Hậu quả của thừa cân béo phì đến sức khỏe trẻ em

Một phần của tài liệu Khảo sát tình trạng dinh dưỡng và xây dựng thực đơn phù hợp cho trẻ em 6 tuổi tại TP HCM (Trang 27 - 29)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.4 Hậu quả của thừa cân béo phì đến sức khỏe trẻ em

Các bệnh không lây nhiễm liên quan đến chế độ ăn uống bao gồm các bệnh tim mạch (chẳng hạn nhƣ đau tim và đột quỵ, và thƣờng liên quan đến huyết áp cao), một số bệnh ung thƣ và tiểu đƣờng. Chế độ ăn uống không lành mạnh và dinh dƣỡng kém là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu của các bệnh này trên toàn cầu (Viện dinh dƣỡng, 2019).

TCBP đƣợc xếp hạng là nguy cơ tử vong thứ năm trên toàn cầu. Ngoài ra, 44% gánh nặng bệnh ĐTĐ, 23% gánh nặng bệnh tim thiếu máu cục bộ và từ 7% - 41% gánh nặng ung thƣ là do TCBP gây ra (WHO, 2019).

Tăng huyết áp (THA):

Khi nghiên cứu những ảnh hƣởng bất lợi của trẻ 6 - 15 tuổi bị TCBP tại Biên Hòa của tác giả Hà Văn Thiệu và cộng sự cho thấy tỉ lệ THA tâm thu là 36,82%, THA tâm trƣơng là 14,75% (Hà Văn Thiệu và Bùi Thị Xờ, 2019). Đỗ Thị Phƣơng Hà và cộng sự đã chỉ ra trẻ TCBP bị THA là 26% và trẻ có tỉ số vịng eo/chiều cao cao có nguy cơ THA cao gấp 4,1 lần nhóm trẻ có BMI hay vịng eo/chiều cao bình thƣờng (Đỗ Thị Phƣơng Hà và cộng sự, 2015).

Viêm xƣơng khớp mạn tính và bệnh Gout:

BP có nguy cơ bị đau lƣng, bệnh viêm khớp mạn tính và bệnh Gout. Trong đó viêm xƣơng khớp phổ biến hơn ở những ngƣời BP. Điều này có thể liên quan đến cả khớp chịu trọng lƣợng và không chịu trọng lƣợng, cho thấy rằng sinh lý bệnh phải liên quan đến cả khối lƣợng cơ thể tăng adipokine lƣu thông, các yếu tố gây viêm hoặc các cơ chế sinh lý bệnh khác (Reyes C. et al., 2016).

Đái tháo đƣờng (ĐTĐ):

BP là một trong những yếu tố dự báo mạnh nhất của ĐTĐ tuýp 2 (Menke A. et al., 2014). Theo nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Phƣơng Hà xét nghiệm máu của 46 trẻ từ 8 - 10 tuổi bị TCBP tại Hà Nội thì rối loạn Glucose máu chiếm tỉ lệ cao nhất 43,5% (Đỗ Thị Phƣơng Hà và cộng sự, 2015).

Rối loạn chuyển hóa Lipid máu:

BP có liên quan với rối loạn chuyển hóa Lipid máu bao gồm tăng Trilycerid, tăng Cholesterol và Cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C). Khi các acid béo không đƣợc sử dụng sẽ tập hợp ở mô mỡ. Tại các mô mỡ này, các acid béo kết nối tạo thành Triglycerid, khi lƣợng Triglycerid quá nhiều sẽ tràn vào máu gây Triglycerid máu cao. Nghiên cứu 442 học sinh tiểu học mắc bệnh BP tại quận 10 TP. Hồ Chí Minh của tác giả Trần Quốc Cƣờng và cộng sự năm 2010 - 2011, cho kết quả là tỉ lệ tăng Cholesterol toàn phần, Triglyceride, LDL-C và giảm HDL-C (Cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao) lần lƣợt là 22,6%, 22,6%, 22,2% và 5,9%, rối loạn chuyển hóa Lipid là vấn đề phổ biến ở học sinh tiểu học bị BP (Trần Quốc Cƣờng, 2012).

