Mức độ biểu hiện các vấn đề sức khỏe thường gặp của người dân tại 08 nút giao thông chính được đánh giá trong phiếu khảo sát theo thang điểm từ 1 đến 10 tương ứng mức độ mắc bệnh từ nhẹ đến nặng sẽ được quy đổi thành 03 mức độ (nhẹ, trung bình, nặng – ở bảng 3.6) cụ thể như sau:
- Ứng với thang điểm từ 1 – 3 được quy đổi thành mức độ biểu hiện nhẹ;
- Ứng với thang điểm từ 4 – 6 được quy đổi thành mức độ biểu hiện trung bình; - Ứng với thang điểm từ 7 – 10 được quy đổi thành mức độ biểu hiện nặng
Bảng 3.6 Tình hình bệnh tật theo nhóm tuổi của đối tượng người dân Nhóm tuổi được phỏng vấn
Nhóm I (<25 tuổi) Nhóm II (25 - 45 tuổi) Nhóm III (>45 tuổi) Mức độ Biểu hiện
Nhẹ TB Nặng Nhẹ TB Nặng Nhẹ TB Nặng
Bệnh tậ t ng ư ời đư ợc ph ỏng vấn H1 32 2 0 133 23 4 35 8 3 H2 0 0 0 0 0 0 0 0 0 H3 34 0 0 130 22 8 18 19 9 H4 34 0 0 134 7 4 31 13 2 H5 0 0 0 0 0 0 0 0 0 H6 0 0 0 0 0 0 0 0 0 H7 33 1 0 134 24 2 26 19 1 H8 33 1 0 126 30 4 32 12 2 H9 34 0 0 144 9 7 37 6 3 H10 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Trong đó:
H1: Có biểu hiện đau, ngứa, rát họng
H2: Có biểu hiện đau đầu
H3: Có biểu hiện nghẹt/đau mũi, ho
H4: Có biểu hiện khó thở đau ngực
H5: Có biểu hiện khơ da vùng mặt, tay….
H6: Có biểu hiện nhức mỏi
H7: Có biểu hiện chóng mặt, say sẩm, mất thăng bằng cơ thể
H8: Có biểu hiện hay bị mờ mắt, hay chảy nước mắt
H9: Có biểu hiện bờn chờn/cáu gắt
Hình 3.5 Diễn biến tình trạng bệnh tật theo mức độ và nhóm tuổi của người dân
được khảo sát
Đối với nhóm I (< 25 tuổi): có 34/240 trường hợp được khảo sát chiếm 14,2%
Quá trình khảo sát thực tế cho thấy, nhóm tuổi này đều có sức khỏe tốt không có bệnh nền liên quan đến tai – mũi – họng, hô hấp, thần kinh nhưng trong quá trình sinh sống, làm việc hay tham gia lưu thông hằng ngày vẫn chịu tác động của các yếu tố ô nhiễm môi trường không khí gây ảnh hưởng đến sức khỏe ở mức độ nhẹ là chủ yếu (Hình 3.5).
Cụ thể, trên 98% người trong nhóm tuổi dưới 25 có các biểu hiện đau, ngứa, rát họng có 32/34 trường hợp (94,1%), 100% biểu hiện bệnh ở mức độ nhẹ hiện diện ở nhóm tuổi này là nghẹt/đau mũi, ho; khó thở – đau ngực; bồn chồn – cáu gắt và 97,1% trường hợp có biểu hiện hay say sẩm, chóng mặt. Ở độ tuổi này, hầu như các biểu hiện bệnh đều nằm ở mức độ nhẹ do sức đề kháng, quá trình hấp thu – chuyển hóa – bài tiết, đào thải rất tốt nên hầu như không ảnh hưởng quá nhiều đến tình trạng sức khỏe của người dân ở nhóm tuổi này.
