.6 Nồng độ hợp chất BTEX tại một số thành phố trên thế giới

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro sức khỏe của hợp chất BTEX tại một số nút giao thông chính và trạm xăng dầu trên địa bàn TP HCM (Trang 56 - 66)

Khu vực

Chất

Ioannina - Hy

Lạp(1) Hồng Kông(2) Yokohama

Nhật Bản(3) Naples - Ý(4) Benzene 11,3 - 40,5 2,8 - 15,1 0,38 - 1,13 12,65 Toluene 19,7 - 101,1 4,6 - 139,4 1,23 - 8,95 160,83 Ethylbenzene - 2,2 - 24,7 0,12 - 0,88 53,78 m-, p-Xylene 12,5 - 52,0 2,7 - 27,9 0,03 - 0,18 191,25 o-Xylene - 1,5 - 13,4 0,23 - 0,46 69,41 Đơn vị: µg/m3

“-“: Khơng có sớ liệu thớng kê (Ng̀n: Tác giả tổng hợp từ Pilidis et al., 2005(1); Lee et al., 2002(2); Yamamoto

et al., 2000(3); Fabio Murena et al., 2007(4)) Ở Úc, việc nghiên cứu về phơi nhiễm BTEX được thực hiện dưới sự hợp tác của các trường đại học và các tổ chức bảo vệ môi trường của chính phủ. Các nghiên cứu này tập trung vào các vấn đề như: xác định nờng đợ BTEX trong khơng khí do ng̀n phát thải từ giao thơng, xác định thời gian và tần suất tiếp xúc, nhận diện các loại nguy hại và phơi nhiễm cá nhân. Các nghiên cứu tiến hành lấy mẫu tại các vị trí như: bãi đậu xe, giao lộ, đường cao tốc, trên xe bus, trong xe hơi, trong xe lửa, trạm xăng, đường nội thị,… Kết quả thu được cho thấy nồng độ BTEX cao nhất là ở bãi

đậu xe ngầm với Benzen: 5,6 ppb; Toluen: 24,7 ppb; Xylen: 23,6 ppb [11]. Kết quả quan trắc chất lượng khơng khí của thành phớ Coruna (nằm miền trung của Tây Ban Nha) là: benzen 3,4 μg/m3; toluen 23,6 μg/m3; ethylbezen 3,3 μg/m3; xylen 2,7 μg/m3. Ở Đan Mạch, nờng đợ trung bình của Benzen trong khơng khí ngồi trời ở đơ thị là 2,9 μg/m3. Nồng độ trung của BTEX được quan trắc ở Đức là: benzen 9,6 μg/m3; toluen 25,7 μg/m3; xylen 27,6 μg/m3. Antwerp (một tỉnh của nước Bỉ) cũng đã tiến hành quan trắc và kết quả thu được với nồng độ Benzen là 4,4 μg/m3.

1.2.8.2 Nghiên cứu tại Việt Nam

Hàm lượng BTEX trong xăng dầu khi khơng được kiểm sốt chặt chẽ sẽ làm gia tăng các chất đợc hại trong khơng khí, rất có hại cho sức khoẻ con người. Từ năm 2000, 2003 và 2005 thì Trung tâm Dịch vụ Phân Tích Thí Nghiệm và Phịng quản lý Môi trường thuộc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường trước đây đã hợp tác phân tích Benzen, Toluen và Xylen (BTX) ở mợt sớ mẫu khơng khí với phương pháp lấy mẫu thụ động với kết quả trong Bảng 1.7 [9]:

Bảng 1.7 Nồng độ trung bình BTEX tại các vị trí quan trắc ở Tp.HCM giai

đoạn trước năm 2010

Chất Ctb/ Năm 2000 Ctb/ Năm 2003 Ctb/ Năm 2005 Khuyến cáo của WHO

Benzen 99,2 μg/m3 38,3 μg/m3 30,2 µg/m3 5 µg/m3

Toluen 172,6 µg/m3 74,3 µg/m3 81 µg/m3 120 µg/m3

Xylen 123,9 µg/m3 76,3 µg/m3 78,3 µg/m3 -

(Ng̀n: Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm Tp.HCM, 2005) Theo kết quả quan trắc trên, hàm lượng benzen giảm từ năm 2000 đến 2005 giảm khoảng 3,3 lần. Điều này có thể là do hàm lượng benzen cho phép trong xăng dầu giảm từ 5% xuống còn 2,5%. Tuy nhiên, hàm lượng benzen trong khơng khí vẫn cịn cao gấp 6 lần so với khuyến cáo của WHO.

