1.3. Hệ thống BCTC áp dụng cho đơn vị HCSN theo yêu cầu của chuẩn mực kế
1.3.1. Mục đích của BCTC
BCTC theo IPSAS là nhằm mục đích cung cấp những thơng tin hữu ích về tình hình tài chính, các hoạt động và các luồng tiền của đơn vị hỗ trợ cho việc ra các quyết định và thể hiện khả năng tính tốn, phân bổ sử dụng các nguồn lực được giao cho đơn vị thông qua việc: “cung cấp các thông tin về nguồn lực, phân bổ và sử
dụng các nguồn lực tài chính; cung cấp thơng tin làm thế nào để đơn vị đó đảm bảo đủ vốn cho những hoạt động của đơn vị và giải quyết được các nhu cầu về tiền mặt; cung cấp thơng tin hữu ích cho việc đánh giá khả năng của đơn vị trong việc tài trợ cho những hoạt động của đơn vị, đáp ứng được nhu cầu trả nợ và thực hiện các cam kết của đơn vị; cung cấp thông tin về điều kiện tài chính và những thay đổi về điều kiện tài chính của đơn vị; cung cấp thơng tin hữu ích giúp cho việc xác định đúng chi phí dịch vụ, hiệu quả hoạt động của đơn vị” (Đoạn 15 – IPSAS 1).
Bên cạnh đó BCTC cịn có mục đích dự đốn trong tương lai, cung cấp thơng tin hữu ích cho việc dự kiến nguồn lực sử dụng và dự đoán nguồn lực được tạo ra từ các hoạt động trong tương lai cũng như dự đốn rủi ro hoặc sự bất ổn có thể xảy ra trong tương lai. Ngồi ra BCTC cịn cung cấp các thông tin khác về việc nguồn lực đã thu và đã được sử dụng hợp pháp với dự toán của Nhà nước, đồng thời chỉ ra nguồn lực đã thu và đã được sử dụng cho những nhu cầu chi tiêu theo hợp đồng đã ký, tính cả những nhu cầu chi tiêu tài chính cho các cơ quan lập pháp tương ứng.
1.3.2. Báo cáo tài chính:
Theo IPSAS các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công hàng năm phải lập BCTC là những đơn vị kinh tế có thể sử dụng hoặc khơng sử dụng kinh phí ngân
sách nhà nước nhưng chịu sự kiểm sốt của Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, hoạt động theo nguyên tắc tự cân đối thu chi. Chênh lệch giữa khoản thu (bao gồm cả kinh phí ngân sách cấp ) trừ các khoản chi (bao gồm cả kinh phí ngân sách cấp) đã sử dụng trong quá trình hoạt động là thặng dư hoặc thâm hụt
thuần (doanh nghiệp gọi là lãi hay lỗ) của đơn vị trong kỳ kế toán. Các thành phần
của BCTC bao gồm 6 báo cáo:
Báo cáo tình hình tài chính của đơn vị (Bảng cân đối kế toán/ Báo cáo tài sản và các khoản nợ phải trả);
Báo cáo kết quả hoạt động (báo cáo thu nhập và chi phí/ Báo cáo các khoản phải thu/ báo cáo hoạt động / Báo cáo lãi lỗ) để phản ánh quá trình hoạt động và xác định thặng dư hoặc thâm hụt của đơn vị trong kỳ kế toán;
Báo cáo sự thay đổi về tài sản thuần/ vốn chủ sở hữu;
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
Khi đơn vị cơng bố dự tốn đã được phê duyệt, một sự so sánh giữa số thực tế và dự toán như một BCTC bổ sung riêng hoặc như một cột dự toán trong các BCTC; và
Chính sách kế tốn và giải trình BCTC (thuyết minh BCTC).
Các đơn vị khu vực công phải tuân theo một giới hạn ngân sách đã được định trước theo sự chỉ đạo của cơ quan quản lý. Trường hợp số liệu báo cáo riêng lẻ phục vụ cho việc lập BCTC vượt qua dự tốn hoặc chi phí phát sinh tăng thêm khơng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì số vượt đó chỉ được chỉ ra bằng cách gạch chân chỉ tiêu vượt trong BCTC.
1.3.2.1. Quy định chung
a. Trình bày hợp lý và tuân thủ các chuẩn mực kế tốn cơng:
BCTC phải được trình bày trung thực và hợp lý tình hình tài chính, kết quả hoạt động và các luồng tiền của đơn vị để làm cho kết quả trong BCTC được trình bày và hợp lý trong mọi điều kiện hoàn cảnh cụ thể.