Đối với nhóm II (25 – 45 tuổi): có 160/240 trường hợp chiếm 66,7%
Ở nhóm tuổi này chiếm tỷ lệ cao nhất trong quá trình khảo sát có sự phân hóa tỷ lệ nhóm bệnh tật theo mức độ như hình 3.6:
0 20 40 60 80 100 120 140 160
Nhẹ TB Nặng Nhẹ TB Nặng Nhẹ TB Nặng NHÓM I NHÓM II NHÓM III
T R Ư Ờ N G HỢ P H1 H2 H3 H4 H5 H6 H7 H8 H9 H10
Hình 3.6 Phân hóa tỷ lệ các nhóm bệnh tật của người dân theo nhóm tuổi từ 25-45
Tương đồng với nhóm I, người dân thuộc nhóm tuổi từ 25 – 45 tuổi có các biểu hiện bệnh chủ yếu ở mức độ nhẹ và trung bình. Các biểu hiện bệnh chủ yếu cụ thể như sau: cảm giác bồn chồn – cáu gắt 144/160 trường hợp (90,0%); chóng mặt – say sẫm có 134/160 trường hợp (83,8%); biểu hiện đau – ngứa – rát họng có 133/160 trường hợp (83,1%); khó thở – đau ngực có 130/160 trường hợp (81,3%); hay bị mờ mắt – chảy nước mắt 126/160 trường hợp (78,8%) (Hình 3.6). Nhưng xét ở mức độ biểu hiện bệnh ở mức trung bình và cao chiếm tỷ lệ cao hơn hai nhóm tuổi còn lại (Hình 3.5) vì họ làm việc cố định tại gần các nút giao chính, hằng ngày phải làm việc (kinh doanh, buôn bán,…) liền kề với các trục đường/nút giao thông chính vì vậy tấn suất tiếp xúc/phơi nhiễm của nhóm này cao hơn hai nhóm còn lại nên có mức độ biểu hiện bệnh cao hơn.
Đối với nhóm III (> 45 tuổi): có 46/240 trường hợp được khảo sát chiếm 19,2%
Ở nhóm tuổi này ghi nhận được các bệnh lý liên quan ở mức độ nhẹ là chủ yếu với các biểu hiện bồn chồn/cáu gắt có 37/46 trường hợp (80,4%); biểu hiện đau ngứa, rát họng có 35/46 trường hợp (76,1%); biểu hiện mờ mắt – chảy nước mắt có 32/46 trường hợp (69,6%); biểu hiện khó thở đau ngực có 31/46 trường hợp (67,4%). Độ tuổi trên 45 cơ thể bước vào giai đoạn già hóa cơ thể, sức đề kháng cũng giảm nên các yếu tố ô nhiễm môi trường sẽ gây tác động xấu đến cơ thể nhưng xem xét lại ở
0% 20% 40% 60% 80% 100% Nhẹ TB Nặng N H Ó M II
Tỷ lệ bệnh tật
tần suất – thời gian phơi nhiễm của nhóm đối tượng này thì họ có thời gian phơi nhiễm khá thấp vì họ chỉ ở cố định trong nhà, thời gian ra ngoài di chuyển đi lại hay tập thể dục thể thao chủ yếu vào các thời điểm các phương tiện giao thông rất thấp,…. nên hầu như các yếu tố ô nhiễm môi trường không khí nói chung hay ô nhiễm BTEX nói riêng chỉ ảnh hưởng ở mức độ thấp với nhóm đối tượng này.
Các bệnh có tỷ lệ người mắc bệnh cao nhất:
Các bệnh lý có tỷ lệ mắc bệnh cao theo tần suất mắc phải bệnh và mức độ biểu hiện được sắp xếp theo thứ tự sau: Bệnh có liên quan về đường hô hấp có 397/480 trường hợp (chiếm 82,7%), bệnh liên quan về mắt có 126/160 trường hợp (chiếm 78,8%), các bệnh liên quan về thần kinh có 278/320 trường hợp (chiếm 86,9%).
Như vậy, qua kết quả phỏng vấn 240 người dân tại 8 nút giao thông chính, kết hợp với dữ liệu phân tích nồng độ BTEX ở Bảng 3.4, kết quả đánh giá rủi ro BTEX tại 08 nút giao thông chính ở Bảng 3.5 nhận thấy:
Các biểu hiện ở nhóm bệnh liên quan tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi từ 25 – 45 tuổi. Các bệnh lý có liên quan của người dân được khảo sát chủ yếu ở mức độ nhẹ, tỷ lệ mắc bệnh cao có quan hệ mật thiết với độ tuổi người dân được khảo sát, có thời gian làm việc sinh sống tại các vị trí nút giao thông chính càng lâu thì tỷ lệ mắc bệnh càng lớn, do làm việc cố định tại 1 vị trí nhất định nên ý thức của người dân về tự trang bị có bảo hộ cá nhân chưa có.
