Thống kê giao dịch của NĐTNN giai đoạn 2000 – 2011

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình phân tích đa biệt thức để đo lường nguy cơ tài chính tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 38 - 44)

Đơn vị tính: triệu cổ phiếu, tỷ đồng

Năm Khối lượng (triệu cổ phiếu) Giá trị (tỷ đồng)

Mua Bán Mua ròng Mua Bán Mua ròng

2000 0 0 0 0 0 0 2001 1.62 0.05 1.57 12 2 10 2002 5.00 1.61 3.39 143 47 96 2003 4.29 0.06 4.23 109 11 98 2004 16.11 3.50 12.61 529 95 434 2005 17.39 6.33 11.06 635 202 433 2006 128.23 37.86 90.37 10,505 3,079 7,426 2007 402.72 229.43 173.29 56,412 32,196 24,216 2008 536.02 472.94 63.08 28,681 22,632 6,049 2009 757.12 714.86 42.26 36,386 32,978 3,408 2010 838.74 636.40 202.34 37,396 25,061 12,335 2011 908.21 955.48 -47.27 29,208 28,080 1,128 Tổng cộng 3,615.45 3,058.52 556.93 200,016 144,383 55,633 (Nguồn: UBCKNN) Ngồi ra, thị trường cịn ghi nhận sự bùng nổ của các trung gian tài chính trên TTCK. Số liệu tính đến cuối năm 2011 có 47 cơng ty quản lý quỹ và 105 CTCK hoạt động. Mạng lưới và quy mơ hoạt động của các CTCK tính đến cuối cuối năm 2009 là 80 chi nhánh và 40 phòng giao dịch, đến năm 2010 được mở

2,908 8,774 13,520 15,735 21,616 31,316 120,000 308,000 442,099 793,000 1,031,490 1,174,621 - 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

28

rộng với 133 chi nhánh và 80 phòng giao dịch tập trung ở nhiều tỉnh, thành phố lớn của cả nước.

Biểu đồ 2.2: Số lượng cơng ty chứng khốn giai đoạn 2000 – 2011

(Nguồn: UBCKNN)

Biểu đồ 2.3 : Số lượng công ty quản lý quỹ giai đoạn 2000 – 2011

(Nguồn: UBCKNN) Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của quy mô thị trường niêm yết, chỉ số giá chứng khoán trên 2 Sở Giao dịch chứng khoán cũng biến động rất mạnh. Sau thời gian trầm lắng từ tháng 6/2001 đến 2005, bước sang năm 2006, chỉ số VN-Index đã tăng vọt liên tục từ khoảng 300 điểm lên gần 1,200 điểm và bắt đầu giảm mạnh từ tháng 10/2007 đến tháng 3/2009. Phục hồi lại từ tháng 3/2009 – 10/2009 chỉ số đạt 630 điểm và bắt đầu suy giảm từ tháng 10/2009 cho đến tháng 12/2011.

3 8 9 11 13 14 55 78 102 105 105 105 0 20 40 60 80 100 120 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 0 0 0 0 1 4 13 22 40 46 47 47 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

29

TTCK Việt Nam đã có sự tăng trưởng không chỉ về quy mô niêm yết mà cả về tính thanh khoản của thị trường. Nếu như năm 2005, bình qn có 667,600 cổ phiếu được giao dịch một phiên, thì năm 2006, con số này tăng lên 2.6 triệu đơn vị (tăng 3.93 lần), tiếp tục tăng lên 9.79 triệu và 18.07 triệu đơn vị trong năm 2007 và 2008. Tốc độ luân chuyển thị trường trong giai đoạn này liên tục tăng từ 0.43 lần (năm 2006) lên 0.64 lần (năm 2007), 0.68 lần (năm 2008), 1.13 lần (năm 2009). Tuy nhiên tốc độ luân chuyển có xu hướng giảm mạnh trong năm 2011 chỉ đạt 0.29 lần, thấp nhất trong nhiều năm.