Hội chứng chuyển hóa:

BP làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa do BP làm tăng nguy cơ THA, tăng Triglycerid máu đồng thời cũng làm tăng nguy cơ giảm dung nạp Glucose. BP ở trẻ em làm tăng nguy cơ mắc kèm theo bệnh BP và các bệnh mạn tính khơng lây dẫn đến hội chứng chuyển hóa ở ngƣời trƣởng thành. Tỉ lệ hội chứng chuyển hóa ở trẻ TCBP 6 - 11 tuổi ở Nhật Bản là 14,5% (Yoshinaga M et al., 2005). Nghiên cứu 510 trẻ 10 - 15 tuổi bị TCBP đến khám tại Bệnh viện Nhi Đồng Nai, cho thấy tỉ lệ mắc hội chứng chuyển hóa là 31,37% (Nguyễn Anh Tuấn và Hà Văn Thiệu, 2013).

Rối loạn các hormone nội tiết ảnh hƣởng tới chức năng sinh sản, dậy thì sớm:

Trẻ nữ bị TCBP có nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang sớm, giảm khả năng sinh sản khi trƣởng thành, thƣờng hay có biểu hiện dậy thì sớm (Crocker M et al., 2014). Trong một nghiên cứu theo chiều dọc, phụ nữ bị TCBP trong thời thơ ấu có nguy cơ tử vong do ung thƣ vú ở tuổi trƣởng thành (Must A et al., 2012).

Bằng chứng khoa học từ cuộc điều tra sức khỏe và dinh dƣỡng toàn quốc lần thứ 3 của Mỹ cho thấy tần suất xuất hiện dậy thì sớm có liên quan chặt chẽ với tình trạng BP, 33% trẻ gái có cân nặng cao dậy thì trƣớc 11 tuổi so với tỷ lệ 12% ở trẻ có

cân nặng thấp và khác nhau có ý nghĩa khi xem xét việc dậy thì trƣớc 10 tuổi. Trẻ phát triển chiều cao nhanh do dậy thì sớm, xƣơng cốt hóa sớm, nên trẻ sẽ bị lùn khi trƣởng thành (Ogden CL et al., 2010).

Ảnh hƣởng chất lƣợng cuộc sống:

Trẻ TCBP thƣờng bị bạn bè trêu chọc, dẫn đến tâm lý tự ti, cơ độc, thậm chí có những biểu hiện tiêu cực nhƣ coi thƣờng bản thân. Các tổn thƣơng tâm lý này nếu không đƣợc phát hiện và điều trị kịp thời sẽ kéo dài đến tuổi trƣởng thành làm cho trẻ trở nên khó hồ nhập cộng đồng, có tƣ tƣởng nổi loạn, thậm chí có ý định tự tử (Hà Văn Thiệu và Bùi Văn Xờ, 2019).

Ngƣời bị BP thƣờng không cảm thấy thoải mái, kém lanh lợi trong cuộc sống, năng suất lao động kém hơn ngƣời bình thƣờng: Ngƣời BP thƣờng có cảm giác bực bội khó chịu vào mùa hè do lớp mỡ dày đã trở thành một hệ thống cách nhiệt. Ngƣời BP cũng thƣờng xuyên cảm thấy mệt mỏi toàn thân, nhức đầu, tê buốt ở hai chân làm cho cuộc sống thiếu thoải mái. Ngƣời BP làm việc chóng mệt nhất là ở mơi trƣờng nóng. Mặt khác, do khối lƣợng cơ thể cao nên để hồn thành một cơng việc trong lao động, ngƣời BP nhiều công sức hơn. Hậu quả là hiệu suất lao động giảm rõ rệt so với ngƣời bình thƣờng. Ngƣời BP thƣờng phản ứng chậm chạp hơn so với ngƣời bình thƣờng nên dễ bị tai nạn giao thông cũng nhƣ tai nạn lao động (Viện dinh dƣỡng, 2019).

Một phần của tài liệu Khảo sát tình trạng dinh dưỡng và xây dựng thực đơn phù hợp cho trẻ em 6 tuổi tại TP HCM (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)