3.2. Các giải pháp cụ thể liên quan đến BCTC
3.2.1.1. Xác lập Hệ thống BCTC phù hợp với bản chất và yêu cầu cung cấp
thông tin
Để hệ thống BCTC hiện hành phù hợp với bản chất và yêu cầu cung cấp thơng tin thì cần phải có những thay đổi về danh mục cũng như nội dung của các báo cáo. Thay đổi này được trình bày trong Bảng tổng hợp thay đổi hệ thống BCTC.
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp thay đổi hệ thống BCTC
STT Ký hiệu biểu
TÊN BIỂU BÁO CÁO CŨ
Hướng thay
đổi HỆ THỐNG BCTC SAU HI SỬA ĐỔI Ký hiệu
biểu TÊN BIỂU BÁO CÁO MỚI Xây dựng mới B01-H Bảng cân đối kế
toán
1 B01- H Bảng cân đối tài khoản Đưa vào thuyết minh
2 B02- H Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết tốn kinh phí đã sử dụng
Sửa đổi mẫu biểu
B02- H Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết tốn kinh phí đã sử
dụng 3 F02-1H Báo cáo chi tiết kinh phí
hoạt động
Đưa vào thuyết minh
4 F02-2H Báo cáo chi tiết kinh phí dự án Đưa vào thuyết minh 5 F02- 3aH Bảng đối chiếu dự tốn kinh phí ngân sách tại KBNN Chuyển thành Phụ biểu 6 F02- 3bH Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân sách tại KBNN Chuyển thành Phụ biểu
7 B03- H Báo cáo thu- chi hoạt Sửa đổi mẫu biểu, nội dung
B03 –H Báo cáo kết quả hoạt động
động sự nghiệp và hoạt động sản xuất, kinh doanh Trường hợp hoạt động kinh doanh phát sinh nhiều
B04- H Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh
8 B04- H Báo cáo tình hình tăng, giảm TSCĐ
Chuyển thành Báo cáo nội bộ
9 B05- H Báo cáo số kinh phí chưa sử dụng đã quyết toán năm trước chuyển sang
Đưa vào thuyết minh
Xây dựng mới B05- H Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
10 B06- H Thuyết minh báo cáo tài chính
Bổ sung nội dung
B06- H Thuyết minh báo cáo tài chính
Các Báo cáo cần sửa đổi
1) “Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết tốn kinh phí đã sử dụng”: nên được thiết kế lại mẫu biểu phần I tổng hợp tình hình kinh phí cho phù hợp với các biểu chi tiết để d đối chiếu tổng hợp và quyết toán vào cuối năm, đồng thời loại bỏ chỉ tiêu “lũy kế đầu năm” (Mã số 05) do cung cấp thông tin chưa chính xác trên báo cáo.
2) “Báo cáo thu, chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh” nên thiết kế lại để phản ánh đầy đủ các khoản thu, chi và phần chênh lệch theo từng hoạt động: Trường hợp 1: đối với các đơn vị HCSN có hoạt động sản xuất phát
sinh ít thì sử dụng 1 báo cáo phản ánh đầy đủ: hoạt động thường xuyên, hoạt động
theo đơn đặt hàng, Dự án, hoạt động SXKD … (di chuyển một số nội dung về các hoạt động Đơn đặt hàng và dự án trong biểu 02 đưa vào biểu 03) còn nội dung chi tiết nên đưa vào thuyết minh. Khi đó nên đổi tên lại là “Báo cáo kết quả hoạt động”.
Trường hợp 2: đối với với các đơn vị HCSN có hoạt động SXKD phát sinh nhiều thì nên sử dụng thêm 1 báo cáo nữa để phản ánh chi tiết hoạt động SXKD
với mẫu biểu tương tự như “báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong doanh
nghiệp” và kết hợp với “Báo cáo kết quả hoạt động” để thấy được toàn bộ năng lực
hoạt động của đơn vị.
3) Các báo cáo khác bao gồm “Bảng cân đối tài khoản”, “Báo cáo kinh phí
chưa sử dụng đã quyết tốn năm trước chuyển sang”, và 2 phụ biểu “Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động”, “Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động” nên đưa vào thuyết
minh BCTC, và các yêu cầu quy định về nội dung và phương pháp lập đối với các báo cáo này không thay đổi. Đồng thời Thuyết minh BCTC còn phải bổ sung thêm các chi tiết như yêu cầu của IPSAS 1 về: cơ sở lập báo cáo, các chính sách kế toán áp dụng, phương pháp khấu hao TSCĐ…
4) Còn 2 bảng đối chiếu “Bảng đối chiếu dự tốn kinh phí ngân sách tại Kho
bạc nhà nước” và “Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh tốn tạm ứng kinh phí ngân sách tại kho bạc nhà nước” nên được chuyển đổi thành 2 bảng phụ biểu để
phục vụ cho việc quyết tốn kinh phí với nội dung và phương pháp lập vẫn không thay đổi.
5) “Báo cáo tình hình tăng, giảm TSCĐ” nên chuyển thành báo cáo bộ phận với nội dung và phương pháp lập cũng không thay đổi.