Nhìn lại chặng đường đã qua, TTCK Việt Nam được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân do những thành tựu đạt được, song bên cạnh đó là những tồn tại chưa được giải quyết một cách triệt để như hiện tượng làm giá cổ phiếu, sự thao túng của tin đồn, quản trị rủi ro kém, tính thanh khoản của thị trường thấp dẫn đến mất cân đối cung cầu làm giá cả biến động thất thường. Sự tăng trưởng của thị trường chưa bắt nguồn từ động cơ tích cực khi nhà đầu tư còn chạy theo phong trào, thị trường thiếu vắng các nhà đầu tư dài hạn. Hệ thống các tổ chức trung gian hỗ trợ cho hoạt động của thị trường còn nhiều hạn chế, khung pháp lý của thị trường còn nhiều bất cập khi mà Luật Chứng khoán đã ban hành song chưa đầy đủ ở một số hành vi như giao dịch khống, giao dịch tín dụng, giao dịch các sản phẩm phái sinh…

Biểu đồ 2.4: Diễn biến VN-Index giai đoạn 2000 – 2011

(Nguồn: Stoxpro và thống kê của tác giả) 0 200 400 600 800 1000 1200 1400

30

Biểu đồ 2.5: Diễn biến HNX-Index giai đoạn 2005 – 2011

(Nguồn: Stoxpro và thống kê của tác giả)

2.1.2 Giới thiệu các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt

Nam

Năm 2000, khi HOSTC đi vào hoạt động chỉ với 2 CTNY là REE và SAM, TTCK Việt Nam đã có mức tăng trưởng nhanh về giá do nguồn cung hàng hóa khan hiếm, chỉ số VN-Index liên tục tăng và đạt tới đỉnh điểm là 571,04 điểm ngày 25/6/2001. Sau đó, thị trường đã liên tục sụt giảm trong suốt 3 năm sau đó, trước khi tăng mạnh trở lại vào cuối năm 2003. Năm 2005, sau khi HASTC đi vào hoạt động, tổng số các CTNY trên cả hai Sở giao dịch chứng khốn là 38 cơng ty với tổng giá trị niêm yết là 4.94 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, giai đoạn 2000-2005 là giai đoạn hoạt động khá trầm lắng của TTCK Việt Nam và số lượng các công ty tham gia niêm yết trên thị trường khá khiêm tốn. Sự chuyển biến về lượng thể hiện rõ qua số lượng các công ty được niêm yết và giao dịch kể từ năm 2006. Tính đến cuối năm 2011, đã có 699 CTNY trên cả hai Sở giao dịch chứng khoán và 4 chứng chỉ quỹ đại chúng niêm yết, với tổng giá trị vốn hóa thị trường 539,000 tỷ đồng, tăng 55.16 lần so với cuối năm 2005.

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 14/7/2005 14/7/2006 14/7/2007 14/7/2008 14/7/2009 14/7/2010 14/7/2011

31

Biểu đồ 2.6: Số CTNY trên HOSE, HNX giai đoạn 2000 – 2011

(Nguồn: UBCKNN)

2.2 Thực trạng đo lường nguy cơ tài chính các cơng ty niêm yết trên thị

trường chứng khoán Việt Nam

Đo lường nguy cơ tài chính có thể nói vẫn cịn mới mẻ ở Việt Nam. Trong khi TTCK Việt Nam đi vào hoạt động hơn 12 năm, số đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này rất ít. Điểm qua một số tổ chức như Trung tâm thơng tin tín dụng – Ngân hàng nhà nước Việt Nam (CIC), Công ty cổ phần Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam (CRV), Trung tâm đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp (CRVC) thuộc công ty phần mềm và truyền thông Vietnamnet (nay đã dừng hoạt động). Các tổ chức trung gian này ra đời chậm và chưa phát triển làm cho nhà đầu tư, tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý… khó khăn trong việc ra các quyết định quan trọng.

Hiện nay, để có cơ sở tham khảo, nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam chỉ có hai kênh tham khảo chính thống thơng qua hình thức dịch vụ đo lường nguy cơ tài chính các CTNY trên TTCK Việt Nam qua hai tổ chức chính là CIC và CRV. CIC với xếp hạng tín dụng và CRV với xếp hạng tín nhiệm các CTNY.

