Xây dựng khung pháp lý hoàn thiện về xếp hạng tín nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình phân tích đa biệt thức để đo lường nguy cơ tài chính tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 84 - 86)

Bảng 3.3 : So sánh kết quả đo lường giữa mơ hình MDA và CRV

3.2 Các giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng hiệu quả mơ hình phân

3.2.6 Xây dựng khung pháp lý hoàn thiện về xếp hạng tín nhiệm

Xếp hạng tín nhiệm là một hoạt động khơng thể thiếu được trên thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng

Cần ra quyết định phê duyệt tăng thêm các tổ chức xếp hạng tín nhiệm và cần nhận thức được rằng việc xếp hạng tín nhiệm cho doanh nghiệp là vô cùng

74

quan trọng trong thị trường vận hành hiện nay. Do vậy, khung pháp lý dành cho việc thi hành xếp hạng cũng cần phải chặt chẽ hơn. Trước đây, các quyết định chỉ đưa ra nhằm thí điểm việc xếp hạng tín nhiệm và chính thức trao quyền xếp hạng cho CIC mà thôi. Nhưng hiện nay, nhu cầu của việc xếp hạng ngày càng nhiều mà chỉ có mỗi CIC thì chưa có đủ để phục vụ. Chính vì thế, việc ban hành rộng rãi và tăng cường mở rộng các tổ chức xếp hạng là vô cùng quan trọng. Thị trường ngày càng phát triển, nhu cầu ngày càng nhiều, mà chỉ có một trung tâm xếp hạng tín nhiệm thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng độc quyền và như vậy hậu quả xấu sẽ khó tránh khỏi. Một thị trường mà xuất hiện độc quyền thì sẽ có nhiều bất cập. Có thể sẽ dẫn đến sự phân bổ, phạm vi phục vụ không lan rộng, sự phục vụ không thể chu đáo, thiếu sự cạnh tranh.

Tăng cường tính chặt chẽ của các quyết định đã ban hành và xây dựng khung pháp lý cho các tổ chức xếp hạng tín nhiệm hoạt động và tiến tới thành lập Luật xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay các quyết định dành cho việc thi hành xếp hạng tín nhiệm chỉ đơn thuần là có quyết định CIC thực hiện xếp hạng, chưa nêu gì rõ ràng và cụ thể. Phần chấm điểm ở quyết định 57/2002/QĐ-NHNN cũng chỉ chung chung, và như vậy có rất nhiều đơn vị sử dụng để đưa ra cách đánh giá một cách qua loa. Như vậy việc xếp hạng thật sự chỉ làm cho có lệ, chứ khơng mang lại hiệu quả. Chính vì thế, Pháp luật cần nâng cao tầm quan trọng của việc xếp hạng, đưa việc xếp hạng tín nhiệm lên một bậc bắt buộc phải có hiệu quả.

Ngồi những quyết định được ban hành bởi NHNN cho CIC, cơng ty xếp hạng tín nhiệm hoạt động theo Luật doanh nghiệp, cho đến nay vẫn chưa có những quy định, những quy chế hay Luật nào đề cập đến hoạt động của các tổ chức và công ty xếp hạng. Xét trên phạm vi ứng dụng thì những báo cáo xếp hạng các doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với các cá nhân và nền kinh tế do đó cần thiết phải có những quy định mang tính bắt buộc và có thể trở thành Luật để hỗ trợ các công ty, tổ chức xếp hạng trong việc thực hiện xếp hạng, ra báo cáo đánh giá xếp hạng.

75

Cần nêu rõ hình thức xử phạt việc thi hành xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp. Cần phải có một khn khổ Pháp luật thưởng phạt rõ ràng cho các tổ chức xếp hạng tín nhiệm. Nếu được như vậy, hy vọng phần nào cơng việc xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp sẽ được đảm bảo chất lượng. Thêm vào đó, nếu các tổ chức xếp hạng phát triển mạnh và ngày càng tăng thêm nhiều tổ chức, thì vừa đảm bảo chất lượng lại vừa đảm bảo nhu cầu cho người cần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình phân tích đa biệt thức để đo lường nguy cơ tài chính tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)