STT Nhóm biến Tên biến Cơng thức tính Ký hiệu
1 Chỉ số hoạt động Vốn lưu động trên doanh
thu
(Tài sản lưu động-Nợ ngắn hạn)/Doanh thu
WCSALES
2 Chỉ số hoạt động Vòng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng bán/Hàng
tồn kho
INVETURN
3 Chỉ số hoạt động Vòng quay tài sản cố
định
Doanh thu/Tài sản cố định
FATURN
4 Chỉ số hoạt động Vòng quay tổng tài sản Doanh thu/Tổng tài sản TATURN
5 Chỉ số hoạt động Vòng quay vốn Doanh thu/Vốn chủ sở
hữu
EQTURN
6 Chỉ số hoạt động Hàng tồn kho trên doanh
thu
Hàng tồn kho/Doanh thu INVSALES
7 Chỉ số hoạt động Vòng quay các khoản
phải thu
Doanh thu/Các khoản phải thu
RECETURN
8 Chỉ số hoạt động Tài sản dễ quy đổi ra tiền
mặt trên doanh thu
(Tiền và các khoản tương đương tiền)/Doanh thu
QUISALES
9 Chỉ số hoạt động Tài sản lưu động trên
doanh thu
Tài sản lưu động/Doanh thu
CASALES
(Nguồn: A model of Corporate Bankrupt in Thailand using MDA)
43
Nhóm chỉ số thanh khoản (Liquidity ratios)
Arnold (2005) lập luận tầm quan trọng của chỉ số thanh khoản trong việc định giá công ty. Các chỉ số này cung cấp cái nhìn sâu sắc đến khả năng của cơng ty để phục vụ nghĩa vụ tài chính ngắn hạn.
Tính thanh khoản của tài sản phụ thuộc vào mức độ dễ dàng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt mà không phát sinh thua lỗ lớn. Việc quản lý khả năng thanh khoản bao gồm việc khớp các yêu cầu trả nợ với thời hạn của tài sản và các nguồn tiền mặt khác nhằm tránh mất khả năng thanh khoản mang tính chất kỹ thuật. Việc xác định khả năng thanh khoản là quan trọng. Do đó, vấn đề chính là liệu một cơng ty có khả năng tạo ra đủ tiền mặt để thanh toán cho những nhà cung cấp nguyên vật liệu và các chủ nợ hay không. Về cơ bản, các chỉ số thanh khoản thử nghiệm mức độ thanh khoản của một công ty. Hai chỉ số thông dụng được sử dụng để xác định khả năng thanh khoản của một công ty bao gồm chỉ số thanh toán hiện hành và chỉ số thanh toán nhanh hay còn gọi là chỉ số thử axit.
44