Chọn biến và chọn phương pháp giảm tải biến nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình phân tích đa biệt thức để đo lường nguy cơ tài chính tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 50)

Bảng 3.3 : So sánh kết quả đo lường giữa mơ hình MDA và CRV

2.3 Ứng dụng mơ hình phân tích đa biệt thức để đo lường nguy cơ tà

2.3.2.3 Chọn biến và chọn phương pháp giảm tải biến nghiên cứu

Các nghiên cứu trước đây sử dụng các chỉ số tài chính được chọn lọc để đo lường nguy cơ tài chính đã được chứng minh thành cơng với xác suất khá cao. Việc sử dụng lại các chỉ số tài chính trong các nghiên cứu trước được tiếp tục kế thừa và bổ sung thêm các chỉ số tài chính khác nhằm gia tăng tính giải thích của mơ hình MDA.

Có 33 biến độc lập là các chỉ số tài chính, được chia làm 4 nhóm chỉ số tài chính:

40

Nhóm chỉ số địn bẩy tài chính (Leverage ratios)

Địn bẩy tài chính đề cập tới việc công ty sử dụng nguồn tài trợ từ các khoản vay thay cho vốn cổ phần. Các phép đo đòn bẩy tài chính là cơng cụ để xác định xác suất cơng ty mất khả năng thanh tốn các hợp đồng nợ. Cơng ty càng nợ nhiều thì càng có nguy cơ cao mất khả năng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Nói cách khác, nợ quá nhiều sẽ dẫn tới nguy cơ tài chính.

Về phía tích cực, nợ là một dạng tài trợ tài chính quan trọng và tạo lợi thế lá chắn thuế cho doanh nghiệp (Ogden, Jen và O 'Connor, 2003) do lãi suất tiền vay được tính như một khoản chi phí hợp lệ và miễn thuế. Khi công ty vay nợ, chủ nợ và chủ sở hữu cổ phần của cơng ty có thể gặp phải những xung đột về quyền lợi. Chủ nợ có thể muốn công ty thực hiện các khoản đầu tư ít rủi ro hơn so với mong muốn của những người đầu tư vào cổ phiếu của công ty.

Bảng 2.7: Nhóm chỉ số địn bẩy tài chính

STT Nhóm biến Tên biến Cơng thức tính Ký hiệu

1 Chỉ số đòn bẩy Vốn hóa thị trường trên

tổng nợ

Vốn hóa thị trường/Tổng nợ

MKTCAPTL

2 Chỉ số đòn bẩy Vốn hóa thị trường trên

tổng tài sản

Vốn hóa thị trường/Tổng tài sản

MKTCAPTA

3 Chỉ số đòn bẩy Vốn hóa thị trường trên

vốn chủ sở hữu

Vốn hóa thị trường/Vốn chủ sở hữu

MKTCAPEQ

4 Chỉ số đòn bẩy Nợ trên vốn chủ sở hữu Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu DERATIO

5 Chỉ số đòn bẩy Nợ trên tổng tài sản Tổng nợ/Tổng tài sản DARATIO

6 Chỉ số đòn bẩy Chỉ số đòn bẩy tài chính Tổng tài sản/Vốn chủ sở

hữu

TAEQ

7 Chỉ số đòn bẩy Tài sản cố định trên vốn

chủ sở hữu và nợ dài hạn

Tài sản cố định/(Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn)

FAEQLTL

8 Chỉ số đòn bẩy Thu nhập giữ lại trên tổng

tài sản

Thu nhập giữ lại/Tổng tài sản

RETAINTA

(Nguồn: A model of Corporate Bankrupt in Thailand using MDA)

41

Nhóm chỉ số khả năng sinh lời (Profitability ratios)

Nhóm chỉ số khả năng sinh lời cho biết khả năng sinh lời của công ty. Các nhà đầu tư, các cổ đông và các nhà quản lý tài chính đặc biệt chú ý tới khả năng sinh lãi của các công ty. Việc phân tích lợi nhuận có thể bắt đầu bằng việc nghiên cứu cách thức một công ty sử dụng cơ cấu vốn. Các nhà quản lý giỏi sử dụng có hiệu quả tài sản của mình. Thơng qua việc tăng hiệu quả sản xuất, các cơng ty có thể giảm hoặc kiểm sốt được các chi phí. Tỷ lệ lợi nhuận do bất kỳ một công ty nào đạt được là quan trọng nếu các nhà quản lý của cơng ty đó mong muốn thu hút vốn và thực hiện việc tài trợ thành công cho sự phát triển của cơng ty.

Bảng 2.8: Nhóm chỉ số khả năng sinh lời

STT Nhóm biến Tên biến Cơng thức tính Ký hiệu

1 Chỉ số lợi nhuận Lợi nhuận trên tổng

tài sản

Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản ROA

2 Chỉ số lợi nhuận Lợi nhuận trên vốn

chủ sở hữu

Lợi nhuận ròng/Vốn chủ sở hữu ROE

3 Chỉ số lợi nhuận Lợi nhuận biên gộp (Doanh thu – Chi phí)/Doanh thu GPMARGIN

4 Chỉ số lợi nhuận Lợi nhuận biên ròng Thu nhập ròng/Doanh thu NPMARGIN

5 Chỉ số lợi nhuận Lợi nhuận hoạt động EBIT/Doanh thu EBITSALE

6 Chỉ số lợi nhuận EBIT trên tổng tài sản EBIT/Tổng tài sản EBITTA

(Nguồn: A model of Corporate Bankrupt in Thailand using MDA)

Nhóm chỉ số hoạt động (Activity ratios)

Nhóm chỉ số hoạt động cho biết chu kỳ vận động của công ty trong kỳ kinh doanh. Khả năng phân biệt của một tập hợp các chỉ số hoạt động được phân tích dựa trên lập luận là các nhà quản lý của các công ty hoạt động kém hiệu quả có thể phân bổ các quỹ của công ty để sử dụng hiệu quả hơn và do đó tạo ra giá trị cho cổ đơng. Trong khi nhiều chỉ số khác có thể suy giảm hoặc cải thiện bằng các

42

yếu tố kinh tế vĩ mô, chẳng hạn như thay đổi về nhu cầu về sản phẩm, cung cấp hàng hóa, vốn …(Palepu và cộng sự, 2007).

Các công ty với chỉ số doanh thu tài sản thấp ràng buộc vốn nhiều hơn so với các cơng ty khác và do đó tích luỹ chi phí cao hơn tổng vốn liên quan đến thu nhập. Các cơng ty này có thể làm giảm nhu cầu vốn của họ, và do đó tạo ra giá trị bằng cách cải thiện doanh thu tài sản khác nhau. Các công ty phải chứng minh được hiệu quả hơn trong việc sử dụng vốn trong năm trước khi chuyển tiếp vào phân khúc tăng trưởng, điều này có thể là một dấu hiệu của thị trường là chậm chạp trong việc cải thiện hiệu quả.

Bảng 2.9: Nhóm chỉ số hoạt động

STT Nhóm biến Tên biến Cơng thức tính Ký hiệu

1 Chỉ số hoạt động Vốn lưu động trên doanh

thu

(Tài sản lưu động-Nợ ngắn hạn)/Doanh thu

WCSALES

2 Chỉ số hoạt động Vòng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng bán/Hàng

tồn kho

INVETURN

3 Chỉ số hoạt động Vòng quay tài sản cố

định

Doanh thu/Tài sản cố định

FATURN

4 Chỉ số hoạt động Vòng quay tổng tài sản Doanh thu/Tổng tài sản TATURN

5 Chỉ số hoạt động Vòng quay vốn Doanh thu/Vốn chủ sở

hữu

EQTURN

6 Chỉ số hoạt động Hàng tồn kho trên doanh

thu

Hàng tồn kho/Doanh thu INVSALES

7 Chỉ số hoạt động Vòng quay các khoản

phải thu

Doanh thu/Các khoản phải thu

RECETURN

8 Chỉ số hoạt động Tài sản dễ quy đổi ra tiền

mặt trên doanh thu

(Tiền và các khoản tương đương tiền)/Doanh thu

QUISALES

9 Chỉ số hoạt động Tài sản lưu động trên

doanh thu

Tài sản lưu động/Doanh thu

CASALES

(Nguồn: A model of Corporate Bankrupt in Thailand using MDA)

43

Nhóm chỉ số thanh khoản (Liquidity ratios)

Arnold (2005) lập luận tầm quan trọng của chỉ số thanh khoản trong việc định giá công ty. Các chỉ số này cung cấp cái nhìn sâu sắc đến khả năng của cơng ty để phục vụ nghĩa vụ tài chính ngắn hạn.

