Khảo sát thực tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho đơng vị hành chính sự nghiệp ở việt nam theo định hướng chuẩn mực kế toán công quốc tế (Trang 56 - 63)

2.4. Đánh giá Hệ thống BCTC hiện hành

2.4.1. Khảo sát thực tế

Việc khảo sát thực tế góp phần làm tăng cường tính thực ti n trong phần đánh giá phía sau 2.4.2, người viết tiến hành khảo sát nhằm phản ánh được nhận thức chung của các đối tượng lập và sử dụng thông tin, về hệ thống BCTC của đơn vị HCSN hiện hành, từ đó làm căn cứ để định hướng cho việc thiết lập, sửa đổi và bổ sung Hệ thống BCTC cho phù hợp với việc hội nhập và phát triển kinh tế.

Phạm vi và đối tượng khảo sát: Có 3 nhóm đối tượng khảo sát:

─ Giảng viên chuyên ngành: giảng dạy về mơn kế tốn và kế tốn HCSN . ─ Đơn vị sự nghiệp : Các trường đại học, bệnh viện, nơi lập các BCTC,

cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng.

─ Đơn vị Hành chính: Sở giáo dục, Sở tài chính, UBND, Thuế… nơi lập các BCTC, cung cấp thơng tin cho các đơn vị sử dụng.

Danh sách các đối tượng được trình bày ở phần phụ lục 1.2

Nội dung khảo sát (phụ lục 1.1): bảng câu hỏi có 6 nội dung: thơng tin về

đối tượng khảo sát; về cơ sở kế toán và nguyên tắc kế toán; về các quy định pháp lý; về hệ thống tài khoản; về BCTC; và về ý kiến sửa đổi, bổ sung.

Bảng 2.2: Số lượng đối tượng khảo sát

Đối tượng Giảng viên Cơ quan hành chính Đơn vị sự nghiệp

Số lượng phiếu đã thu được

8 21 85

Nội dung khảo sát và phần mơ tả cơng việc khảo sát và tính tốn được trình bày ở phần phụ lục 1.1.

Phương pháp khảo sát

Để đánh giá thực trạng hệ thống BCTC của các đơn vị HCSN người viết đã tiến hành khảo sát 78 đơn vị HCSN với 114 phiếu. Phương pháp khảo sát:

─ Sử dụng bảng câu hỏi về Hệ thống BCTC được thiết kế với các thang đo khác nhau (thang đo định danh, thang đo likert...) để khảo sát: phát phiếu trực tiếp cho đối tượng khảo sát hoặc phát gián tiếp bằng cách gửi mail cho đối tượng khảo sát.

─ Sử dụng phương pháp phân tích, thống kê kết hợp với phầm mềm excel để tiến hành thu thập dữ liệu.

─ Thảo luận với các chuyên gia giảng dạy kế tốn HCSN.

─ Sau đó tổng hợp và phân tích các bài báo, các bài luận văn liên quan đến thực trạng hệ thống BCTC của đơn vị HCSN đã thực hiện trong những năm hiện nay.

Kết quả khảo sát

(1) Về cơ sở kế tốn và ngun tắc kế tốn

Hình 2.1: Việc kết hợp cả cơ sở tiền mặt và cơ sở dồn tích trong hệ thống kế tốn của đơn vị HCSN hiện nay có phù hợp khơng?

Số phiếu Tỷ lệ %

96 84%

Khơng 18 16%

Hầu hết các đối tượng khảo sát đều cho rằng việc áp dụng đồng thời 2 cơ sở kế toán (cơ sở tiền mặt và cơ sở dồn tích) như hiện nay là phù hợp với tỷ lệ đồng ý là 84%.

Hiện nay vẫn chưa có chuẩn mực quy định về các nguyên tắc kế toán nhưng các đối tượng khảo sát cũng cho rằng việc áp dụng các quy định trong chế độ kế toán hiện nay sẽ không đảm bảo các nguyên tắc kế tốn nói chung như trong doanh nghiệp (với tỷ lệ đồng ý là 60%), đặc biệt là các nguyên tắc về phù hợp, thận trọng.