3.3 Đề xuất giải pháp các giải pháp giảm thiểu rủi ro sức khỏe của hợp chất BTEX đến sức khỏe con người BTEX đến sức khỏe con người
3.3.1 Đối với người dân sống gần các nút giao thơng nói chung
- Người dân nên có xu hướng chuyển biến ý thức – văn hóa cá nhân sang văn hóa công cộng, thay thế việc di chuyển bằng các phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng. Thay đổi ý thức sử dụng các loại phương tiện giao thông bằng động cơ đốt trong bằng các loại phương tiện sử dụng nguồn năng lượng thân thiện với môi trường như: xe điện, xăng sinh học;
- Có ý thức tự trang bị các phương tiện bảo hộ cá nhân như: khẩu trang, mắt kính,… khi tham gia giao thông;
- Người dân nên tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực giao thông đường bộ, không thực hiện thay thế/cắt bỏ bộ phận giảm thanh (muffler) – lọc khí thải (catalytic converter) trên các loại xe chính hãng tuân thủ tiêu chuẩn khí thải Euro được trao đổi mua bán trên thị trường.
- Người dân cần thực hiện các biện pháp thơng thống nhà ở để hạn chế hàm lượng BTEX tích lũy trong nhà.
3.3.2 Đối với người lao động làm việc ở các trạm xăng dầu nói chung
Đới với người lao động:
- Cần chú trọng bảo vệ bản thân trong lúc làm việc bằng phương tiện bảo hộ cá nhân được cấp phát hoặc tự trang bị để đảm bảo giảm thiểu phơi nhiễm BTEX qua đường hô hấp hay qua da.
- Cần chú ý việc tự vệ sinh cá nhân trước khi ăn uống để tránh tình trạng bị phơi nhiễm hợp chất BTEX qua đường ăn uống.
- Cần có hiểu biết và ý thức rèn luyện cơ thể thông qua luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe và để đào thải bớt các chất độc nạp vào cơ thể hằng ngày.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nên chú trọng các vấn đề:
- Tại các trạm xăng dầu phải được bố trí trên mặt bằng thông thoáng hoặc phải bố trí thông gió cưỡng bức;
- Triển khai thực hiện trồng các loại cây có khả năng hấp thụ hợp chất BTEX trong khuôn viên các trạm xăng dầu;
- Có thể bổ sung đầu tư hệ thống xử lý khí thải chủ động tại các vị trí nguồn phát sinh khí thải như tại các trụ san/chiết nhiên liệu, cửa nhập nhiên liệu;
- Có thể thực hiện đầu tư bổ sung các thiết bị cảm biến nồng độ BTEX, hơi xăng để có cơ sở giám sát các vấn đề liên quan;
- Cần quan tâm thực hiện đúng các quy định của pháp luật hiện hành về bồi dưỡng bằng hiện vật tại nơi làm việc phát sinh các yếu tố độc hại và các vấn đề khác có liên quan đối với sức khỏe của người lao động, … .
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện sử dụng nguồn nhiên liệu sạch thay thế cho nguồn nhiên liệu hóa thạch. Cơ quan quản lý hành chính nhà nước có liên quan phải đưa ra các chính sách, quyết sách quyết liệt hơn trong vấn đề sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch như hiện nay;
- Để người dân nên có xu hướng chuyển biến ý thức – văn hóa cá nhân sang văn hóa công cộng, thay thế việc di chuyển bằng các phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng thì trước tiên các cơ quan nhà nước phải đầu tư đầy đủ vào hạ tầng giao thông công cộng để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân thành phố;
- Đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân biết các kiến thức, vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường không khí tại địa bàn trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân có ý thức hơn trong vấn đề tự trang bị phương tiện bảo hộ cho bản thân; - Khuyến khích, có chính sách hỗ trợ người dân trong việc mua, sử dụng các loại xe gắn máy phù hợp với các quy chuẩn khí thải hiện hành. Từ đó đề ra các biện pháp kiểm tra, giám sát việc người dân sử dụng các loại xe gắn máy quá cũ, độ/chế xe trái với các quy định pháp luật;
- Đầu tư mở rộng các kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại thành phố hiện tại để tránh các tình trạng quá tải như hiện nay;
- Cục – Chi cục Đăng kiểm trực thuộc Bộ GTVT và các cơ quan hành chính trực thuộc cấp dưới phải đưa ra quy trình rõ ràng, chi tiết hơn về kiểm tra nồng độ khí thải các phương tiện giao thông; có cơ chế kiểm tra giám sát dành cho thanh tra Sở trực thuộc giám sát việc thực hiện đăng kiểm xe không những đúng quy trình kỹ thuật đăng kiểm mà phải chú trọng nguồn thải gây ô nhiễm từ các loại phương tiện xe cơ giới.
