3.2. Các giải pháp cụ thể liên quan đến BCTC
3.2.1.2. Xác lập nội dung và phương pháp lập cho từng BCTC đã được đề
xuất
a. Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết tốn kinh phí đã sử dụng
Với những hạn chế của báo cáo này được phân tích trong chương 2, người viết đã sửa đổi lại mẫu biểu của báo cáo này nhằm khắc phục được hạn chế về sự trùng lắp trong chỉ tiêu lũy kế đầu năm, và giúp cho các đơn vị d dàng đối chiếu với báo cáo chi tiết (F02- 1H) đã được đưa vào thuyết minh, và đồng thời phản ánh được số liệu tổng hợp của từng nguồn kinh phí và số tổng cộng của toàn bộ các nguồn kinh phí.
Mẫu xem phụ lục 4.2
Nội dung và Phương pháp lập
Phản ánh theo từng loại kinh phí: Kinh phí hoạt động (bao gồm kinh phí thường xun, kinh phí khơng thường xuyên); kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà
nước, kinh phí dự án và kinh phí đầu tư XDCB. Trong từng loại kinh phí được phản ánh chi tiết theo nguồn hình thành: Ngân sách cấp; phí, lệ phí để lại; viện trợ; vay nợ và các nguồn khác, và đồng thời phản ánh tình hình tiếp nhận, sử dụng kinh phí.
- Cột A: Cột chỉ tiêu phản ánh theo từng nguồn kinh phí do NSSN giao; phí, lệ phí; viện trợ; vay nợ; và nguồn khác;
- Cột B: Ghi mã số các chỉ tiêu;
- Cột 1: Ghi số kinh phí kỳ trước chưa sử dụng chuyển sang. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ số liệu ghi ở cột 9 của báo cáo này kỳ trước. Khi báo cáo quyết toán năm trước được duyệt thì chỉ tiêu này được phản ánh hoặc điều chỉnh theo số liệu quyết toán năm được duyệt;
- Cột 2: Ghi số kinh phí thực nhận kỳ này. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh lũy kế bên Có TK 461, hoặc 462, hoặc 465; hoặc 441 trừ (-) số kinh phí nộp khơi phục (nếu có) trong kỳ báo cáo;
- Cột 3: Ghi số kinh phí thực nhận lũy kế từ đầu năm. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên Có TK 461, hoặc 462, hoặc 465; hoặc 441 lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo hoặc được tính bằng cách lấy số liệu ghi ở cột 2 báo cáo kỳ này cộng (+) số liệu ghi ở cột 3 của báo cáo kỳ trước;
- Cột 4: Phản ánh tổng hợp số kinh phí được sử dụng kỳ này. Số liệu ghi vào cột này được tính như sau: Cột 4 = cột 1 + cột 2;
- Cột 5: Ghi số kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán kỳ này. Số liệu để ghi vào cột này là số phát sinh lũy kế bên Nợ Tk 661, hoặc 662, hoặc 635, hoặc 241 trừ (-) những khoản giảm chi (nếu có) phát sinh bên Có TK trong kỳ báo cáo trừ (-) các khoản chi nhưng chưa có nguồn trên sổ tổng hợp sử dụng nguồn kinh phí;
- Cột 6: Ghi số kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo, số liệu cột này được tính bằng cách lấy số liệu ghi ở cột 5 của báo cáo này kỳ này cộng (+) với số liệu ghi ở cột 6 của báo cáo này kỳ trước;
- Cột 7: Phản ánh số kinh phí giảm kỳ này. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh Nợ TK 461, hoặc 462, hoặc 465, hoặc 441 đối ứng với bên Có TK 111, 112… trong kỳ báo cáo;
- Cột 8: Phản ánh số kinh phí giảm lũy kế từ đầu năm. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy số liệu ghi ở cột 7 của báo cáo kỳ này cộng (+) Số liệu ghi ở cột 8 của báo cáo này kỳ trước;
- Cột 9: Ghi số kinh phí cịn lại chưa sử dụng chuyển kỳ sau. Số liệu ghi vào chỉ tiêu này được tính như sau: Cột 9 = Cột 4 – Cột 5 – Cột 7.