Tính thanh khoản của tài sản phụ thuộc vào mức độ dễ dàng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt mà không phát sinh thua lỗ lớn. Việc quản lý khả năng thanh khoản bao gồm việc khớp các yêu cầu trả nợ với thời hạn của tài sản và các nguồn tiền mặt khác nhằm tránh mất khả năng thanh khoản mang tính chất kỹ thuật. Việc xác định khả năng thanh khoản là quan trọng. Do đó, vấn đề chính là liệu một cơng ty có khả năng tạo ra đủ tiền mặt để thanh toán cho những nhà cung cấp nguyên vật liệu và các chủ nợ hay không. Về cơ bản, các chỉ số thanh khoản thử nghiệm mức độ thanh khoản của một công ty. Hai chỉ số thông dụng được sử dụng để xác định khả năng thanh khoản của một công ty bao gồm chỉ số thanh toán hiện hành và chỉ số thanh toán nhanh hay còn gọi là chỉ số thử axit.

44

Bảng 2.10: Nhóm chỉ số thanh khoản

STT Nhóm biến Tên biến Cơng thức tính Ký hiệu

1 Chỉ số thanh khoản Vốn lưu động trên tổng tài

sản

(Tài sản lưu động-Nợ ngắn hạn)/Tổng tài sản

WCTA

2 Chỉ số thanh khoản Chỉ số thanh toán tiền mặt Tiền mặt/Nợ ngắn hạn CASHCL

3 Chỉ số thanh khoản Tiền mặt trên tổng tài sản Tiền mặt/Tổng tài sản CASHTA

4 Chỉ số thanh khoản Tiền mặt trên doanh thu Tiền mặt/Doanh thu CASHSALE

5 Chỉ số thanh khoản Chỉ số thanh toán hiện

hành

Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

CRRATIO

6 Chỉ số thanh khoản Tài sản ngắn hạn trên tổng

tài sản

Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản

CATA

7 Chỉ số thanh khoản Nợ ngắn hạn trên vốn chủ

sợ hữu

Nợ ngắn hạn/Vốn chủ sở hữu

CLEQUITY

8 Chỉ số thanh khoản Chỉ số thanh toán nhanh

(Tiền và các khoản tương đương tiền + đầu tư tài chính ngắn hạn)/Nợ ngắn

QUIRATIO

9 Chỉ số thanh khoản Tài sản dễ quy đổi ra tiền

mặt trên tổng tài sản

(Tiền và các khoản tương đương tiền)/Tổng tài sản

QUITA

10 Chỉ số thanh khoản Hàng tồn kho trên tài sản

ngắn hạn

Hàng tồn kho/Tài sản ngắn hạn

INVECA

(Nguồn: A model of Corporate Bankrupt in Thailand using MDA) Để triệt tiêu hiện tượng đa cộng tuyến và tự tương quan giữa các biến độc lập mà hậu quả sẽ làm giảm đi khả năng đo lường của mơ hình, cần phải xử lý thông qua thống kê. Trong thống kê có nhiều phương pháp để giảm tải số lượng biến nghiên cứu, thông thường sử dụng phương pháp chọn từng bước (Stepwise selection) và phương pháp phân tích nhân tố chính (Principle Component Analysic).

Zavgren (1983) chỉ ra rằng các chỉ số tài chính có tương quan với biến phụ thuộc trong nghiên cứu sẽ có cùng tương quan trong các thiết lập đo lường. Trong một mơ hình sử dụng các chỉ số tài chính có tương quan trong việc phân loại mẫu có thể kém hiệu quả trong ứng dụng thực tế. Zavgren cũng chứng minh rằng một

45

mơ hình với nhiều biến cũng có khả năng xử lý đáng kể được hiện tượng đa cộng tuyến.

Để giảm tải số lượng biến độc lập, sử dụng phương pháp của Leshno và Spector (1996), phương pháp này như sau:

- Bao gồm tất cả các biến được sử dụng trong mô hình Z score của Altman (1968).

- Giữ lại một biến hoặc một cặp biến độc lập có hệ số tương quan từ 0.9 trở lên.

- Loại biến mà dữ liệu bị khuyết nhiều từ cặp có hệ số tương quan cao. - Nếu cả hai biến có cùng dữ liệu bị khuyết thì loại trừ theo hướng xác

định biến nào ít liên quan hơn đến mơ hình dựa vào kinh nghiệm của các nghiên cứu trước.

Một tiêu chí được bổ sung thêm để giảm tải số lượng biến là sử dụng phương pháp chọn từng bước (Jo Han & Lee 1997), theo đó vài chỉ số đo lường nhất định sẽ có quan hệ tương quan hay cộng tuyến cao với các chỉ số khác.

2.3.3 Quy trình thực hiện mơ hình MDA

Bất cứ một mơ hình đo lường nào cũng đều phải xây dựng một quy trình thực hiện nghiêm ngặt, MDA cũng khơng ngoại lệ và quy trình thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Xác định biến quan trọng. Đây là quy trình chọn từng bước để xác định các biến độc lập có ảnh hưởng nhất đối với cơng ty có nguy cơ tài chính và cơng ty khơng có nguy cơ tài chính. Sử dụng thống kê F-test hoặc Wilks Lambra để xác định.