(2) Về các quy định pháp hiện nay về kế toán iên quan đến việc soạn thảo và trình bày BCTC trong đơn vị HCSN.

Hình 2.2: Khung pháp hướng dẫn về kế toán cho các đơn vị HCSN chưa hoàn chỉnh.

Hồn tồn khơng đồng ý Hoàn toàn đồng ý Số phiếu Tỷ lệ % 1 - Hồn tồn khơng đồng ý 10 9% 2 20 18% 3 23 20% 4 39 34% 5 - Hoàn toàn đồng ý 22 19%

Theo đánh giá đa số các đối tượng là đơn vị HCSN cũng như giảng viên giảng dạy về kế toán HCSN đều phản ánh rằng khung pháp lý cho việc soạn thảo và trình bày BCTC về cơ bản chưa hoàn chỉnh với tỷ lệ tương đối đồng ý khá cao (chiếm 34%), do đó cần phải nhanh chóng e t để hoàn thiện dần khung pháp

, cụ thể: những hướng dẫn về việc soạn thảo và trình bày BCTC cho đơn vị HCSN

trong luật kế toán chưa được quan tâm chặc chẽ (37% tương đối đồng ý) và chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị HCSN thì chưa đủ cơ sở để đảm bảo vững chắc cho đặc điểm chất lượng của BCTC. Hơn nữa do hầu hết các đối tượng đều cho rằng hiện nay Nhà nước liên tục ban hành và sửa đổi các quyết định, nghị định và thông tư hướng dẫn liên quan đến kế tốn cho đơn vị HCSN nên gây khó khăn cho các đối tượng trong việc cập nhật những văn bản mới, đặc biệt về việc sửa đổi phần mềm kế

toán (với tỷ lệ đồng ý 36%). Thêm nữa, nhìn chung các đối tượng cho rằng các văn bản pháp luật về kế toán cho đơn vị HCSN hiện nay vẫn cịn rời rạc, chưa có mối liên hệ với nhau (với 32% tương đối đồng ý), đặc biệt là chưa có sự nhất quán trong việc hướng dẫn và thực hiện những văn bản pháp lý về kế toán trong đơn vị HCSN và hướng dẫn chung chung.

(3) Về hệ thống tài khoản:

Hệ Thống TK áp dụng cho đơn vị HCSN hiện nay được BTC quy định khá cụ thể chi tiết đến từng TK cấp 3 và cấp chi tiết hơn cho một số TK điển hình như là TK 461, 462…(chiếm 39% tỷ trọng số phản hồi là tương đối đồng ý). Tuy nhiên dù được quy định khá cụ thể chi tiết cho một số TK nhưng có một số TK khác hiện nay lại lồng ghép quá nhiều hoạt động, phản ánh trong cùng một TK cho nên d gây nhầm lẫn cho người làm kế toán cũng như người sử dụng (với tỷ lệ tương đối đồng ý là 28%), đặc biệt các TK phản ánh thu chi hoạt động sản xuất kinh doanh lồng ghép quá nhiều nội dung (ví dụ TK 531 bao gồm cả TK giá vốn và xác định kết quả kinh doanh trong TK này) cho nên người sử dụng khó có được thơng tin cụ thể để kiểm tra cũng như đánh giá phân tích các hoạt động kinh doanh (tỷ lệ tương đối đồng ý là 37%). Hơn nữa một số TK cũng chưa phản ánh đúng bản chất của đối tượng kế tốn (có đúng là tài sản hay nợ phải trả, hay doanh thu, chi hay không). Và các đối tượng cho rằng hệ thống TK hiện nay vẫn chưa được thiết kế đầy đủ để kịp thời giúp người sử dụng ghi nhận và xử lý dữ liệu để cung cấp thơng tin chính xác cho việc quản lý và cung cấp thơng tin tài chính cho Nhà nước (63% khơng đầy đủ).

