.15 Quy hoạch hệ thống giao thông đường bộ, cao tốc

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro sức khỏe của hợp chất BTEX tại một số nút giao thông chính và trạm xăng dầu trên địa bàn TP HCM (Trang 63 - 66)

Cơ sở hạ tầng giao thông: gần 3800 tuyến đường với tổng chiều dài khoảng 3670 km và phương thức di chuyển bằng đường bộ là phương thức chủ yếu để giải quyết nhu cầu giao thông vận tải đô thị dẫn đến các tình trạng ùn tắc xe trầm trọng vào các giờ cao điểm. Theo nhận định của Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh năm 2010, hệ thống giao thông tại thành phố có một số đặc điểm sau: mật độ đường còn thấp, thiếu các đường vành đai, cảng biển còn nằm trong nội thành, thiếu liên kết giữa các loại hình giao thông,…. Về cấu trúc đô thị thì dự báo phát triển chưa được chính xác: vị trí các khu công nghiệp nằm đang xen trong khu dân cư và tập

trung dày đặc khu vực giáp ranh thành phố; khu dân cư phát triển tự phát quanh khu công nghiệp, các trục giao thông,…; thiếu sự hợp tác trong phát triển vùng. Về mạng lưới giao thông, còn thiếu và chưa đồng bộ, tổ chức hệ thống xe bus chưa đáp ứng đủ yêu cầu, tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật của thành phố không theo kịp tốc độ phát triển xe cơ giới (Sở Giao thông vận tải, 2010).

Những năm gần đây, hạ tầng đường bộ của thành phố đã có nhiều đổi thay ngoạn mục. Hiện nay, thành phố được kết nối với các vùng qua hai đường cao tớc chính: Đường cao tớc Thành phớ Hờ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và Đường cao tớc Thành phớ Hờ Chí Minh - Trung Lương. Ngồi ra, các tún Q́c lợ và Xa lộ cửa ngõ cũng đã được đầu tư mở rộng đáng kể, như tuyến Đại lộ Nguyễn Văn Linh (Nam Sài Gòn), Xa lợ Hà Nợi (đi Biên Hịa) và Đại lộ Đông – Tây cùng Hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gịn. Thành phớ cũng đầu tư nhiều cầu lớn để tăng cường giảm tải lưu lượng xe cộ ra ngoại thành, tiêu biểu là Cầu Phú Mỹ, Cầu Sài Gòn 2 và Cầu Thủ Thiêm. Và hiện vẫn đang thực hiện quy hoạch hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông vận tải bao gồm các hệ thống quốc lộ, cao tốc, đường vành đai theo quyết định phê duyệt của thủ tướng chính phủ số 101/QĐ-TTg ngày 22/1/2007. Với mật độ phương tiện giao thông rất dày đặc, phức tạp tại thành phố Hồ Chí Minh thì việc tất yếu là xuất hiện hàng loạt cửa hàng xăng, dầu để đáp ứng đủ nguồn nhiên liệu là xăng, dầu cho các phương tiện xe cơ giới.

Hình 1.16 Phân bố sơ bộ cửa hàng xăng dầu của Tập đoàn Petrolimex – mợt

CHƯƠNG 2. ĐỚI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Hợp chất BTEX: Benzen, Toluen, Ethylbenzen, Xylen. Nghiên cứu nồng độ BTEX trong khơng khí giao thơng khu vực các nút giao chính và khơng khí xung quang khu vực trạm xăng (Mục 2.1.2) và sự ảnh hưởng của BTEX lên sức khỏe người tiếp xúc tại các khu vực lấy mẫu. Trạng thái BTEX trong nghiên cứu này là dạng hơi.

- Đối tượng đánh giá rủi ro sức khỏe: Nhân viên trạm xăng dầu, Người dân sống gần các nút giao thông chính.

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

Thời gian thực hiện luận văn: 6/2020 – 01/2021.

Nghiên cứu chỉ tập trung vào các địa điểm có nguy cơ ô nhiễm BTEX lớn và rủi ro đối với sức khỏe cao được lựa chọn ngẫu nhiên điểm mẫu.

Trong một nghiên cứu mà học viên có tham gia “Đánh giá ảnh hưởng của hợp chất BTEX đến sức khỏe của nhân viên trạm xăng tại Quận Bình Tân, Tp.Hồ Chí Minh” (Nguyễn Thị Tuyết Trinh và cộng sự, 2019), với vai trò là người hỗ trợ 70% kinh phí thực hiện đề tài, tham gia nghiên cứu, chỉnh sửa, góp ý nên tác giả sẽ sử dụng các số liệu, dữ liệu kết quả có liên quan trong nghiên cứu tiền đề nhằm mục đích phục vụ kết quả nghiên cứu chung cho luận văn này và không trái quy định của pháp luật hiện hành theo khoản 2, Điều 38, Luật Sở hữu trí tuệ số 07/VBHN-VPQH ngày 25/6/2019, cũng như các quy định pháp luật cụ thể khác được dẫn chứng tại Điểm a, Khoản 1, Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ; Khoản 1,2,3,6,8 Điều 20, Luật Khoa học Công nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18/6/2013.

Thực hiện điều tra xã hội học khảo sát lấy ý kiến tất cả các vấn đề có liên quan của các nhân viên bán xăng tại các trạm xăng dầu và người dân liền kề các nút giao thông chính theo mẫu Phụ lục 3 và thực hiện tại các vị trí khảo sát được trình bày cụ thể tại Bảng 2.1.

Địa điểm lấy mẫu để định lượng nồng độ ô nhiễm của hợp chất BTEX trong không khí tại 08 nút giao thông và 04 trạm xăng dầu theo Hình 2.1 và được trình bày chi tiết tại Bảng 2.1.

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro sức khỏe của hợp chất BTEX tại một số nút giao thông chính và trạm xăng dầu trên địa bàn TP HCM (Trang 63 - 66)