Bước 2: Giảm tải biến độc lập theo phương pháp Leshno và Spector (1996).

Bước 3: Kiểm tra tác động của vi phạm giả định các biến có phân phối chuẩn. Thực hiện bằng cách sử dụng điều kiện phân phối chuẩn Skewness và

46

Kurtosis tìm ra các biến có phân phối chuẩn và quy biến khơng có phân phối chuẩn về phân phối chuẩn nếu có thể được.

Bước 4: Chạy mơ hình và lựa chọn các hàm biệt thức phù hợp nhất. Các hàm biệt thức phù hợp nhất đánh giá sự phân loại chính xác và phù hợp với tổng thể. Ma trận phân loại được tính tốn để tăng cường sự chính xác của việc đo lường.

Bước 5: Kiểm định mơ hình MDA

Phương pháp chọn từng bước đã được sử dụng để phát triển đo lường. Ý nghĩa thống kê của mơ hình MDA được đánh giá bằng cách kiểm tra thống kê F test hoặc Wilks Lambra. Phân tích này là cần thiết cho việc xác định biến quan trọng trong việc phân loại cơng ty có nguy cơ tài chính và cơng ty khơng có nguy cơ tài chính.

2.3.3.1 Thống kê mô tả các biến độc lập

Thống kê cho thấy các biến độc lập có khoảng biến thiên lớn từ hàng chục đến hàng trăm lần, trong đó biến IVETURN08 lên đến gần 1,000 lần, có biến đạt giá trị âm.

47

Bảng 2.11: Thống kê mô tả các biến độc lập Tên Tên biến Quan sát Khoảng biến thiên Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Phương sai mẫu MKTCAPTL08 98 17.4356 0.0251 17.4608 1.1878 2.2029 4.8530 MKTCAPTA08 98 3.3583 0.0197 3.3780 0.3312 0.4421 0.1950 MKTCAPEQ08 98 10.9257 -4.9849 5.9408 0.7182 1.1771 1.3860 DERATIO08 98 90.3900 -61.3700 29.0200 1.5782 7.4178 55.0240 DARATIO08 98 0.9586 0.0309 0.9896 0.5291 0.2344 0.0550 TAEQ08 98 91.5903 -61.4717 30.1186 2.5945 7.5212 56.5690 FAEQLTL08 98 5.3058 0.0142 5.3200 0.6382 0.6370 0.4060 RETAINTA08 98 0.6486 -0.4322 0.2164 0.0024 0.0973 0.0090 ROA08 98 0.7131 -0.3320 0.3811 0.0209 0.1116 0.0120 ROE08 98 3.2056 -1.9519 1.2537 0.0188 0.4088 0.1670 GPMARGIN08 98 1.2536 -0.4762 0.7774 0.1463 0.1648 0.0270 NPMARGIN08 98 3.6439 -2.8770 0.7669 -0.0111 0.3275 0.1070 EBITSALE08 98 5.8348 -2.8770 2.9578 0.0738 0.4787 0.2290 EBITTA08 98 0.7470 -0.3658 0.3812 0.0503 0.1200 0.0140 WCSALES08 98 18.9567 -1.2183 17.7384 0.5528 2.1221 4.5030 INVETURN08 98 990.3600 0.0294 990.3865 32.9650 138.4450 19,170 FATURN08 98 73.6510 0.2290 73.8800 7.5964 10.9047 118.9130 TATURN08 98 6.8527 0.0170 6.8697 1.2248 1.0902 1.1890 EQTURN08 98 132.8400 -109.5472 23.2953 2.4949 12.1889 148.5700 INVSALES08 98 19.6829 -0.0008 19.6822 0.5206 2.0732 4.2980 RECETURN08 98 90.4587 0.0548 90.5135 8.2045 11.0362 121.7970 QUISALES08 98 19.0217 0.0183 19.0400 0.7334 2.2982 5.2820 CASALES08 98 47.3230 0.0867 47.4097 1.5356 5.2315 27.3680 WCTA08 98 1.3626 -0.6887 0.6739 0.1514 0.2184 0.0480 CASHCL08 98 9.5047 0.0032 9.5078 0.3558 1.0025 1.0050 CASHTA08 98 0.5406 0.0003 0.5408 0.0574 0.0809 0.0070 CASHSALE08 98 10.5987 0.0013 10.6000 0.2184 1.1229 1.2610 CRRATIO08 98 16.4471 0.1621 16.6091 2.0326 2.1350 4.5580 CATA08 98 0.9347 0.0402 0.9749 0.5723 0.2235 0.0500 CLEQUITY08 98 70.1434 -45.6604 24.4831 1.2407 5.5840 31.1810 QUIRATIO08 98 9.7892 0.0008 9.7900 0.6108 1.3287 1.7650 QUITA08 98 0.5398 0.0010 0.5408 0.0723 0.0857 0.0070 INVECA08 98 1.1342 0.0005 1.1347 0.3813 0.2406 0.0580 (Nguồn: Tác giả thống kế từ Phụ lục 4)