Năm 2004, ba đường phố đã được lựa chọn để giám sát BTEX đại diện cho điều kiện giao thông khác nhau tại Hà Nội là đường Trường Chinh (TC), đường Điện Biên Phủ (ĐBP), đường Nguyễn Trãi (NT). Các điểm lấy mẫu được đặt trên cả hai mặt của một con đường ở khoảng cách 3m từ làn giao thông. Nồng độ tối đa theo giờ

(ở 250C và 1at) của benzen tại NT, TC và ĐBP là 10170; 3120; và 93 µg/m3, tương ứng. Lưu lượng giao thông cao tại NT cùng với sự phát thải liên quan đến các hoạt đợng khu cơng nghiệp có thể là ngun nhân cho sự ơ nhiễm cao hơn, bảng 1.8 [42].

Bảng 1.8 Nờng đợ trung bình, thấp nhất, cao nhất của BTEX bên đường ở Hà Nợi

tháng 11 – 12 năm 2004 (µg/m3)

Benzen Toluen Etylbenzen m,p-Xylen o-Xylen

Min GM Max Min GM Max Min GM Max Min GM Max Min GM Max

TC 4 65 3120 9 62 234 1 15 96 3 43 170 1 22 88 ĐBP 9 30 93 10 38 135 2 9 34 6 26 98 3 13 50 NT 21 123 10170 44 87 260 13 24 69 29 56 170 15 30 88

(Nguồn: Vo Thi Truc Quynh et al., 2007) Nờng đợ trung bình của BTEX vào giờ cao điểm (trung bình cho giờ cao điểm buổi sáng 7:00 – 9:00h và giờ cao điểm buổi chiều 16:00 – 19:00h) và vào những giờ thấp điểm (11:00 – 13:00h) là thấp hơn đáng kể vào cuối tuần (chủ nhật ngày 14 tháng 11) so với các ngày trong tuần ( ngày 23 và 24 tháng 11), đặc biệt là trong giờ cao điểm, Bảng 1.9. Vào ngày thường, mức độ BTEX trong giờ cao điểm cao hơn so với giờ thấp điểm 67%, 52%, 58%, 54%, và 53% cho benzen, toluen, etylbenzen,

m,p-Xylen, và o-xylen, tương ứng. Vào ngày Chủ Nhật, sự khác biệt giữa cao điểm

và nồng độ thấp điểm nhỏ hơn với sự khác biệt tương ứng 33%, 41%, 40%, 38% và 32%, tương ứng. Vào giờ cao điểm, tỷ lệ các ngày trong tuần đến cuối tuần cho BTEX dao động từ 1,6 (toluen) đến 2,3 (benzen), trong khi tỷ lệ cho giờ thấp điểm thấp hơn nhiều (1,2 – 1,3) [42].

Bảng 1.9 Nờng đợ trung bình của BTEX ở giờ cao điểm và thấp điểm ngày trong

tuần và cuối tuần

Benzen Toluen Etylbenzen m,p- Xylen o- Xylen

Nồng độ BTEX ngày trong tuần (23 và 24/11/ 2004) (µg/m3)

Giờ cao điểm 110 112 30 88 45

Giờ thấp điểm 36 52 13 41 21

Nờng đợ BTEX ngày ći t̀n (Chủ nhật 14/11/2004) (µg/m3)

Giờ cao điểm 47 71 17 51 25

Giờ thấp điểm 31 42 10 31 17

Một nghiên cứu khác tại Hà Nội cho thấy, nồng độ BTEX ở ba nút giao thông (nút Đại La – Minh Khai, Đại Cồ Việt – Trần Khát Chân, Trần Khát Chân – Kim Ngưu) đều ở mức cao vào buổi sáng từ 7h – 11h, giảm vào buổi trưa 11h – 15h và tăng trở lại vào buổi chiều tối 15h – 19h. Nờng đợ benzen cao nhất trong khơng khí đo được là 103,08 µg/m3 cao hơn 4,7 lần so với QCVN 06:2009/BTNMT (22 µg/m3). Nờng đợ toluen, etylbenzen và xylen thấp hơn. Nờng đợ BTEX trong khơng khí ở các khu vực dân cư đều thấp hơn giá trị cho phép [8].

Tại Tp.Hồ Chí Minh năm 2007, một chương trình quan trắc được thiết kế và thực hiện để mô tả nồng độ PM2.5 và BTEX trên đường Hoàng Văn Thụ. Quan trắc đã được thực hiện từ tháng 12 năm 2007 đến tháng 1 năm 2008, ở cả các ngày trong tuần và cuối tuần, đã thu được 284 mẫu theo giờ BTEX (ống hấp phụ). Các ngày trong t̀n có nờng đợ cao hơn với nồng độ ban ngày là 6 đến 53,18; 170,3; 24,5 đến 59 và 2 đến 21 µg/m3 cho benzen, toluen, etylbenzen, m,p,o-Xylen tương ứng, so với nồng độ tương ứng vào cuối tuần/ngày lễ 8 đến 34; 14 đến 122,3; 12,5 đến 34 và 2 đến 12 µg/m3. Nờng đợ benzen cao nhất vào ban ngày vượt quá tiêu chuẩn theo giờ Việt Nam 22 µg/m3, đặc biệt là vào giờ cao điểm (07:00, 11:00 và 18:00) khi nồng độ cao hơn so với tiêu chuẩn khoảng 2 lần. Nồng độ toluen và xylen là luôn thấp hơn tiêu chuẩn theo giờ Việt Nam là 1000 µg/m3 và 500 µg/m3 tương ứng [34].

