Biện pháp can thiệp tăng cƣờng hoạt động thể lực

Một phần của tài liệu Khảo sát tình trạng dinh dưỡng và xây dựng thực đơn phù hợp cho trẻ em 6 tuổi tại TP HCM (Trang 37 - 38)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.6 Các giải pháp can thiệp để phịng chống thừa cân, béo phì ở trẻ em

1.6.2 Biện pháp can thiệp tăng cƣờng hoạt động thể lực

Hoạt động thể lực đƣợc coi là một yếu tố bảo vệ cho sức khỏe của con ngƣời, thực hiện các hoạt động thể lực là cải thiện về sức khỏe thể chất, tâm lý và tinh thần cho ngƣời tham gia. Hoạt động thể lực có thể giúp tăng cƣờng hoạt động của hệ tim mạch, thúc đẩy sự hoàn thiện và phát triển các chức năng của não bộ. Hoạt động thể lực ở trẻ em có liên quan đến TCBP. Hoạt động thể lực là một biện pháp quan trọng trong can thiệp giảm cân vì vừa giúp giảm cân vừa duy trì hiệu quả giảm cân lâu dài và có ảnh hƣởng tích cực đến các nguy cơ bệnh tật gắn liền với tình trạng TCBP.

Báo cáo của Ủy ban tƣ vấn, hƣớng dẫn hoạt động thể lực Hoa Kỳ năm 2008 cũng cho thấy rằng hoạt động thể lực trong 180 - 270 phút mỗi tuần sẽ giúp giảm từ 0,5 đến 3,0 kg trọng lƣợng cơ thể, để giảm béo phì ở trẻ em dƣới 18 tuổi cần dành 60 phút mỗi ngày cho các hoạt động thể lực từ mức trung bình đến nặng, đây là một khuyến cáo có mức độ chứng cứ mạnh mẽ (Physical Activity Guideline, 2008). Nghiên cứu của trƣờng Cao đẳng Y học thể thao Hoa Kỳ kết luận rằng có mối liên quan giữa mức độ hoạt động thể lực và mức độ thay đổi trọng lƣợng, theo đó các can thiệp hoạt động thể lực có thời gian dƣới 150 phút mỗi tuần không làm thay đổi đáng kể trọng lƣợng cơ thể, ngƣợc lại hoạt động thể chất trên 150 phút và 225 - 420 phút mỗi tuần giúp giảm 2 - 3 kg và 5 - 7,5 kg trọng lƣợng, tƣơng ứng (Donnelly et al., 2019). Nghiên cứu can thiệp phòng, chống TCBP ở học sinh tiểu học quận 10, TP Hồ Chí Minh do Lê Thị Kim Quí và cộng sự tiến hành với các biện pháp cung

cấp kiến thức dinh dƣỡng, trang bị dụng cụ thể dục thể thao, tạo sân chơi để trẻ tăng cƣờng vận động thể chất, sau một năm can thiệp tỉ lệ béo phì ở trƣờng có can thiệp giảm từ 8% xuống còn 3,9%, gấp hai lần so với trƣờng đối chứng (Lê Thị Kim Quý và cộng sự, 2010).

Một phần của tài liệu Khảo sát tình trạng dinh dưỡng và xây dựng thực đơn phù hợp cho trẻ em 6 tuổi tại TP HCM (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)