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ kết quả khảo sát và nghiên cứu có thể rút ra một số kết luận như sau:
Nồng độ ô nhiễm BTEX tại 04 trạm xăng dầu và 08 nút giao thông cửa ngõ ở Thành phố Hồ Chí Minh và thông tin kết quả của nghiên cứu tiền đề với 04 trạm xăng (CX5*, CX6*, CX7*, CX8*) đều thấp hơn 02 quy chuẩn hiện hành là QCVN 06:2009/BTNMT và QCVN 03:2019/BYT, cụ thể nồng độ ô nhiễm BTEX cực đại ghi nhận được ở mợt sớ trạm xăng dầu là 17,5/22,5/0/24,7 µg/m3; nờng đợ ơ nhiễm BTEX cực đại ghi nhận được tại 08 nút giao thông cửa ngõ thành phố là 16,7/15/15/26,2 µg/m3. Riêng đối với Benzen tại khu vực trạm xăng dầu và nút giao thông đều cao hơn khuyến cáo của WHO là 5 µg/m3 từ 3,34 – 3,5 lần.
Với tính toán mức độ rủi ro tiềm năng theo cách tiếp cận của USEPA của hợp chất BTEX đối với sức khỏe người lao động tại 04 trạm xăng dầu và người dân sống tại 08 nút giao thông cửa ngõ cho thấy: Tổng rủi ro gây ung thư tại trạm xăng dầu dao động từ 1,59.10-5 – 2,11.10-5 thấp hơn nhiều lần so với tổng rủi ro gây ung thư tại 08 nút giao thông dao động từ 0 – 1,72.10-4 . Mức rủi ro không gây ung thư ở trạm xăng dầu HI = 0,76 và nút giao thông HI = 0,84 đều thấp hơn 1 nhưng vẫn có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe ở cả 2 đối tượng người dân và người lao động.
Kết quả phỏng vấn đối với hơn 30 nhân viên trạm xăng và 240 người dân tại 08 nút giao thông cho thấy: tỷ lệ mắc bệnh cao nhất đối với người lao động bị ảnh hưởng bởi BTEX là bệnh liên quan về hệ thần kinh có 48/128 trường hợp (chiếm 37,5%), các bệnh liên quan về mũi họng có 32/96 trường hợp (chiếm 33,33%), các bệnh liên quan về mắt có 9/32 trường hợp (chiếm 28,13%) – mức độ biểu hiện có quan hệ mật thiết với độ tuổi người lao động – độ tuổi càng cao thì tỷ lệ này càng cao, có thâm niên làm việc càng lâu thì tỷ lệ mắc bệnh càng lớn; còn đối với người dân là các bệnh liên quan về thần kinh có 278/320 trường hợp (chiếm 86,9%), bệnh liên quan về đường hô hấp có 397/480 trường hợp (chiếm 82,7%), bệnh liên quan về mắt có 126/160 trường hợp (chiếm 78,75%) – có quan hệ mật thiết với độ tuổi người dân
được khảo sát, có thời gian làm việc sinh sống tại các vị trí nút giao thông chính càng lâu thì tỷ lệ mắc bệnh càng lớn.
2. Khuyến nghị
Với thực trạng tăng nhanh dân số cơ học kéo theo việc gia tăng số lượng và nhu cầu sử dụng nhiên liệu của các phương tiện giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh đã góp phần làm cho môi trường không khí xung quanh tại đô thị ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân thành phố. Kết quả phân tích trong nghiên cứu này chỉ phản ánh kết quả ban đầu, cần có thêm những nghiên cứu mới bổ sung để có thể nhìn nhận đánh giá tổng thể.
Hiện nay, Quan trắc môi trường không khí tại Thành phố Hồ Chí Minh mới chỉ đưa ra các số liệu tham khảo các chỉ tiêu cơ bản bằng biển thông báo tại các giao lộ – nút giao thông chính chưa đủ để đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh (AQI). Về việc quan trắc các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, cụ thể là BTEX thường gặp rất nhiều vấn đề khó khăn và tốn kinh phí thực hiện khá lớn. Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước có liên quan cần xem xét đầu tư về trang thiết bị quan trắc (tự động; bán tự động; thủ công), một số nguồn lực khác để phục vụ thêm cho việc đánh giá ô nhiễm BTEX và để có thể xây dựng chỉ số AQI – chỉ số chất lượng không khí một cách hệ thống, bài bản và toàn diện hơn.
Về công tác bảo vệ môi trường và sức khỏe người dân thành phố, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước có liên quan; doanh nghiệp kinh doanh xăng/dầu; người dân cần quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề khống chế phát sinh ô nhiễm từ nguồn