Nhận xét chung: Hiện nay trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu có

liên quan về đánh giá rủi ro sức khỏe của hợp chất BTEX. Trong khi đó ở Việt Nam nghiên cứu khá ít như công trình nghiên cứu của Võ Thị Trúc Quỳnh và cộng sự (2007), Trần Thị Hiền (2012), Nguyễn Trần Hương Giang và cộng sự (2014), Nguyễn Công Tập (2015). Các nghiên cứu này chỉ tập trung vào một số điểm nút giao thông trong đô thị hoặc ven các nút giao thông chính trong đô thị; khảo sát thu thập dữ liệu về các thông tin chung và thông tin sức khỏe của người dân. Tuy nhiên các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở đối tượng nghiên cứu là nút giao thông – người dân sống ở khu vực đó, chưa có nghiên cứu cụ thể nào đánh giá rủi ro sức khỏe hợp chất BTEX tại nguồn thải với đối tượng là trạm xăng dầu – người lao động. Vì thế trong nghiên cứu này, tác giả sẽ tiến hành đánh giá rủi ro sức khỏe của hợp chất BTEX đồng thời

tại các nút giao thông cửa ngõ ra vào thành phố Hồ Chí Minh và một số trạm xăng dầu và các đối tượng khảo sát có liên quan được trình bày chi tiết tại chương 2. 1.3 Tổng quan về Thành phớ Hồ Chí Minh

1.3.1 Vị trí địa lý

Thành phớ Hờ Chí Minh hiện nay là mợt trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam. Thành phớ Hờ Chí Minh có toạ đợ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông.

Hình 1.14 Bản đồ hành chính Thành phố Hồ Chí Minh

- Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương. - Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh.

- Đông Bắc và Đông giáp tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. - Đông Nam giáp Biển Đông và tỉnh Tiền Giang.

- Nam và Tây giáp tỉnh Long An, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phớ Hờ Chí Minh là mợt đầu mới giao thơng quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và cịn là mợt cửa ngõ q́c tế. Thành phớ Hờ Chí Minh gờm có bớn điểm cực: Cực Bắc là xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi; Cực Tây là xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi; Cực Nam là xã Long Hịa, hụn Cần Giờ; Cực Đơng là xã Thạnh An, hụn Cần Giờ.

1.3.2 Địa hình – Khí hậu

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long. Địa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Được chia thành 3 tiểu vùng địa hình như sau:

 Vùng cao: nằm ở phía Bắc – Đông Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc phía Bắc các huyện Củ Chi; Đông Bắc quận Thủ Đức và Quận 9 cũ – nay là thành phố Thủ Đức), với dạng địa hình lượn sóng độ cao trung bình 10 – 25m và xen kẽ có những gò đồi cao (độ cao 32m – Đồi Long Bình, Quận 9 cũ).

 Vùng thấp trũng: Phía Nam – Tây Nam và Đông Nam thành phố (thuộc một phần thành phố Thủ Đức, Quận 7, Quận 8 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có độ cao trung bình trên dưới 1 mét, cao nhất 2 mét và thấp nhất 0,5 mét.

 Vùng trung bình: phân bố ở khu vực trung tâm thành phố, gồm phần lớn các quận nội thành; một phần thành phố Thủ Đức, Quận 12 và huyện Hóc Môn, Củ Chi. Có độ cao trung bình 5 – 10 mét.

Thành phớ Hờ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Cũng như các tỉnh ở Nam bợ, đặc điểm chung của khí hậu – thời tiết TP.HCM là nhiệt đợ cao đều trong năm và có hai mùa mưa – khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Theo tài liệu quan trắc nhiều năm của trạm Tân Sơn Hòa, qua các yếu tố khí tượng chủ yếu cho thấy những đặc trưng khí hậu Thành Phớ Hờ Chí Minh:

- Lượng bức xạ dời dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm. Sớ giờ nắng trung bình/tháng là 192,4 giờ. Nhiệt đợ khơng khí trung bình 28,90C. Tháng có nhiệt đợ trung bình cao nhất là tháng 4 (30,80C), tháng có nhiệt đợ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 (27,40C). Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt đợ trung bình 25 - 280C (Niên giám thớng kê, 2019).

