Các quy định pháp lý về kế toán chủ yếu là các văn bản pháp luật về kế toán do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Hiện nay hệ thống văn bản pháp luật về kế tốn của Việt Nam có thể phân ra làm ba cấp quản lý:
Cao nhất là hệ thống luật kế toán và các nghị định hướng dẫn thi hành luật. Đối với các đơn vị HCSN còn phải chịu sự chi phối của luật NSNN và các văn bản hướng dẫn và hướng dẫn tài chính đối với đơn vị HCSN.
Sau đó là đến hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam chỉ mới có chuẩn mực kế tốn doanh nghiệp, chưa có bộ hệ thống chuẩn mực kế tốn cơng.
Cuối cùng là chế độ, hướng dẫn kế toán cụ thể.
2.2.1. Các luật
Luật Ngân sách Nhà nước
Luật Ngân sách Nhà nước được Quốc hội thông qua ngày 16/12/2002 tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XI. Đây là một trong những văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể trong việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước. Luật này quy định về việc lập, chấp hành, kiểm tra, thanh tra, kiểm tra, quyết
toán ngân sách nhà nước và về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước các cấp trong lĩnh vực ngân sách nhà nước.
Luật kế toán Việt Nam
Hiện nay luật kế toán là văn bản pháp lý cao nhất về kế toán do Quốc hội ban hành vào ngày 17/06/2003 tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XI và có hiệu lực thi hành vào 01/01/2004. Văn bản pháp lý này quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc và làm cơ sở nền tảng để xây dựng chuẩn mực và chế độ hướng dẫn kế toán.
Luật kế toán Việt Nam đã quy định khá chi tiết về nội dung cơng tác kế tốn, tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán, hoạt động nghề nghiệp kế tốn và quản lý nhà nước. Trong đó các nội dung liên quan đến BCTC được quy định cụ thể trong mục 3 chương II từ điều 29 đến điều 34 đề cập về BCTC, về việc lập và nộp BCTC cũng như nội dung cơng khai, hình thức, thời hạn cơng khai và kiểm tốn BCTC.
Sau đó Chính phủ cũng đã ban hành 2 nghị định hướng dẫn : nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 “ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước” và nghị định 185/2004/NĐ-CP ngày 01/11/2004 “ Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán” để đảm bảo sự tuân thủ nghiêm ngặt luật kế toán và các văn bản pháp lý về kế toán khác, trong đó điều 10 của NĐ 185 quy định cụ thể về mức phạt đối với việc vi phạm các quy định về BCTC và công khai BCTC.
2.2.2. Chế độ Kế Toán HCSN
Chế độ kế toán HCSN được ban hành kèm theo quyết định 19/2006/QĐ- BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính được xây dựng và ban hành trên cơ sở Luật NSNN, Luật kế tốn và các chính sách tài chính áp dụng cho đơn vị HCSN.
Chế độ kế toán HCSN bao gồm những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số cơng việc cụ thể. Chế độ kế tốn HCSN bao gồm
năm phần: hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ kế toán; hệ thống BCTC; và các sơ đồ kế tốn chủ yếu.
Bên cạnh đó Bộ tài chính còn ban hành thêm các quy định về Chế độ Kế toán trong lĩnh vực nhà nước bên cạnh quyết định số 19, bao gồm:
─ Quyết định số 24/2006/QĐ-BTC về kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ kho bạc nhà nước.
─ Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC về kế tốn ngân sách và tài chính xã. ─ Các quyết định ban hành chế độ kế toán quỹ (BHXH, dự trữ quốc gia, các quỹ khác).
─ Cơ chế tài chính áp dụng cho đơn vị HCSN: hiện nay có 2 nghị định: nghị định 130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm về
sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính nhà nước, và nghị định 43/2006/NĐCP quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị SN cơng lập.
Thực tế hiện nay hệ thống các quy định pháp lý về kế tốn của việt Nam cịn nhiều bất cập, chưa có sự thống nhất và đồng bộ giữa các văn bản pháp luật. Trong khi đó cơ sở chính để nghiên cứu và ban hành chế độ kế toán HCSN của Việt Nam là luật NSNN và chính sách quản lý tài chính cơng thì lại có nhiều điểm khác biệt so với các nước phát triển đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng nghiên cứu, cũng như bổ sung và sửa đổi cho phù hợp với thông lệ chung, và để làm nền tảng pháp lý vững chắc cho việc nghiên cứu, xây dựng và công bố Chuẩn mực kế tốn cơng, bởi vì chuẩn mực kế tốn cơng là nơi chứa đựng những nguyên tắc và phương pháp kế toán cơ bản, là những quy định, hướng dẫn cần được tôn trọng khi thực hiện công việc kế tốn và trình bày các thơng tin trên BCTC để đảm bảo tính minh bạch của thơng tin.