Trường hợp các phương pháp kế tốn khơng phù hợp thì khơng được sửa chữa bằng cách trình bày các chính sách kế tốn áp dụng hoặc đưa ra giải trình hoặc đưa ra tài liệu giải thích.
Tuy nhiên khi một đơn vị thực hiện theo các IPSAS sẽ có lúc xuất hiện mâu thuẫn với yêu cầu của quốc gia khi đó nên điều chỉnh sự vận dụng trong
BCTC cho phù hợp với các IPSAS. Nhưng đơn vị vẫn có thể tiếp tục tuân thủ yêu
cầu BCTC theo quy định của một quốc gia bỏ qua các yêu cầu của IPSAS với điều kiện việc vận dụng đó là trọng yếu.
Mặt khác trong một số trường hợp nhất định, việc áp dụng một yêu cầu cụ thể của IPSAS có thể dẫn đến sai lệch trong BCTC điều này chứng tỏ yêu cầu của chuẩn mực này có thể khơng phù hợp do đó có thể bỏ qua khơng vận dụng.
b. Chính sách kế tốn
Chất lượng thơng tin được cung cấp trong các BCTC quyết định tính hữu ích của BCTC đối với người sử dụng cho nên yêu cầu vận dụng các chính sách kế tốn để đảm bảo rằng BCTC cung cấp thông tin đáp ứng được những đặc điểm định tính khác nhau – bốn đặc điểm định tính cơ bản là tính dễ hiểu, phù hợp, trung thực và
so sánh được. Bên cạnh đó IPSAS 1 cũng khuyến khích đơn vị nên chọn và áp dụng
cố định một trong các chính sách có thể thay thế cho nhau. Và một khi chính sách kế tốn đã được chọn thì cần phải điều chỉnh phù hợp với IPSAS 3 – Thặng dư hoặc
thâm hụt thuần trong kỳ kế toán, và những sai sót và những thay đổi cơ bản trong chính sách kế tốn.
c. Hoạt động liên tục
Khi lập BCTC cần phải đánh giá được khả năng hoạt động liên tục của đơn vị. Để đánh giá được giả định hoạt động liên tục là hợp lý thì những người có trách nhiệm chuẩn bị lập báo cáo phải xem xét tất cả những thông tin sẵn có liên quan đến hoạt động trong tương lai ít nhất 12 tháng sau khi các BCTC được phê duyệt. Khi BCTC không được lập dựa trên cơ sở hoạt động liên tục thì điều này cần phải trình bày rõ cùng với cơ sở để lập BCTC và lý do vì sao đơn vị không được coi là hoạt động liên tục.
d. Trình bày nhất quán
“Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong BCTC cần phải có sự nhất quán từ kỳ kế toán này sang kỳ kế tốn khác trừ khi: có sự thay đổi đáng kể về bản
chất các hoạt động của đơn vị hoặc khi xem xét lại việc trình bày BCTC cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện phát sinh; hoặc có sự thay đổi trong việc trình bày do yêu cầu của một chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế.” (đoạn 42- IPSAS 1)
e. Trọng yếu và tổng hợp
“Những khoản mục có tính chất trọng yếu được trình bày riêng biệt trên BCTC. Những khoản mục trọng yếu phản ánh quy mô khác nhau nhưng có cùng tính chất có thể được tập hợp lại. Những khoản mục không trọng yếu được tập hợp lại với những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng.” (đoạn 45- IPSAS 1)
Tính trọng yếu phụ thuộc vào quy mơ và tính chất của các khoản mục trong từng tình huống cụ thể.
“Nguyên tắc trọng yếu chỉ ra rằng không nhất thiết phải tuân thu theo những yêu cầu của các IPSAS nếu thông tin không trọng yếu.” (đoạn 47- IPSAS 1)
f. Bù trừ
Tài sản và các khoản nợ phải trả không được bù trừ với nhau trừ khi
IPSAS khác yêu cầu hoặc cho phép. Đồng thời các mục thu nhập và chi phí cũng
khơng được bù trừ với nhau trừ khi một chuẩn mực kế tốn cơng yêu cầu hoặc cho
phép; hoặc các khoản lãi, lỗ và chi phí liên quan đến các giao dịch, sự kiện có cùng tính chất và khơng tách riêng được.
g. Thơng tin có thể so sánh
Những thơng tin bằng số có thể so sánh được của kỳ kế tốn trước phải được trình bày trên báo cáo trừ trường hợp đó là kỳ kế tốn đầu tiên, đơn vị mới áp dụng chuẩn mực này. Những thơng tin có thể so sánh được bao gồm cả những thơng tin miêu tả bằng lời khi nó liên quan đến việc xem xét BCTC của kỳ kế tốn hiện tại.