- Lượng mưa cao khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; trong đó hai tháng 5 và 9 thường có lượng mưa cao nhất. Các tháng 1,2,3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam – Đông Bắc. Ðại bộ phận các quận nội thành và các huyện phía Bắc thường có lượng mưa cao hơn các quận huyện phía Nam và Tây Nam.

- Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm 70,5% (Niên giám thống kê, 2019); bình quân mùa mưa 80% và trị sớ cao tụt đới tới 100%; bình qn mùa khơ 74,5% và mức thấp tuyệt đối xuống tới 20%.

- Về gió, Thành phớ Hờ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và chủ yếu là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Đơng Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Ấn Ðộ Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tớc đợ trung bình 3,6m/s và gió thởi mạnh nhất vào tháng 8, tớc đợ trung bình 4,5 m/s. Gió Bắc – Đơng Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô khoảng từ tháng 11 đến tháng 2 tốc độ trung bình 2,4 m/s. Ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam – Đông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tớc đợ trung bình 3,7 m/s. Về cơ bản TP.HCM tḥc vùng không có gió bão. Năm 1997, do biến động bởi hiện tượng El-Nino gây nên cơn bão số 5, chỉ một phần huyện Cần Giờ bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ.

1.3.3 Đặc điểm giao thông và một số trạm xăng ở TP. Hồ Chí Minh

Thớng kê giữa năm 2017 cho thấy thành phớ có tới gần 7,6 triệu xe máy (chiếm 1/3 lượng xe máy cả nước) và khoảng 700.000 ôtô, trong khi tổng dân số là 13 triệu. Ùn tắc giao thông ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và là một trong những thách thức của thành phố. Theo thực trạng tại thành phố Hồ Chí Minh cũng cho thấy, luôn có một lượng lớn xe ô tô, xe máy di chuyển, có một số khu vực cửa ngõ thành phố

thì các xe trọng tải lớn (container, đầu kéo, …) phục vụ các việc đi làm, học tập, vui chơi, giải trí, lưu thông hàng hóa, … . Từ đó tình trạng ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm diễn biến kéo dài không thể giải quyết dứt điểm được. Và với mật độ phương tiện giao thông di chuyển lớn như vậy thì theo lý thuyết không khí tại các nút giao thông và các khu vực lân cận sẽ bị ô nhiễm bởi khói, bụi và một số hợp chất hữu cơ dễ bay hơi khác; cụ thể hơn là BTEX, PAHs, VOCs,… và sự hiện diện của các hợp chất hữu cơ này không chỉ có mặt tại các nút giao thông, khu vực lân cận mà có mặt ngay cả nguồn phát sinh từ các trạm xăng dầu. Và đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào nghiên cứu đánh giá có liên quan.

Hình 1.15 Quy hoạch hệ thống giao thông đường bộ, cao tốc

Cơ sở hạ tầng giao thông: gần 3800 tuyến đường với tổng chiều dài khoảng 3670 km và phương thức di chuyển bằng đường bộ là phương thức chủ yếu để giải quyết nhu cầu giao thông vận tải đô thị dẫn đến các tình trạng ùn tắc xe trầm trọng vào các giờ cao điểm. Theo nhận định của Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh năm 2010, hệ thống giao thông tại thành phố có một số đặc điểm sau: mật độ đường còn thấp, thiếu các đường vành đai, cảng biển còn nằm trong nội thành, thiếu liên kết giữa các loại hình giao thông,…. Về cấu trúc đô thị thì dự báo phát triển chưa được chính xác: vị trí các khu công nghiệp nằm đang xen trong khu dân cư và tập

trung dày đặc khu vực giáp ranh thành phố; khu dân cư phát triển tự phát quanh khu công nghiệp, các trục giao thông,…; thiếu sự hợp tác trong phát triển vùng. Về mạng lưới giao thông, còn thiếu và chưa đồng bộ, tổ chức hệ thống xe bus chưa đáp ứng đủ yêu cầu, tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật của thành phố không theo kịp tốc độ phát triển xe cơ giới (Sở Giao thông vận tải, 2010).

Những năm gần đây, hạ tầng đường bộ của thành phố đã có nhiều đổi thay ngoạn mục. Hiện nay, thành phố được kết nối với các vùng qua hai đường cao tớc chính: Đường cao tớc Thành phớ Hờ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và Đường cao tớc Thành phớ Hờ Chí Minh - Trung Lương. Ngồi ra, các tún Q́c lợ và Xa lộ cửa ngõ cũng đã được đầu tư mở rộng đáng kể, như tuyến Đại lộ Nguyễn Văn

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro sức khỏe của hợp chất BTEX tại một số nút giao thông chính và trạm xăng dầu trên địa bàn TP HCM (Trang 56 - 66)