2.2.1 Trung tâm thơng tin tín dụng – Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Trước sự cần thiết phải đo lường xếp hạng các doanh nghiệp, ngày 24/01/2002, NHNN đã ban hành quyết định đầu tiên về việc triển khai thí điểm đề án phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp. Việc phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp được thực hiện tại CIC theo phương pháp xếp loại và phương pháp so sánh theo quyết định số 57/2002/QĐ-NHNN. Theo quyết định này thì đối

5 11 19 21 25 32 108 138 170 200 280 306 6 87 111 168 257 367 393 0 100 200 300 400 500 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 HOSE HNX

32

tượng thí điểm phân tích, xếp loại tín dụng chỉ là các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đấu tư nước ngồi và các cơng ty cổ phần. Cũng theo điều 4 của quyết định này thì mọi thơng tin của việc đánh giá xếp hạng phải được bảo mật, chỉ được cung cấp thông tin này cho các đơn vị thuộc NHNN và các tổ chức tín dụng. Các đơn vị sử dụng thơng tin phải đúng mục đích và khơng được cung cấp cho bên thứ ba.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam thực hiện thí điểm việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Nếu việc này làm không tốt sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp, các ngành kinh tế và cả NHNN cũng như các tổ chức tín dụng. Nhưng sau hai năm thí điểm chương trình này đã đạt kết quả khả thi, nên ngày 28/04/2004, nghĩa là sau 2 năm thí điểm, NHNN đã chính thức đưa ra quyết định 473/QĐ-NHNN nhằm phê duyệt Đề án phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, cho phép CIC cung cấp các bảng báo cáo phân tích, xếp hạng các doanh nghiệp. Đối tượng được nhận các bảng báo cáo xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là các đơn vị thuộc NHNN và các tổ chức tín dụng, khơng cung cấp cho các đối tượng khác.

Theo thời gian tầm quan trọng của việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp được nhận thức rõ đối với sự phát triển của một nền kinh tế vững mạnh, nhất là trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO. Do vậy, sau khi điều chỉnh đề án, ngày 21/6/2006, Thống đốc NHNN đã ký quyết định số 1253/QĐ-NHNN cho phép CIC chính thức thực hiện nghiệp vụ phân tích, xếp hạng doanh nghiệp, và đối tượng được nhận bảng báo cáo xếp hạng bao gồm các đơn vị thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng và một số tổ chức khác khi có yêu cầu. Đặc biệt là các doanh nghiệp có nhu cầu tự xếp hạng có thể sử dụng kết quả phân tích của CIC để làm tài liệu tham khảo khi có nhu cầu vay vốn từ các tổ chức tín dụng hoặc để tự đánh giá năng lực hoạt động của chính mình. Theo quyết định này thì phạm vi được mở rộng, đó là mọi thành phần kinh tế chứ không ràng buộc như trước nữa, bao gồm doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi, cơng ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày kí và thay thế quyết định số 473/QĐ-NHNN.

33

Mơ hình sử dụng các thơng tin của CIC để đánh giá xếp hạng trong các tài liệu sau: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình dư nợ ngân hàng, các thơng tin phi tài chính khác.

Các doanh nghiệp được đánh giá được phân loại theo ngành kinh tế gồm nông lâm ngư nghiệp, thương mại dịch vụ, xây dựng và công nghiệp đồng thời phân loại theo quy mô lớn, vừa và nhỏ. Việc đánh giá xếp hạng tín dụng dựa trên các chỉ tiêu phân tích tài chính cơ bản gồm chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu cân nợ và chỉ tiêu thu nhập.

Sau khi qua q trình chấm điểm tín dụng, kết quả xếp hạng được đưa ra dưới dạng chỉ tiêu điểm với từng mức từ cao xuống thấp cụ thể như AAA, AA, A được xem là khá tốt, BBB, BB, B là trung bình và CCC, CC, C là yếu kém.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình phân tích đa biệt thức để đo lường nguy cơ tài chính tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)