Trường hợp điều chỉnh cách trình bày hoặc phân loại các khoản mục trong BCTC thì số liệu so sánh cũng phải được phân loại điều chỉnh cho phù hợp với nội dung của khoản mục để đảm bảo cho việc so sánh. Trong trường hợp không thể
phân loại lại được số hiện tại thì cũng phải nêu rõ lý do và tính chất của những thay đổi nếu việc phân loại lại được thực hiện.
1.3.2.2. Cấu trúc và nội dung
a. Giới thiệu đặc điểm
Kỳ kế toán: Các BCTC được lập ít nhất là hàng năm. Một số trường hợp
thay đổi ngày báo cáo và báo cáo được lập với một kỳ kế tốn dài hơn hoặc ngắn hơn một năm thì đơn vị phải giải trình.
Thời hạn báo cáo: Thông tin trên BCTC sẽ giảm hữu ích nếu như chúng
không được sử dụng trong thời gian hợp lý sau ngày kết thúc kỳ kế tốn. Do đó đơn vị cần phải phát hành BCTC trong vịng 6 tháng, sau ngày kết thúc kỳ kế tốn.
b. Cơ sở xây dựng
IPSAS 1 “trình bày BCTC” được xây dựng dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) số 1 “Trình bày BCTC”. Đặc biệt IPSAS 1 nhấn mạnh IPSAS này chỉ được áp dụng cho các BCTC lập trên cơ sở kế toán dồn tích, phù hợp với các chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế. Và chỉ áp dụng cho các đơn vị thuộc lĩnh vực công, đặc biệt
không áp dụng cho các đơn vị kinh doanh bằng vốn nhà nước.
Các BCTC phải tuân thủ các IPSAS, dựa trên cơ sở kế tốn dồn tích, cơ sở đánh giá được áp dụng đối với tài sản là phản ánh theo giá gốc và điều chỉnh khi đánh giá lại tài sản. Ngoài ra BCTC được lập trên cơ sở hoạt động liên tục và chính sách kế tốn được áp dụng ổn định trong suốt kỳ kế toán.
c. Hệ thống BCTC
(1) Báo cáo tình hình tài chính
─ Tài sản ngắn hạn và dài hạn
Một tài sản được phân loại là tài sản ngắn hạn khi tài sản được dự tính thu hồi hoặc được giữ để bán hoặc tiêu dùng trong chu kỳ hoạt động bình thường của đơn vị; hoặc tài sản được nắm giữ cho mục đích thương mại hoặc mục đích ngắn
hạn; hoặc dự tính thu hồi được trong khoảng 12 tháng của kỳ kế tốn; hoặc tài sản đó là tiền mặt hoặc các tài sản tương đương tiền.
Tài sản ngắn hạn bao gồm các khoản phải thu về thuế, phí sử dụng dịch vụ, tiền phạt và phí khác theo quy định, các khoản thu nhập về hàng hóa và đầu tư được thu về, tiêu dùng hoặc bán.
Tất cả các tài sản khác thì được phân loại vào tài sản dài hạn bao gồm tài sản vơ hình, tài sản hoạt động và tài sản tài chính sử dụng trong khoảng thời gian dài.
─ Nợ ngắn hạn và dài hạn
Một khoản nợ là nợ ngắn hạn khi được dự tính thanh tốn trong chu kỳ hoạt động bình thường của đơn vị; hoặc được giải quyết trong vịng 12 tháng của kỳ kế tốn, chẳng hạn như: các khoản chi chuyển giao của Chính phủ và chi phí phải trả cho viên chức và các chi phí hoạt động khác hình thành nên một phần vốn lưu động sử dụng trong chu kỳ hoạt động bình thường của đơn vị.