Hình 2.3: Hệ thống tài khoản áp dụng cho các đơn vị HCSN có đầy đủ để ghi nhận, ử dữ iệu nhằ đáp ứng yêu cầu quản và cung cấp thơng tin tài chính khơng?

Số phiếu Tỷ lệ %

42 37%

Khơng 72 63%

Tuy nhiên bên cạnh những bất cập kể trên với sự đồng ý cao của các đối tượng khảo sát thì các đối tượng cũng cho rằng do hệ thống TK của đơn vị HCSN được thiết kế trên nền tảng hệ thống TK của doanh nghiệp cho nên có phần d nhớ đối với người sử dụng hiện nay (72% cho là d nhớ). Hiện nay hệ thống TK tạm thời đã phù hợp, nhưng nếu nhìn vào bảng cân đối tài khoản, mà khơng nhìn sổ chi tiết TK, thì người sử dụng khơng biết rõ là nguồn này đã chi bao nhiêu, hơn nữa việc sử dụng TK trên BCTC là số tổng hợp nên khơng thấy được hết, do đó phải xem qua sổ chi tiết..

(4) Về Hệ thống BCTC hiện nay

Báng 2.3 Đánh giá chung về tính hữu ích của các thơng tin được trình bày trên BCTC hiện nay.

NỘI DUNG Hồn tồn khơng đồng ý -> Hoàn toàn đồng ý

1 2 3 4 5

Chưa đảm bảo tính phù hợp và đáng tin cậy 19% 16% 36% 22% 7% Chưa thật d hiểu đối với người sử dụng 12% 20% 22% 29% 17% Chưa hồn tồn thích hợp với các đối tượng

sử dụng thông tin để ra quyết định

11% 18% 22% 30% 20%

Chưa phản ánh trung thực hợp lý tình hình tài chính, kinh phí và tình hình kinh doanh của các đơn vị HCSN

19% 20% 34% 20% 6%

Chưa đảm bảo được yêu cầu so sánh được 12% 18% 21% 31% 18% Để đánh giá tính hữu ích của BCTC người viết đã khảo sát thơng qua các đặc điểm chất lượng của BCTC. Nhìn chung thì thơng tin trình bày trên BCTC của đơn vị HCSN hiện nay chưa hồn tồn thích hợp với các đối tượng sử dụng thơng tin để

ra quyết định kinh tế với sự tương đối đồng ý của các đối tượng khảo sát là 30%. Ngoài ra thơng tin trên BCTC chưa phản ánh đúng tình hình tài chính, kinh phí và tình hình kinh doanh của các đơn vị HCSN. Đặc biệt thông tin chưa đảm bảo được yêu cầu so sánh được, nhận được sự tương đối đồng ý cao của các đối tượng với tỉ lệ 31%.

Tuy nhiên một số đối tượng cũng có ý kiến cho rằng, thực tế BCTC hiện nay đã đảm bảo tính phù hợp và đáng tin cậy nhưng chưa thể cung cấp thông tin kịp thời để người quản lý ra quyết định kinh tế do BCTC được lập vào cuối tháng, cuối quí mà người sử dụng BCTC cần ra quyết định ở một thời điểm nhất định.

Thông tin trên hệ thống BCTC hiện nay vẫn phần nào giúp Nhà nước kiểm tra được tình hình cấp và sử dụng kinh phí với sự đồng tình của các đối tượng khảo sát là 90%. Tuy nhiên thông tin này vẫn chưa đủ để giúp nhà nước có thể điều hành và giám sát được tất cả hành vi của các đơn vị HCSN, đồng thời với yêu cầu phân tích dự đốn thì hệ thống BCTC chưa được đảm bảo để giúp nhà nước ra các chính sách cho phù hợp để giải quyết những sự cố kinh tế có thể xảy ra, ý kiến đồng ý (63%).

