Biện pháp thay đổi khẩu phần và thói quen ăn uống

Một phần của tài liệu Khảo sát tình trạng dinh dưỡng và xây dựng thực đơn phù hợp cho trẻ em 6 tuổi tại TP HCM (Trang 33 - 37)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.6 Các giải pháp can thiệp để phịng chống thừa cân, béo phì ở trẻ em

1.6.1 Biện pháp thay đổi khẩu phần và thói quen ăn uống

Biện pháp thay đổi khẩu phần:

Các biện pháp can thiệp thay đổi chế độ ăn uống trƣớc đây chủ yếu nhằm vào việc thay đổi tỉ lệ thành phần các chất dinh dƣỡng đa lƣợng (Glucid, Protein, Lipid) trong khẩu phần của trẻ TCBP. Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng tiến hành trong vịng hai năm, so sánh các chế độ ăn với bốn chế phẩm có tỉ lệ các chất dinh dƣỡng đa lƣợng khác nhau đã kết luận rằng: “Khẩu phần giảm calo có hiệu quả giảm cân mà không phụ thuộc vào tỉ lệ các chất dinh dƣỡng đa lƣợng trong khẩu phần đó” (Sack F. M et al., 2009). Hơn nữa, các chế độ ăn uống giảm calo khơng giúp cho trẻ có cảm giác no, trẻ ln có xu hƣớng muốn tìm đồ ăn thêm dẫn tới việc duy trì chế độ ăn uống đó gặp nhiều khó khăn. Với những kết quả tƣơng tự đến từ một số thử nghiệm khác, các khuyến nghị chính sách y tế về các biện pháp can thiệp chế độ ăn uống đã chuyển từ khẩu phần ít calo chú trọng thay đổi tỉ lệ các chất dinh dƣỡng đa lƣợng sang phƣơng pháp thay đổi khẩu phần nhấn mạnh việc kiểm sốt kích thƣớc khẩu phần và đậm độ năng lƣợng (US Department, 2010).

Kích thƣớc khẩu phần:

Các nghiên cứu gần đây cho thấy kích thƣớc khẩu phần có tác động mạnh mẽ, bền vững đối với lƣợng thực phẩm tiêu thụ. Cảm giác no phụ thuộc vào thể tích các thức ăn đƣa vào cơ thể trong một bữa ăn (Kral T.V.E and Rolls B.J, 2011). Hƣớng dẫn chế độ ăn uống năm 2010 cho ngƣời Mỹ khơng chỉ khun mọi ngƣời ăn ít calo hơn mà còn khuyến nghị tăng tỉ lệ rau và trái cây trong bữa ăn (US. Department, 2010). Việc tăng tỉ trọng rau, quả trong khẩu phần giúp giảm lƣợng calo tiêu thụ (Roll.J et al., 2010). Các nghiên cứu khác cho thấy ở cả trẻ em và ngƣời lớn, việc tăng lƣợng rau ăn vào lúc bắt đầu bữa ăn có thể giảm lƣợng calo của cả bữa ăn (Spill M.K et al., 2010).

Việc bổ sung ngũ cốc nguyên hạt trong khẩu phần cũng giúp làm tăng kích thƣớc khẩu phần. Một số nghiên cứu từ các quốc gia và châu lục khác nhau, bao gồm Malaysia (Koo H.C et al., 2016), Bahrain (Gharib N and Rasheed P, 2011) và châu Âu (Kleiman S et al., 2012), đã chứng minh rằng trẻ em vẫn bị thiếu chất xơ và một số vi chất dinh dƣỡng trong chế độ ăn của chúng, mặc dù có đủ lƣợng calo

và các chất dinh dƣỡng đa lƣợng. Một phân tích gộp gần đây kết luận rằng những ngƣời lớn sử dụng ngũ cốc nguyên hạt trong khẩu phần có nguy cơ TCBP thấp hơn (Ye E. Q et al., 2012). Ngoài ra, các nghiên cứu dịch tễ và các thử nghiệm lâm sàng can thiệp ngẫu nhiên đƣợc tiến hành trên ngƣời trƣởng thành ở Mỹ đều cho thấy rằng khối lƣợng mỡ bụng giảm hơn ở những ngƣời dùng chế độ ăn có ngũ cốc nguyên hạt so với những ngƣời dùng chế độ ăn có ngũ cốc tinh chế (Maki K.C et al., 2010). Ở trẻ em, mối tƣơng quan giữa việc tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt trong khẩu phần và lợi ích đối với sức khỏe chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cắt ngang trƣớc đây cho rằng việc tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp cải thiện chất lƣợng chế độ ăn uống và BMI (Bellisle F et al., 2014) ở trẻ em (Choumenkovitch S.F et al., 2013).

Một biện pháp kiểm sốt kích thƣớc khẩu phần khác là hạn chế tiếp xúc các thực phẩm giàu năng lƣợng. Điều này có thể làm đƣợc với các loại đồ ăn nhanh đƣợc đóng gói dƣới dạng lỏng. Có bằng chứng cho thấy việc tiêu thụ đồ ăn nhanh dạng lỏng giúp hạn chế năng lƣợng và giảm cân (Heymsfield S.B, 2010). Ngoài ra cịn có bằng chứng cho thấy tác động tiêu cực của đồ ăn nhanh dạng rắn đối với việc giảm cân (Rock C.L et al., 2010). Các nghiên cứu đều cho thấy biện pháp kiểm sốt khẩu phần có hiệu quả giảm cân, tuy nhiên hiệu quả duy trì lâu dài cân nặng đã đạt đƣợc của biện pháp này cần phải đƣợc nghiên cứu thêm.

Đậm độ năng lƣợng

Đậm độ năng lƣợng của thực phẩm là yếu tố quyết định đáng kể đến cảm giác no và tổng lƣợng calo trong khẩu phần không phụ thuộc vào tỉ lệ các chất dinh dƣỡng đa lƣợng. Những nghiên cứu về đậm độ năng lƣợng cho thấy rằng việc tiêu thụ một lƣợng lớn các loại thực phẩm có đậm độ năng lƣợng thấp và nhiều nƣớc nhƣ súp, xà lách hoặc trái cây, có liên quan đến việc giảm lƣợng calo ăn vào (Roll B.J, 2010).Việc đƣợc ăn nhiều thức ăn hơn trong khi vẫn giảm năng lƣợng đƣa vào có thể góp phần xây dựng một chế độ ăn uống năng lƣợng thấp vì có thể kiểm sốt cơn đói.

Biện pháp thay đổi thói quen ăn uống

Các biện pháp can thiệp thay đổi thói quen ăn uống chỉ có thể đạt hiệu quả duy trì cân nặng hoặc giảm cân khi kết hợp với các biện pháp can thiệp tâm lý để thay đổi hành vi. Các can thiệp về tâm lý đƣợc sử dụng với mục tiêu duy trì những thay đổi hành vi đã đạt đƣợc từ các biện pháp can thiệp thay đổi chế độ ăn và tăng cƣờng hoạt động thể lực (Ngô Thị Xuân, 2020).

Sự tham gia của cha mẹ là một phần quan trọng trong các can thiệp làm thay đổi hành vi ăn uống của trẻ theo hƣớng tích cực, một phân tích gộp từ 42 nghiên cứu can thiệp TCBP ở trẻ em đã chứng minh rằng sự tham gia của cha mẹ trong các can thiệp sẽ giúp cho việc quản lý TCBP ở trẻ em có hiệu quả hơn (Ngơ Thị Xn, 2020).

Hai yếu tố thiết yếu của một can thiệp dinh dƣỡng bao gồm thay đổi chế độ ăn uống và giáo dục dinh dƣỡng nhằm thay đổi hành vi ăn uống của trẻ. Prelip và cộng sự đã chứng minh rằng các can thiệp dinh dƣỡng có áp dụng giáo dục dinh dƣỡng nhƣ một chiến lƣợc can thiệp có sự cải thiện đáng kể về kiến thức dinh dƣỡng, thái độ và hành vi ăn uống của trẻ cũng nhƣ cha mẹ trẻ. Một biện pháp can thiệp giúp trẻ thay đổi nhận thức và hành vi ăn uống là tổ chức các lớp học dinh dƣỡng. Thời gian của mỗi lớp giáo dục dinh dƣỡng tối đa là 30 phút mỗi buổi, vì thời gian tập trung chú ý của học sinh thƣờng ngắn, chỉ khoảng 10 - 15 phút. Can thiệp tại Philadelphia bằng cách giáo dục dinh dƣỡng, tiếp cận gia đình, chính sách dinh dƣỡng trong trƣờng học và tiếp thị xã hội trong vòng hai năm tại 10 trƣờng học cho kết quả là giảm 50% tỉ lệ TCBP (7,5% và 14,9%). Can thiệp bằng biện pháp truyền thơng giáo dục kết hợp gia đình và nhà trƣờng phòng chống TCBP ở học sinh tiểu học thành phố Huế do Phan Thị Bích Ngọc và cộng sự cho kết quả tại trƣờng can thiệp tỉ lệ TCBP giảm từ 8% xuống cịn 6,4% (Phan Thị Bích Ngọc và Nguyễn Thị Kim Tiến, 2010).

Việc xây dựng chế độ ăn hợp lý cho trẻ là cần thiết. Tuy nhiên không phải nhằm mục đích cắt giảm số năng lƣợng đƣợc cung cấp đến mức tối đa để đạt mục tiêu giảm cân trong điều trị BP, vì một nguyên tắc quan trọng trong điều trị BP ở trẻ

em là không đặt mục tiêu giảm cân mà chỉ làm giảm tốc độ tăng cân. Thực chất trẻ vẫn phải ăn chế độ phù hợp với nhu cầu sinh lý của trẻ hoặc chỉ phải giảm chút ít, đặc biệt vẫn phải đảm bảo nhu cầu đạm và canxi của trẻ (sữa, thịt, cá, trứng, ..). Những thức ăn cần cắt giảm là những thức ăn giàu năng lƣợng (thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn xào rán, thức ăn nhiều đƣờng ngọt...), thức ăn cung cấp calo rỗng (bánh, kẹo, snack, nƣớc giải khát có ga, nhiều đƣờng…). Cần lƣu ý là thông qua việc quản lý chế độ ăn của trẻ có thể tập cho trẻ những thói quen ăn uống tốt, nền tảng của việc duy trì sức khoẻ trong suốt đời ngƣời. Điều này có ý nghĩa hơn là việc áp đặt chế độ ăn cho trẻ nhằm giảm cân (Ngô Thị Xuân, 2020).

Một phần của tài liệu Khảo sát tình trạng dinh dưỡng và xây dựng thực đơn phù hợp cho trẻ em 6 tuổi tại TP HCM (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)