Tất cả các khoản nợ khác thì được xếp vào loại nợ dài hạn
─ Có nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực cơng khơng có vốn cổ phần nhưng các đơn vị này chịu sự kiểm soát bởi một đơn vị khác hoạt động trong lĩnh vực cơng. Khi đó đơn vị cần phải trình bày rõ hoặc trong báo cáo tình hình tài chính hoặc trong giải trình báo cáo:
“Tài sản thuần/ vốn chủ sở hữu cần được phản ánh riêng biệt:
Tổng số vốn góp của chủ sở hữu trừ đi phần đã rút;
Tổng số thặng dư hoặc thâm hụt;
Các khoản dự trữ, bao gồm cả việc di n giải tính chất và mục đích của các khoản dự trữ nằm trong tài sản thuần/vốn chủ sở hữu; và
Lợi ích của cổ đơng thiểu số; ” (đoạn 95 - IPSAS 1)
─ IPSAS 1 không đưa ra yêu cầu hoặc các mẫu biểu cùng với các khoản mục bên trong mà chỉ đưa ra một danh mục các khoản mục khác nhau về tính chất,
chức năng được trình bày riêng biệt trên báo cáo tình hình tài chính. “Các khoản mục trình bày trên BCTC
Tài sản, nhà máy và thiết bị;
Tài sản vơ hình;
Tài sản tài chính;
Các khoản đầu tư được xác định theo phương pháp vốn chủ sở hữu;
Hàng tồn kho;
Những khoản thu về từ các giao dịch một chiều, bao gồm thuế, thu chuyển giao;
Các khoản thu được từ các giao dịch trao đổi;
Tiền và các khoản tương đương tiền;
Các khoản phải trả thuế, chi chuyển giao;
Các khoản phải trả về các giao dịch trao đổi;
Các khoản dự phòng;
Nợ phải trả dài hạn;
Lợi ích của cổ đơng thiểu số trình bày trong tài sản thuần/vốn chủ sở hữu; và
Tài sản thuần/ Vốn chủ sở hữu do chủ sở hữu chi phối thực tế”. (đoạn 88 -
IPSAS 1)
Mẫu xem phụ lục 2.1
(2) Báo cáo kết quả hoạt động.
Báo cáo kết quả hoạt động là báo cáo phản ánh kết quả của các hoạt động do đơn vị thực hiện để đạt được mục đích của đơn vị. Tuy nhiên thu nhập và chi phí
của những hoạt động này khác với thu nhập, và chi phí liên quan đến hoạt động nắm giữ tài sản hoặc tài trợ vốn cho hoạt động của đơn vị, những hoạt động nắm
giữ tài sản hoặc tài trợ vốn cho hoạt động của đơn vị thường được xếp vào hoạt động bất thường, như lãi hoặc lỗ từ các hoạt động bán tài sản, máy móc, thiết bị.
Các khoản mục cơ bản cần phải phản ánh vào báo cáo kết quả hoạt động:
Thu nhập;
Chi phí tài chính;
Phần thặng dư hoặc thâm hụt thuần của các đơn vị liên doanh, liên kết tính theo phương pháp vốn chủ sở hữu;
Lãi/lỗ trước thuế do thanh lý tài sản, hoặc giải quyết các khoản nợ do ngừng hoạt động;
Thặng dư hoặc thâm hụt;
Đồng thời phản ánh phần phân bổ thặng dư hoặc thâm hụt cho:
Phần lợi ích của cổ đơng thiểu số trong thặng dư hoặc thâm hụt; và
Tổng thặng dư hoặc thâm hụt của chủ sở hữu chi phối đơn vị trong kỳ kế toán.
Các khoản mục chi phí được phân loại chi tiết để chỉ rõ từng loại chi phí cho từng hoạt động, chương trình nhất định hoặc các bộ phận tương ứng của đơn vị báo cáo. Những thơng tin này có thể được cung cấp bằng một trong hai phương pháp: phương pháp phân loại theo tính chất chi phí, phương pháp phân loại theo chức năng của chi phí.
Phương pháp phân loại theo tính chất của chi phí như chi phí khấu hao, chi
mua vật tư, chi phí vận chuyển, chi phí tiền cơng, chi phí tiền cơng, tiền lương… Phương pháp này đơn giản thường được áp dụng cho những đơn vị nhỏ không phải phân bổ số chi cho các hoạt động.
Phương pháp phân loại theo chức năng của chi phí theo các chương trình
hoặc mục đích chi ví dụ: chi cho y tế, chi cho giáo dục… Phương pháp này cung cấp thông tin chi tiết hơn cho người sử dụng so với phương pháp phân loại theo tính
chất, và việc phân loại chi phí theo chức năng khơng cần quá chặt chẽ và có thể điều chỉnh.
Mẫu xem phụ lục 2.2
(3) Báo cáo thay đổi về tài sản thuần/vốn chủ sở hữu
Sự thay đổi về tài sản thuần/ vốn chủ sở hữu của đơn vị giữa hai kỳ kế toán