b. Báo cáo kết quả hoạt động
Đối với các đơn vị HCSN có hoạt động SXKD phát sinh ít:
Trong quá trình nghiên cứu IPSAS, người viết xét thấy “Báo cáo thu, chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh” nên cung cấp thơng tin cho người sử dụng về tình hình hoạt động theo từng hoạt động, giúp cho người sử dụng báo cáo d dàng đánh giá hiệu quả của từng hoạt động trong đơn vị, đồng thời hướng đến mẫu báo cáo kết quả hoạt động theo IPSAS. Và khi đó Báo cáo này nên đổi tên lại thành “báo cáo kết quả hoạt động”. Đồng thời nguyên tắc xác định kết quả hoạt động của các hoạt động tương tự như hình thức của hoạt động đơn đặt hàng.
Báo cáo kết quả hoạt động: là BCTC tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình thu, chi hoạt động HCSN, hoạt động dự án, hoạt động ĐĐH và hoạt động SXKD của đơn vị trong một kỳ kế toán, chi tiết theo từng hoạt động. Báo cáo kết quả hoạt động được lập hàng tháng hoặc hàng quý hoặc hàng năm.
Trên cơ sở mục đích này, Báo cáo kết quả hoạt động nên được sửa lại kết
cấu, trình bày thành 6 phần thể hiện cho 5 hoạt động khác nhau và kết quả hoạt động của tồn đơn vị: hoạt động chính, hoạt động chương trình dự án, hoạt động
đơn đặt hàng, hoạt động SXKD, hoạt động bất thường khác.
Nội dung và phương pháp lập Phần I Hoạt động chính:
─ Thu hoạt động: phản ánh số thu nhận được do NSNN cấp, phí, lệ phí, và
vốn, viện trợ… để duy trì và đảm bảo sự hoạt động thơng thường theo chức năng của các cơ quan đơn vị HCSN, bao gồm các hoạt động thường xuyên và khơng thường xun theo dự tốn hàng năm hoặc được cấp theo lệnh chi tiền từ cấp trên. Số liệu được lấy từ số dư bên Có sổ kế tốn TK chi tiết 511 sau khi giảm trừ các khoản nộp trả lại NSNN hoặc giảm thu phát sinh bên Nợ.
─ Chi hoạt động: phản ánh tổng số chi phát sinh trong kỳ báo cáo nhằm thực
hiện nhiệm vụ chính được giao theo dự tốn đã được duyệt của đơn vị. Số liệu để ghi nhận là tổng cộng số phát sinh bên Nợ của TK 661 đã giảm trừ số phát sinh giảm bên Có.
─ Chênh lệch thu chi chưa ử lý từ hoạt động: phản ánh thặng dư hoặc thâm
hụt từ hoạt động HCSN của đơn vị trong kỳ báo cáo, là số chênh lệch giữa thu và chi hoạt động.
Phần II Hoạt động chương trình, dự án:
─ Thu từ chương tình, dự án: phản ánh số thu nhận được do NSNN cấp hoặc
được viện trợ không hồn lại theo chương trình, dự án để thực hiện các chương trình, dự án, đề tài được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Số liệu được lấy từ số dư bên Có sổ kế tốn tài TK chi tiết 511 về số thu từ chương trình, dự án, sau khi giảm trừ các khoản nộp trả lại NSNN hoặc giảm thu phát sinh bên Nợ.
─ Chi từ chương trình, dự án: phản ánh tổng số chi phát sinh cho chương
trình, dự án, đề tài đã được Nhà nước phê duyệt trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi nhận là tổng cộng số phát sinh bên Nợ của TK 662 đã giảm trừ số phát sinh giảm bên Có.
─ Chênh lệch thu chi chưa ử lý từ hoạt động chương trình, dự án: phản ánh
thặng dư hoặc thâm hụt từ hoạt động chương trình, dự án của đơn vị trong kỳ báo cáo, là số chênh lệch giữa thu và chi từ hoạt động chương trình, dự án.
