng hoạt động trong thời gian tới của ACB.
- Giá trị trích lập dự phịng cho vay các TCTD khác: do cũng khơng có đủ
thơng tin để ước lượng nên tương tự với ý tưởng về việc dự phóng giá trị trích lập dự phịng cho vay khách hàng, tác giả dự toán khoản mục này dựa trên tỷ số giữa mức trích lập dự phịng hàng năm trên dư nợ cho vay các TCTD khác. Tỷ lệ
này cũng được tác giả giả định tương đương với mức trung bình trong ba năm gần nhất và có xu hướng giảm dần.
TÀI SẢN 2012A 2013F 2014F 2015F 2016F 2017F
TIỀN GỬI VÀ
CHO VAY TCTD
Tiề n gửi và cho vay TCTD 22,001,529 13,021,117 14,323,229 15,755,552 17,331,107 19,064,218
Tiền, vàng gửi tại các ngân hàng nước ngoài
-
- - - - - Tiền, vàng gửi tại các TCTD
trong nước
20,328,299
11,180,564 12,298,621 13,528,483 14,881,331 16,369,464
% tăng trưởng hàng năm -75% -45% 10% 10% 10% 10% Cho vay các TCTD khác 1,673,230 1,840,553 2,024,608 2,227,069 2,449,776 2,694,754 % tăng trưởng hàng năm 30.2% 10% 10% 10% 10% 10%
Dự phòng rủi ro cho vay
các TCTD khác
(15,534)
(17,573) (19,331) (20,044) (17,148) (18,863)
% TLDP trên cho vay TCTD 0.9% 1.0% 1.0% 0.9% 0.7% 0.7% % tỷ trọng TLDP trung bình 1.0%
- Đầu tư chứng khốn rịng bao gồm hai khoản mục là chứng khốn kinh doanh
rịng và chứng khốn đầu tư rịng [chứng khốn đầu tư sẵn sàng để bán và chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn]. Nếu xét về tính chất sản phẩm, khoản mục này gồm chứng khoán nợ [trái phiếu] và chứng khoán vốn [cổ phiếu và chứng chỉ quỹ]. ACB có kế hoạch sẽ cơ cấu các khoản đầu tư chứng khoán vốn theo hướng thoái vốn dần, tuy nhiên lộ trình và cách thức thực hiện khơng được Ban Điều hành của Ngân hàng nêu ra cụ thể. Với sự thiếu vắng về thông tin, tác giả sẽ gộp chung việc dự toán chung cho cả chứng khoán vốn và chứng khoán nợ. Để gia tăng lợi nhuận cho cổ đơng trong bối cảnh hoạt động tín dụng khơng cịn khả quan như trước thì việc tìm kiếm thêm nguồn lợi nhuận từ hoạt động đầu tư là rất cần thiết. Do vậy, để bù đắp cho việc sụt giảm của lợi nhuận khi ACB có
kế hoạch thối đầu tư cho các khoản chứng khốn vốn thì ngân hàng buộc phải
tăng thêm giá trị đầu tư đối với các khoản chứng khốn nợ. Theo đó, xét về tổng thể, giá trị đầu tư chứng khốn rịng dự kiến hàng năm vẫn tăng 0,6% trong kỳ dự toán, tương đương mức tăng trưởng kép [CAGR] của giai đoạn 2008-2012.
TÀI SẢN 2012A 2013F 2014F 2015F 2016F 2017F
ĐẦU TƯ CHỨNG
Đầu tư chứng khoán 25,318,728 25,474,223 26,279,728 27,090,180 27,905,610 28,726,047
% tăng trưởng hàng năm -9.4% 0.6% 0.6% 0.6% 0.6% 0.6% % tăng trưởng hàng năm kép 0.6%
- Góp vốn, đầu tư dài hạn khác chủ yếu bao gồm các khoản đầu tư, góp vốn vào
các cơng ty con; công ty liên doanh, liên kết và các khoản đầu tư dài hạn khác. Hiện tại, ACB đang có bốn cơng ty con và tác giả giả định rằng trong thời gian tới ACB sẽ không thành lập thêm công ty con. Đối với các khoản đầu tư vào các công ty liên doanh, liên kết, đây là các khoản đầu tư không chỉ mang lại giá trị lợi ích hữu hình mà cịn mang lại các lợi ích vơ hình khác. Các khoản mục này cũng thường có tính chất ổn định trong dài hạn. Với định hướng hoạt động của ACB và tình hình kinh tế, thị trường chứng khoán trong thời gian tới, tác giả giả định rằng giá trị đầu tư vào các công ty liên doanh, liên kết của ACB tiếp tục sẽ không thay đổi. Đối với các khoản đầu tư dài hạn khác, với định hướng cơ cấu các khoản đầu tư không hiệu quả, tác giả giả định rằng ACB sẽ thoái vốn mỗi năm 20% trên giá trị đầu tư còn lại.
- Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn, đây là giá trị trích lập dự phòng giảm giá
cho các khoản đầu tư dài hạn khác. Do khơng có thơng tin đầy đủ, tác giả ước lượng khoản mục này dựa trên tỷ lệ mức trích lập dự phịng hàng năm trên tổng giá trị đầu tư theo sổ sách còn lại trong quá khứ của ACB.
TÀI SẢN 2012A 2013F 2014F 2015F 2016F 2017F
GĨP VỐN, ĐẦU TƯ DÀI HẠN
Góp vốn, đầu tư dài hạn 1,465,340 1,172,587 938,385 751,023 601,134 481,222
Đầu tư vào công ty con - - - - - - Đầu tư vào công ty liên
doanh, liên kết
1,576
1,576 1,576 1,576 1,576 1,576 Đầu tư dài hạn khác 1,463,764 1,171,011 936,809 749,447 599,558 479,646 % tăng trưởng hàng năm -59.4% -20% -20% -20% -20% -20%
Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
(50,053)
(40,042) (32,034) (25,627) (20,502) (16,401)
% dự phòng trên giá trị đầu 3.4% 3.4% 3.4% 3.4% 3.4% 3.4%
- Tài sản cố định: là một khoản mục rất quan trọng đối với một doanh nghiệp sản
xuất nhưng đối với ngân hàng thì nó có lẽ không thực sự ảnh hưởng nhiều bởi giá trị khoản mục này chiếm tỷ trọng không đáng kể trong danh mục tài sản. Việc dự toán giá trị tài sản cố định dựa trên tốc độ tăng trưởng huy động vốn của ACB với hàm ý rằng ngân hàng muốn tăng giá trị vốn huy động cần thiết phải đầu tư thêm tài sản để gia tăng năng cạnh tranh so với đối thủ nhằm thu hút người dân gửi tiền vào.
- Tài sản có khác bao gồm lãi dự thu, các khoản phải thu khách hàng, thuế thu
nhập hoãn lại, chi phí chờ phân bổ. Nếu loại trừ những những khoản phải thu biến động bất thường do liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng nằm ở khoản phải thu khác thì lãi dự thu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị khoản mục Tài sản có khác. Do đó tác giả dự phóng lãi dự thu dựa trên tỷ lệ Lãi dự thu/Cho vay khách hàng và ước định tỷ lệ Lãi dự thu chiếm 42% tổng giá trị Tài sản có khác
TÀI SẢN 2012A 2013F 2014F 2015F 2016F 2017F
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Tài sản cố định 1,473,454 2,056,264 2,637,731 3,229,227 3,819,582 4,422,236
% tăng trưởng hàng năm -47.4% 39.6% 28.3% 22.4% 18.3% 15.8%
TÀI SẢN CÓ KHÁC
Tài sản có khác 12,150,090 13,252,100 14,577,310 16,035,041 17,638,545 19,402,400 Lãi dự thu 4,121,816 5,565,882 6,122,470 6,734,717 7,408,189 8,149,008 Lãi dự thu/Tài sản có khác 33.9% 42% 42% 42% 42% 42%
Lãi dự thu/Cho vay khách 4.1% 5.0% 5.0% 5.0% 5.0% 5.0%
2.3.2.2 Dự toán Bảng cân đối kế toán – Các khoản mục nguồn vốn
- Tiền gửi khách hàng là nguồn huy động vốn quan trọng nhất để tài trợ cho các
hoạt động của ngân hàng mà đặc biệt là hoạt động cho vay khách hàng. Nếu xuất phát điểm trong quá trình thực hiện dự toán bảng cân đối của ngân hàng là từ khoản mục tiền gửi khách hàng thì việc dự phóng khoản mục này sẽ dựa trên tốc độ tăng trưởng hàng năm của giá trị tiền gửi khách hàng. Tốc độ tăng trưởng này sẽ được ước lượng dựa trên việc tham khảo về triển vọng tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức thu nhập cũng như tỷ lệ tiết kiệm của người dân. Tuy nhiên, trong luận văn này, tác giả tiếp cận việc dự tốn từ phía sử dụng nguồn, nên tỷ số giữa cho vay khách hàng và tiền gửi khách hàng [LDR] sẽ là thông số tham khảo cho việc dự phóng. Tác giả kỳ vọng rằng tỷ lệ LDR của ACB sẽ tăng dao động trong biên độ 80%-82% cho kỳ dự toán bởi nguồn huy động ngày càng khan hiếm và định hướng hoạt động của ACB là tập trung vào hoạt động cốt lõi [hoạt động tín dụng] để tìm kiếm lợi nhuận.