Chất lượng của BCTC của đơn vị HCSN hiện nay chưa được đảm bảo vì hầu hết 61% cho rằng các đơn vị HCSN vẫn chưa có được hệ thống kiể sốt nội bộ, do đó khơng đảm bảo được thơng tin trên BCTC trung thực hợp lý. Trong khi đó các đối tượng đều cho rằng thơng tin trên BCTC có ảnh hưởng đến việc ra quyết định sử dụng, cấp kinh phí hoặc viện trợ của họ ( 29%, ảnh hưởng đáng kể, 37% ảnh hưởng một phần ), vậy mà các chỉ tiêu trong từng BCTC hiện nay lại còn chưa đầy đủ (50%), còn rườm rà, cứng nhắc, chưa linh hoạt (78%), cũng có ý kiến khác cho rằng BCTC yêu cầu quá chi tiết, rườm rà nhưng những chi tiết đó lại là những thông tin không cần thiết phải lập…

Bên cạnh đó hệ thống BCTC cịn có nhiều hạn chế khác được khảo sát thấy, đó là: hiện nay kế tốn cho đơn vị HCSN chỉ mới có chế độ kế toán đơn vị HCSN là hướng dẫn cụ thể, chứ chưa có chuẩn mực cũng như chưa có những hướng dẫn nào

về phương pháp đánh giá, ghi nhận và trình bày các yếu tố của BCTC (một số đối tượng khảo sát chỉ làm theo hướng dẫn nên cũng khơng biết là đã có hay chưa, họ chỉ quan tâm đến lĩnh vực mà họ đang cơng tác do đó khơng biết được đầy đủ các quy định hướng dẫn khác đã có hay khơng).

Ngồi ra hầu hết các đối tượng đều cho rằng Bảng cân đối tài khoản (42% sự lựa chọn), Bảng tổng hợp tình hình kinh phí và quyết tốn kinh phí đã sử dụng (49 %), Báo cáo thu, chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh (31%), và thuyết minh BCTC (41%) là rất khó lập nhưng lại là những báo cáo theo các đối tượng khảo sát cho là cung cấp thơng tin hữu ích cho việc ra quyết định cấp nguồn kinh phí, viện trợ, tài trợ.

Sự khó khăn trong việc lập các BCTC, một phần: do các BCTC hiện nay còn rời rạc, chưa thể hiện được mối quan hệ với nhau, việc lập các báo cáo này cũng chỉ với mục đích cung cấp những thơng tin mà Nhà nước muốn biết là chủ yếu, và các báo cáo này không được lập trên mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau như hệ thống BCTC của doanh nghiệp như thông tin trên Báo cáo kết quả kinh doanh sẽ có mối quan hệ với thơng tin trên "Bảng cân đối kế toán"….Hơn nữa, một lý do nữa khiến các đối tượng gặp khó khăn trong việc lập các BCTC là những hướng dẫn về việc xác định và ghi nhận thông tin của một số chỉ tiêu trên các BCTC trong chế độ cịn rất khó hiểu chưa thể hiện trung thực nội dung của thơng tin cần trình bày (61% đồng ý một phần), và các nguyên tắc cũng như phương pháp hạch tốn kế tốn cịn khó hiểu và khó áp dụng cho một số đối tượng ở đơn vị HCSN.

Tuy nhiên hiện nay các đơn vị HCSN đều sử dụng chương trình phần mềm nên việc lập BCTC cũng khơng có khó khăn. Nhưng cũng có mặt được và khơng được khi sử dụng phần mềm, do chương trình kế tốn đang trong q trình hoàn thiện nên liên tục thay đổi các văn bản hướng dẫn làm cho người sử dụng khi mới vừa làm quen chương trình này thi phải đổi sang chương trình khác. Ngồi ra một số đơn vị chưa có phầm mềm thì việc lập BCTC bằng excel vào cuối năm rất d xảy

ra sai sót (phần mềm Imas 8.0 có đưa vào phần nhập tăng, giảm tài sản trong kỳ đang dần hoàn thiện).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho đơng vị hành chính sự nghiệp ở việt nam theo định hướng chuẩn mực kế toán công quốc tế (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)