Phần III Hoạt động đơn đặt hàng:
─ Thu từ hoạt động đơn đặt hàng: phản ánh số thu nhận được do NSNN, do
cấp trên cấp, trên cơ sở dự toán được duyệt để thực hiện đặt hàng của nhà nước trong việc điều tra, thăm dò, khảo sát, đo đạc… theo dự toán và đơn giá đặt hàng của Nhà nước. Số liệu được lấy từ số dư bên Có sổ kế tốn TK chi tiết 511, sau khi giảm trừ các khoản nộp trả lại NSNN hoặc giảm thu phát sinh bên Nợ.
─ Chi từ hoạt động đơn đặt hàng: phản ánh tổng số chi phát sinh trong kỳ báo
cáo để thực hiện khối lượng sản phẩm, công việc theo đơn đặt hàng của Nhà nước của đơn vị. Số liệu để ghi nhận là tổng cộng số phát sinh bên Nợ của TK 635 đã giảm trừ số phát sinh giảm bên Có.
─ Chênh lệch thu chi chưa ử lý từ hoạt động đơn đặt hàng: phản ánh thặng
dư hoặc thâm hụt từ hoạt động đơn đặt hàng của đơn vị trong kỳ báo cáo, là số chênh lệch giữa thu và chi hoạt động đơn đặt hàng.
Phần IV Hoạt động sản xuất, kinh doanh:
─ Thu từ hoạt động SXKD: phản ánh doanh thu của hoạt động sản xuất, kinh
doanh bao gồm các khoản thu về bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ từ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Số liệu được lấy từ số dư bên Có sổ kế tốn TK 531 chi tiết, sau khi trừ các khoản giảm trừ phát sinh bên Nợ.
─ Chi từ hoạt động SXKD: phản ánh tổng số chi phí phát sinh trong kỳ báo
cáo nhằm thực hiện hoạt động SXKD. Số liệu để ghi nhận là tổng cộng số phát sinh bên Nợ của TK 631 đã giảm trừ số phát sinh giảm bên Có và số dư bên Nợ TK chi tiết 531.
─ Chênh lệch thu chi chưa ử lý từ hoat động SXKD: phản ánh lợi nhuận từ
hoạt động SXKD của đơn vị trong kỳ báo cáo, là số chênh lệch giữa thu và chi hoạt động SXKD.
Phần V Hoạt động bất thường khác:
─ Thu nhập khác: phản ánh số thu từ hoạt động bất thường khác bao gồm các
giao dịch, sự kiện khác với hoạt động thông thường, khơng thường xun, nằm ngồi tầm kiểm soát của đơn vị và các hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Số liệu được lấy từ số dư bên Có sổ kế tốn chi tiết TK 511 (5118), sau khi trừ các khoản giảm trừ phát sinh bên Nợ.
─ Chi phí khác: phản ánh tổng số chi phát sinh bất thường trong kỳ báo cáo
của đơn vị HCSN. Số liệu để ghi nhận là tổng cộng số phát sinh bên Nợ sổ kế toán chi tiết TK 511 (5118) đã giảm trừ số phát sinh giảm bên Có.
─ Chênh lệch thu chi chưa ử lý từ hoạt động bất thường khác: phản ánh
thặng dư hoặc thâm hụt từ hoạt động bất thường của đơn vị trong kỳ báo cáo, là số chênh lệch giữa thu và chi hoạt động bất thường khác.
Phần VI Chênh lệch thu chi chưa xử lý trong kỳ: phản ánh số thặng dư hoặc thâm hụt trong kỳ báo cáo từ tất cả các hoạt động của đơn vị.