TÀI SẢN 2012A 2013F 2014F 2015F 2016F 2017F
TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG
Tiề n gửi khách hàng 125,233,595 141,370,416 153,587,612 168,946,374 183,574,657 201,932,123
Cho vay khách hàng 102,814,848 113,096,333 124,405,966 136,846,563 150,531,219 165,584,341 % cho vay khách hàng/tiền 82.1% 80.0% 81.0% 81.0% 82.0% 82.0%
- Phát hành giấy tờ có giá bao gồm giá trị trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi đã
được phát hành và việc phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn bằng vàng và ngoại tệ để huy động vốn. Đến tháng 06/3013, ACB đã ngưng việc phát hành chứng chỉ tiền gửi huy động vàng theo quy định của NHNN và chỉ còn ghi nhận giá trị trái phiếu 3.400 tỷ đồng nên tác giả giả định khoản mục này sẽ không đổi để phù hợp với giả định về chính sách tài trợ ban đầu là ACB sẽ không tăng thêm vốn trong kỳ dự toán.
- Vốn tài trợ, ủy thác chịu rủi ro là các khoản mục mà ACB nhận tài trợ, ủy thác
từ các tổ chức, cá nhân và phải chịu rủi ro. Trong thời gian qua, khoản mục này chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cấu phần vốn huy động của ACB. Tác giả kỳ vọng khoản mục này trong những năm tới sẽ không biến động nhiều và tăng trưởng đều hàng năm khoảng 1,41%, tương đương mức tăng trưởng kép [CAGR] của giai đoạn 2008-2012.
TÀI SẢN 2012A 2013F 2014F 2015F 2016F 2017F
VỐN TÀI TRỢ, ỦY THÁC CHỊU RỦI RO
Vốn tài trợ, ủy thác chịu 316,050 320,498 325,010 329,584 334,223 338,927
% tăng trưởng hàng năm -4.9% 1.41% 1.41% 1.41% 1.41% 1.41% % tăng trưởng hàng năm kép 1.41%
- Tiền gửi và vay các TCTD khác là khoản mục phát sinh khi ngân hàng cần huy
động nguồn để bù đắp thanh khoản hoặc ngân hàng nhận thấy có những dự án tiềm năng tăng trưởng tốt nhưng hiện tại ngân hàng đang thiếu hụt nguồn. Trong thời gian trước, giá trị khoản mục này cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu tổng vốn huy động của ACB. Tuy nhiên, với tình hình diễn biến thị trường liên ngân hàng trong hai năm gần đây cũng như thực tế và triển vọng huy động nguồn của ACB trong thời gian tới, tác giả kỳ vọng rằng giá trị khoản mục này sẽ giảm 30% trong năm 2013 so với mức của năm 2012, và đạt mức tăng trưởng đều 8.6% trong các năm sau tương đương mức tăng trưởng kép [CAGR] của giai đoạn 2008-2012
TÀI SẢN 2012A 2013F 2014F 2015F 2016F 2017F
TIỀN GỬI VÀ VAY TCTD KHÁC
Tiề n gửi và vay TCTD 13,748,800 9,624,160 10,447,190 11,340,603 12,310,419 13,363,170
% tăng trưởng hàng năm -60.4% -30% 8.6% 8.6% 8.6% 8.6% % tăng trưởng hàng năm kép 8.6%
- Các khoản nợ khác bao gồm các khoản thu nhập chưa thực hiện, lãi dự chi,
thuế thu nhập doanh nghiệp phải trả và các khoản nợ khác; nếu loại những những khoản nợ biến động bất thường do liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng nằm ở khoản phải trả khác thì lãi dự chi chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị khoản mục các khoản nợ khác. Do đó tác giả dự phóng lãi dự chi dựa trên tỷ lệ Lãi dự chi/Tiền gửi khách hàng và ước định Lãi dự chi chiếm tỷ trọng 50% trên tổng các khoản nợ khác.
TÀI SẢN 2012A 2013F 2014F 2015F 2016F 2017F
CÁC LOẠI NỢ KHÁC
Các loại nợ khác 4,183,498 4,154,103 4,513,099 4,964,409 5,394,254 5,933,680 % Lãi dự chi/các loại nợ 38.1% 50% 50% 50% 50% 50%
Lãi dự chi/Tiền gửi khách 1.4% 1.5% 1.5% 1.5% 1.5% 1.5% Lãi dự chi 2,077,051 2,256,550 2,482,204 2,697,127 2,966,840
- Vốn cổ đông và các quỹ: như giả định chung đã đề cập, mặc dù ACB vẫn có kế
hoạch tăng vốn điều lệ để gia tăng năng lực cạnh tranh của mình nhưng với tình hình kinh tế, thị trường chứng khoán cũng như triển vọng hoạt động của hệ thống ngân hàng sắp tới, tác giả giả định rằng ACB tạm thời sẽ khơng có kế hoạch tăng vốn trong kỳ dự toán. Giả định này cũng dựa trên lý thuyết cho rằng chi phí sử dụng vốn cổ đông thường đắt đỏ hơn nợ vay dưới tấm chắn thuế. Do vậy, giá trị khoản mục này dự kiến sẽ khơng đổi trong kỳ dự tốn.