Hiện nay các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp... có nền kế tốn cơng phát triển mạnh nhưng vẫn sử dụng đồng thời 2 cơ sở kế toán: cơ sở tiền mặt và cơ sở dồn tích. Do đó việc sử dụng cơ sở dồn tích có điều chỉnh trong đơn vị HCSN như hiện nay ở Việt Nam vẫn còn hợp lý tuy nhiên mục tiêu cuối cùng là vẫn chuyển đổi dần sang cơ sở dồn tích như hướng dẫn của IPSAS.
Mặt khác mỗi quốc gia có nền chính trị, quản lý tài chính khác nhau nên trong q trình ban hành chuẩn mực kế tốn cơng liên quan đến BCTC tiếp cận theo IPSAS, các quốc gia đều điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của nước mình, chẳng hạn như Pháp hệ thống kế tốn cơng duy nhất vừa thực hiện kế toán ngân sách đồng thời thực hiện kế toán cho đơn vị nên hệ thống chuẩn mực kế toán áp dụng chung cho kế toán ngân sách và kế tốn đơn vị. Do đó khi Việt Nam tiếp cận IPSAS để xây dựng và hoàn thiện hệ thống BCTC cho đơn vị HCSN cũng phải điều chỉnh cho phù hợp với nền kinh tế chính trị xã hội của Việt Nam. Đồng thời tham khảo những kinh nghiệm của khu vực doanh nghiệp khi xây dựng hệ thống BCTC cho doanh nghiệp để thuận tiện cho việc hợp nhất kế toán quốc gia trong tương lai. Đặc biệt nên lấy nền tảng kế tốn trên cơ sở dồn tích để định hướng cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế toán cho đơn vị HCSN phù hợp với xu hướng chung của Thế giới.
Nhìn chung Hệ thống BCTC của các quốc gia trên thế giới bao gồm các BCTC cơ bản sau: Báo cáo tình hình tài chính; Báo cáo kết quả hoạt động; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh BCTC.
Tuy nhiên để có thể xây dựng được hệ thống BCTC mới theo IPSAS thì như các Quốc gia khác trên Thế giới thì điều kiền đầu tiên mà chúng ta phải làm là thực hiện cải cách hành chính, cải cách cách quản lý tài chính cơng và thay đổi hệ thống NSNN khơng lồng ghép như Mỹ, Thái Lan…
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nhìn chung, theo kinh nghiệm quốc tế, các nước dù đã hoặc đang thay đổi sang kế tốn trên cơ sở dồn tích như IPSAS thì hệ thống BCTC cũng có 4 báo cáo chủ yếu sau: báo cáo tình hình tài sản, báo cáo hoạt động, báo cáo lưu chuyển tiền tệ; và thuyết minh BCTC.
Hệ thống NSNN của phần lớn các nước trên như Đức, Mỹ, Canada, Trung Quốc, Thái Lan…, các cấp ngân sách không lồng ghép với nhau, ngân sách từng cấp do quốc hội và HĐND cấp đó quyết định cho nên nhiệm vụ và quyền hạn của từng cấp ngân sách được quy định rõ ràng và đơn giản hóa các thủ tục trong cơng tác lập, chấp hành và quyết toán NSNN, mỗi cấp ngân sách lại có nhiều thời gian hơn và điều kiện để xem xét chi tiết, kỹ lưỡng ngân sách của cấp mình, tăng tính cơng khai minh bạch của NSNN.
Việc áp dụng IPSAS có ý nghĩa lớn: giúp cải thiện kiểm sốt nội bộ và minh bạch đối với tất cả các tài sản và nợ phải trả; thơng tin tồn diện hơn và phù hợp về chi phí và thu nhập, hỗ trợ quản trị tốt hơn khi quản lý dựa vào kết quả cụ thể; cải thiện tính nhất quán và so sánh BCTC theo thời gian và giữa các tổ chức với nhau. IPSAS sẽ giúp các nhà quản lý giám sát cơng tốt hơn và làm cho họ có trách nhiệm hơn về hiệu quả của các chương trình hoạt động của đơn vị họ.
IPSAS là một sự thay đổi q trình quản lý phức tạp và tồn diện, mang lại nhiều lợi ích trong trung và dài hạn. Tuy nhiên nó cũng tìm ẩn nhiều nguy cơ, vì địi hỏi tốn nhiều chi phí trong ngắn hạn, tốn nhiều thời gian, những thách thức cần được cấp trên giải quyết một cách nghiêm túc trong việc điều hành tất cả các tổ chức có liên quan, và những nỗ lực của nhân viên, và chuyên môn kỹ thuật cần thiết.
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH ÁP DỤNG CHO CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH