.2 Tổng hợp kết quả phân tích nồng độ BTEX tại các trạm xăng

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro sức khỏe của hợp chất BTEX tại một số nút giao thông chính và trạm xăng dầu trên địa bàn TP HCM (Trang 87 - 90)

(Đơn vị: µg/m3) Vị trí Chất (+) (1) CX1 CX2 CX3 CX4 CX5* CX6* CX7* CX8* Thời gian: 7h30 – 11h20, 17/7/2020 08/5/2019 Benzen 5,0 5000 15,0 15,0 15,0 15,0 16,0 14,5 17,5 14,0 Toluen 100 105 - - 15,0 - 21,0 21,5 22,5 22,0 EthylBenzen - - - - - - - - - - Xylen 100 105 15,0 15,0 24,7 15,0 - - - - Thời gian: 12h00 – 16h00, 17/7/2020 Benzen 5,0 5000 - - 15,0 15,0 Toluen 100 105 - - - - EthylBenzen - - - - - - Xylen 100 105 - - 15,0 15,0 Ghi chú: (+): QCVN 03:2019/BYT (1): Quy đổi đơn vị từ mg/m3 thành µg/m3

“-“: Không quy định/Không phát hiện (Nguồn: CASE, 2020; “*” – Viện Nhiệt đới Môi trường, 2019)

Các trạm xăng dầu mang tính khá đặc thù là môi trường làm việc có phát sinh các yếu tố hóa học mà đối tượng được khảo sát là người lao động tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố hóa học, theo quy định hiện hành thực hiện quan trắc môi trường lao động để có căn cứ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp thì sẽ đối chiếu với QCVN 03:2019/BTY với quy định cụ thể nồng độ tiếp xúc với Benzene 5,0 mg/m3; Toluene 100,0 mg/m3; Xylen 100,0 mg/m3, nhưng nghiên cứu này thực hiện đánh giá rủi ro mang tính chất dự báo thì với quy định theo QCVN 03:2019/BYT không phù hợp để so sánh đánh giá vì nồng độ tiếp xúc cho phép của quy chuẩn này quá cao không phản ánh được cụ thể vấn đề nghiên cứu cần đối chiếu, nên tác giả sẽ thực hiện đánh giá đối chiếu với QCVN 06:2009/BTNMT với nồng độ giới hạn cho phép trong không khí đới với benzene/toluen/xylen tương ứng là 22/500/1000 µg/m3.

Khi thực hiện phân tích các mẫu không khí tại các trạm xăng dầu đều phát hiện sự hiện diện của benzene, toluene, xylen nhưng không có sự đồng nhất ở mỗi trạm xăng là đều có mặt đồng thời 3 yếu tố kể trên, riêng đối Ethylbenzene thì không phát hiện ở 08 trạm xăng dầu trong nghiên cứu tiền đề và nghiên cứu này. Benzene và xylen có mặt ở tất cả các trạm xăng dầu trong nghiên cứu này (Hình 3.3).

Hình 3.3 Diễn biến nồng độ BTEX tại 08 trạm xăng dầu

Hình 3.4 Diễn biến nồng độ BTEX lần thứ 2 thực hiện lấy mẫu ngày 17/7/2020

Theo kết quả ở hình 3.3 và 3.4 cho thấy, hợp chất BTEX có mặt trong không

khí tại 04 trạm xăng đều nằm trong giới hạn cho phép nhưng tại 2 thời điểm lấy mẫu

0 5 10 15 20 25 30

Benzen Toluen EthylBenzen Xylen

Nồ n g đ ộ B T E X ( u g /m 3 ) CX1 CX2 CX3 CX4 CX5* CX6* CX7* CX8* 0 2 4 6 8 10 12 14 16

Benzen Toluen EthylBenzen Xylen

Nồ n g đ ộ B T E X ( u g /m 3 ) CX1 CX2 CX3 CX4

khác nhau thì sự xuất hiện của các chất này có sự khác nhau, cụ thể thời điểm từ 7h30 – 11h20 ghi nhận sự hiện diện của benzen, toluen và xylen nhưng đến thời gian từ 12h00 – 16h thì chỉ ghi nhận được sự hiện diện của benzen và xylen do các tác động của yếu tố môi trường (nhiệt độ, ánh sáng, tốc độ gió trong ngày) gây nên sự khác biệt này.

Mặt khác, trạm xăng dầu – nguồn thải trực tiếp với nồng độ hơi xăng (VOCs, BTEX) phát sinh cao nhưng khi lấy mẫu phân tích thì nờng đợ ơ nhiễm mợt sớ trạm xấp xĩ hoặc thấp hơn nồng độ ô nhiễm BTEX tại các nút giao thông, để lý giải cho vấn đề này cần xem xét ở các yếu tố cơ bản sau: nguồn thải tại nút giao thông cao và đa dạng với nhiều loại phương tiện giao thông khác nhau, sự lan truyền hơi xăng tại các trạm được kiểm soát hoặc sự khuếch tán nhanh, sự thơng thống của trạm xăng, … .

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyết Trinh và cộng sự (2019) – là nghiên cứu tiền đề cho thấy, ở tất cả trạm xăng CX5*/CX6*/CX7*/CX8* (Bảng 3.2) được khảo sát có sự hiện diện của Benzene tương ứng 16/14,5/17,5/14 µg/m3 và Toluen tương ứng 21/21,5/22,5/22 µg/m3 và không có sự hiện diện của Ethylbenzene và Xylen. Kết quả phân tích của hai nghiên cứu có một sự tương đồng nhất định là nồng độ các hợp chất BTEX đều không vượt quá các giới hạn cho phép, đều không có sự hiện diện của Ethylbenzene trong các mẫu phân tích, nhưng nghiên cứu trong giai đoạn năm 2020 cho thấy nồng độ ô nhiễm BTEX tại các trạm xăng dầu thấp hơn hẳn nghiên cứu tiền đề, kết quả này còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố khách quan khác nhau như: thời tiết - nhiệt độ nền thời điểm lấy mẫu, các yếu tố cảnh quan xung quanh khu vực lấy mẫu, phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu, …. .

Trong một nghiên cứu tại thành phố Mexico tiến hành đo tiếp xúc cá nhân với BTEX được thực hiện các đối tượng là nhân viên trạm xăng chỉ ra phơi nhiễm BTEX trên đối tượng này là cao nhất tương ứng nờng đợ 310/680/110/490 µg/m3 [19]. Sớ liệu đo được trong nghiên cứu này khá thấp so với nghiên cứu tương đồng vì 2 vị trí nghiên cứu có nền nhiệt tương đối khác nhau, điều kiện môi trường tự nhiên khác nhau; trong thời gian thực hiện nghiên cứu này trong tháng 07/2020, đây là thời gian

phục hồi kinh tế từ thời gian giản cách toàn xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh và bắt đầu bùng phát đợt dịch Covid - 19 lần thứ hai sau thời gian cách ly xã hội nên mọi hoạt động kinh tế – xã hội có sự suy giảm một cách rõ rệt chỉ đang có xu hướng phục hồi, phương tiện giao thông tại thành phố giảm, nhu cầu về nhiên liệu xăng dầu cũng giảm nên việc lấy mẫu thu kết quả ô nhiễm BTEX tại các trạm xăng dầu cũng giảm rõ rệt; mặt khác trong thời gian tháng 07, thành phố Hồ Chí Minh đang chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam gây mưa trên diện rộng nên kết quả phân tích hợp chất BTEX chịu ảnh hưởng của yếu tố này do mưa làm nền nhiệt khu vực lấy mẫu giảm, độ ẩm tăng gây quá trình sa lắng ướt, rửa trôi dẫn đến kết quả được trình bày ở trên. Với kết quả phân tích về ô nhiễm hợp chất BTEX mặc dù thấp hơn QCVN về giới hạn tiếp xúc các chất hóa học nhưng vẫn cao hơn 3 lần mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới – WHO là 5 µg/m3 đới với Benzene.

3.1.4 Đánh giá rủi ro sức khỏe của hợp chất BTEX đối với nhân viên trạm xăng

Để đánh giá rủi ro sức khỏe của hợp chất BTEX đối với sức khỏe nhân viên tại các trạm xăng dầu thì đặt giả thuyết hợp chất BTEX chỉ phơi nhiễm vào cơ thể người lao động qua đường hô hấp với rủi ro lớn nhất. Dựa vào công thức (2.1) (2.3) (2.5) (2.7) (2.8), Bảng 2.3 – Các giá trị sử dụng đánh giá phơi nhiễm ước tính của 02 đối tượng nhân viên các trạm xăng dầu và người dân sống gần các nút giao thông,

Bảng 2.4 – Giá trị tham khảo trong đánh giá rủi ro sức khỏe, Bảng 3.2 – Tổng hợp

kết quả phân tích nồng độ BTEX tại các trạm xăng. Thực hiện tính toán đánh giá rủi ra tiềm năng của BTEX đối với sức khỏe nhân viên tại các trạm xăng dầu, chi tiết trình bày tại Bảng 3.3.

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro sức khỏe của hợp chất BTEX tại một số nút giao thông chính và trạm xăng dầu trên địa bàn TP HCM (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)