Mẫu xem phụ lục số 4.3
Đối với các đơn vị HCSN có hoạt động SXKD phát sinh nhiều:
Trong trường hợp các đơn vị HCSN thực hiện hoạt động SXKD với quy mô lớn và phát sinh nhiều nghiệp vụ thì nên bổ sung thêm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh với mẫu biểu tương tự như trong doanh nghiệp để phục vụ cho việc phân tích đánh giá.
c. Thuyết minh BCTC:
Qua các phiếu khảo sát người viết nhận thấy rằng “Thuyết minh BCTC” là một trong những báo cáo mà người sử dụng cho là cung cấp thông tin cần thiết để ra
quyết định kinh tế. Do đó người viết đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện “Thuyết minh BCTC” của đơn vị HCSN để cung cấp thông tin nhiều hơn, bao gồm thông tin về phương pháp kế toán, quy tắc xác định giá trị và nguyên tắc kế tốn được thơng qua. Việc hoàn thiện bản thuyết minh BCTC sẽ giúp cải thiện chất lượng BCTC và cung cấp một bức tranh chính xác hơn về tình hình tài chính, về tài sản và nợ phải trả, về thực hiện ngân sách và dòng tiền.
Nội dung và phương pháp lập
Phương pháp chung: phần trình bày bằng số liệu phải thống nhất với số liệu trên các báo cáo khác. Phần trình bày bằng lời văn phải ngắn gọn, rõ ràng, d hiểu.
Cùng với việc hoàn thiện các báo cáo như trên, và trên cơ sở tham khảo IPSAS1 – phần giải trình BCTC và mẫu báo cáo thuyết minh áp dụng cho doanh nghiệp theo quyết định 15, người viết đã bổ sung các nội dung sau đây trong báo cáo Thuyết minh BCTC về:
─ Đặc điểm hoạt động của đơn vị: nêu rõ các nội dung về trụ sở, hình thức pháp lý và phạm vi hoạt động của đơn vị, nên rõ về hoạt động chính, tính chất các hoạt động, về cơ quan quản lý nhà nước liên quan, tên các đơn vị kiểm soát, và các đặc điểm hoạt động của đơn vị trong năm tài chính có ảnh hưởng đến BCTC (bao gồm những sự kiện về môi trường pháp lý di n biến thị trường, đặc điểm kinh doanh, quản lý, tài chính, các sự kiện thay đổi quy mơ…).
─ Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán ─ Chuẩn mực và chế độ kế tốn áp dụng
─ Các chính sách kế tốn áp dụng: như ngun tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền, nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho, nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ…
─ Thông tin về bảng cân đối tài khoản.
─ Nội dung về thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong “báo cáo kết quả hoạt động”: trong phần này đơn vị trình bày và phân tích chi tiết
các số liệu đã được thể hiện trong “Báo cáo kết quả hoạt động” để giúp người sử dụng BCTC hiểu rõ hơn nội dung các khoản thu, khoản chi của từng hoạt động.
─ Nội dung về Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động và kinh phí dự án: đây là nội dung của hai phụ biểu chuyển đến, do đó nội dung và phương pháp lập khơng thay đổi.
─ Cịn các nội dung còn lại về nội dung và phương pháp lập vẫn không thay đổi.
Mặc dù trên quan điểm của người viết là xây dựng và hồn thiện hệ thống
BCTC theo cơ sở dồn tích như IPSAS, nhưng do đặc thù các đơn vị HCSN của Việt Nam hiện nay còn chưa phát triển mạnh như các nước trên thế giới, bên cạnh đó việc tham gia vào các hoạt động vì mục đích lợi nhuận cịn nhỏ lẻ và khơng đồng nhất cho nên khó để có thể thực hiện như IPSAS. Tuy nhiên người viết cũng đề xuất thêm một giải pháp nhỏ cho các đơn vị HCSN có tham gia vào các hoạt động SXKD lớn mạnh có thể thiết lập một hệ thống BCTC tương tự như trong doanh nghiệp với vai trò là báo cáo bộ phận của bộ phận thực hiện hoạt động
SXKD để cung cấp thông tin cho các nhà quản lý đơn vị HCSN với mục đích đánh giá và phân tích hoạt động KD.
Khơng những thế các ĐVSN có thu tự đảm bảo hồn tồn chi phí hoạt động thường xuyên, khơng có sự hỗ trợ từ NSNN có thể tách ra hoạt động như doanh nghiệp nhà nước và áp dụng chuẩn mực và chế độ kế toán dành cho doanh nghiệp.