48

2.3.3.2 Xác định biến giải thích

Bảng 2.12: Ý nghĩa thông kê các biến độc lập

Tên biến

Trung bình Tests of Equality of Group

Ghi chú Có nguy Khơng có nguy Wilks' Lambda F Sig. MKTCAPTL08 0.7770 1.5980 0.9650 3.4920 0.0650 Chỉ số đòn bẩy MKTCAPTA08 0.2200 0.4420 0.9370 6.4870 0.0120 Chỉ số đòn bẩy MKTCAPEQ08 0.5730 0.8640 0.9850 1.5020 0.2230 Chỉ số đòn bẩy DERATIO08 1.5610 1.5950 1.0000 0.0010 0.9820 Chỉ số đòn bẩy DARATIO08 0.5570 0.5010 0.9860 1.4030 0.2390 Chỉ số đòn bẩy TAEQ08 2.5570 2.6320 1.0000 0.0020 0.9610 Chỉ số đòn bẩy FAEQLTL08 0.7810 0.4950 0.9490 5.1660 0.0250 Chỉ số đòn bẩy RETAINTA08 -0.0460 0.0510 0.7520 31.7370 0.0000 Chỉ số đòn bẩy ROA08 -0.0470 0.0890 0.6250 57.6950 0.0000 Chỉ số lợi nhuận ROE08 -0.1760 0.2140 0.7700 28.7310 0.0000 Chỉ số lợi nhuận GPMARGIN08 0.1100 0.1820 0.9520 4.8140 0.0310 Chỉ số lợi nhuận NPMARGIN08 -0.1100 0.0880 0.9080 9.7560 0.0020 Chỉ số lợi nhuận EBITSALE08 -0.0050 0.1530 0.9730 2.7090 0.1030 Chỉ số lợi nhuận EBITTA08 -0.0200 0.1200 0.6550 50.5000 0.0000 Chỉ số lợi nhuận WCSALES08 0.8200 0.2860 0.9840 1.5570 0.2150 Chỉ số hoạt động INVETURN08 39.6940 26.2360 0.9980 0.2300 0.6330 Chỉ số hoạt động FATURN08 6.2550 8.9380 0.9850 1.4910 0.2250 Chỉ số hoạt động TATURN08 0.9800 1.4700 0.9490 5.1600 0.0250 Chỉ số hoạt động EQTURN08 1.2440 3.7450 0.9890 1.0320 0.3120 Chỉ số hoạt động INVSALES08 0.7900 0.2520 0.9830 1.6620 0.2000 Chỉ số hoạt động RECETURN08 6.9860 9.4230 0.9880 1.1970 0.2770 Chỉ số hoạt động QUISALES08 1.0680 0.3980 0.9790 2.1060 0.1500 Chỉ số hoạt động CASALES08 2.1610 0.9110 0.9860 1.4050 0.2390 Chỉ số hoạt động WCTA08 0.1080 0.1950 0.9590 4.0710 0.0460 Chỉ số thanh khoản CASHCL08 0.4070 0.3050 0.9970 0.2540 0.6150 Chỉ số thanh khoản CASHTA08 0.0480 0.0670 0.9870 1.3110 0.2550 Chỉ số thanh khoản CASHSALE08 0.3490 0.0870 0.9860 1.3370 0.2510 Chỉ số thanh khoản CRRATIO08 2.0370 2.0280 1.0000 0.0000 0.9840 Chỉ số thanh khoản CATA08 0.5360 0.6090 0.9730 2.7010 0.1040 Chỉ số thanh khoản CLEQUITY08 1.1660 1.3160 1.0000 0.0170 0.8950 Chỉ số thanh khoản QUIRATIO08 0.6210 0.6000 1.0000 0.0060 0.9380 Chỉ số thanh khoản QUITA08 0.0590 0.0860 0.9750 2.4470 0.1210 Chỉ số thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình phân tích đa biệt thức để đo lường nguy cơ tài chính tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 50)