3.1 Kết quả khảo sát nồng độ ô nhiễm và đánh giá rủi ro của hợp chất BTEX tại khu vực các trạm xăng tại khu vực các trạm xăng
3.1.1 Đặc điểm khu vực các trạm xăng đã lấy mẫu
Thông qua việc khảo sát thực tế cho thấy, tại các khu vực các trạm xăng dầu có một số đặc điểm chung như sau: tại thời điểm lấy mẫu ghi nhận được tất cả các trạm xăng dầu có nhiệt độ nền không khí xung quang khá cao tối thiểu đạt 36,50C; độ ẩm tương đối tại các trạm xăng dầu đều đạt trên 70%, thời tiết có nắng nhẹ; tốc độ gió đối lưu tại các trạm xăng thường thấp do khuôn viên trạm xăng có sự thông thoáng nhất định nhưng bị chắn gió bởi các tòa nhà cao tầng; tại mỗi trạm xăng dầu với số lượng trụ san chiết không đồng nhất mà có số lượng nhân viên trực bán hàng khác nhau; thực hiện ghi nhận mùi hơi xăng bằng cảm quan tại trụ san chiết và cách 5m cách trụ – khoảng cách tối thiểu đến sát lề đường đều ghi nhận có phát sinh hơi xăng với cảm quan từ rất nhẹ đến khá nồng.
Ngoài ra mỗi trạm xăng có một số đặc thù khác được ghi nhận và thống kê chi tiết tại Phụ lục 5.
3.1.2 Kết quả khảo sát, điều tra xã hội học tại các trạm xăng
Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn về tình trạng sức khỏe, việc sử dụng bảo hộ lao động trong quá trình làm việc và mức độ hài lòng đối với công việc của hơn 30 viên trạm xăng. Trong nghiên cứu này không thực hiện chia đều số lượng phiếu khảo sát cho 04 trạm xăng dầu (trình bày tại Bảng 2.1, mục 2.1, chương 2) mà thực hiện
khảo sát theo số lượng thực tế nhân viên trạm xăng đang làm việc. Kết quả nghiên cứu dựa trên cơ sở dữ liệu khảo sát hơn 30 nhân viên bán xăng được tổng hợp, thống kê chi tiết tại Mục 4.1, Phụ lục 4.
3.1.2.1 Kết quả thơng tin khảo sát chung có liên quan
Từ kết quả khảo sát thực tế cho thấy, công việc bán xăng dầu tuy không cần trình độ học vấn cao nhưng có tính chất công việc làm việc liên tục theo ca khá dài (trung bình từ 08 – 12 giờ/ca), tần suất xe ra vào đổ xăng liên tục, hơi xăng phát tán trong không khí nhiều và thời tiết nắng nóng nên đối tượng nhân viên làm việc chủ
yếu là nam giới chiếm 97,2%, độ tuổi chủ yếu từ 25 – 45 tuổi (chiếm 89,9%) có trình độ học vấn chủ yếu là THPT (chiếm 61,0%) với thâm niên làm việc thấp từ dưới 1 – 3 năm (chiếm 75,0%) được chi trả mức lương ổn định trong khoảng từ 5 – 9 triệu/tháng (chiếm 58,3%) trong khi làm việc được cung cấp các PPE cơ bản nhưng người lao động chỉ sử dụng khẩu trang (97,2%) và áo quần đồng phục (91,7%) ở mức độ thường xuyên trở lên là chủ yếu.
Đánh giá tổng quát về mức độ hài lòng với công việc hiện tại thì người lao động có mức độ hài lòng trở lên chiếm 72,2%. Trên là tóm tắt các thơng tin khảo sát chung, về chi tiết kết quả khảo sát bao gồm thông tin nhân viên bán xăng, tình trạng sử dụng bảo hợ lao đợng, mức đợ hài lịng với cơng việc được trình bày, phân tích cụ thể tại Phụ lục 7.
3.1.2.2 Kết quả khảo sát về tình hình sức khỏe của các nhân viên tại các trạm xăng
Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn tình hình sức khỏe của 36 nhân viên tại 04 cửa hàng xăng dầu, về chi tiết được trình bày cụ thể tại mục 4.1 Phụ lục 4.
Với 36 nhân viên được khảo sát thì có 35 nhân viên là nam, 01 nhân viên là nữ (ghi nhận ngẫu nhiên tỷ lệ giới tính trong thời điểm khảo sát) được phân chia nhóm tuổi: Nhóm I (< 25 tuổi) có 04 người; nhóm II (25 – 45 tuổi) có 32 người; nhóm III (> 45 tuổi) có 0 người. Kết quả phỏng vấn về tình hình sức khỏe, bênh tật có liên quan về mắt, mũi, họng và thần kinh của những trường hợp được phỏng vấn được tóm tắt tại Bảng 3.1.
Mức độ biểu hiện các vấn đề sức khỏe thường gặp của nhân viên trạm xăng được đánh giá trong phiếu khảo sát theo thang điểm từ 1 đến 10 tương ứng mức độ mắc bệnh từ nhẹ đến nặng sẽ được quy đổi thành 03 mức độ (nhẹ, trung bình, nặng ở bảng 3.1) cụ thể như sau:
- Ứng với thang điểm từ 1 – 3 được quy đổi thành mức độ biểu hiện nhẹ;
- Ứng với thang điểm từ 4 – 6 được quy đổi thành mức độ biểu hiện trung bình; - Ứng với thang điểm từ 7 – 10 được quy đổi thành mức độ biểu hiện nặng.
Bảng 3.1 Tình hình bệnh tật theo nhóm tuổi của đối tượng nhân viên trạm xăng Nhóm tuổi được phỏng vấn Nhóm tuổi được phỏng vấn
Nhóm I (<25 tuổi) Nhóm II (25 - 45 tuổi) Nhóm III (>45 tuổi) Mức độ
Biểu hiện Nhẹ TB Nặng Nhẹ TB Nặng Nhẹ TB Nặng
Bệnh tậ t ng ư ời đư ợc ph ỏng v ấn H1 2 2 0 25 7 0 0 0 0 H2 2 2 0 16 15 1 0 0 0 H3 1 3 0 14 17 1 0 0 0 H4 2 2 0 24 8 0 0 0 0 H5 0 4 0 23 9 0 0 0 0 H6 1 3 0 11 19 2 0 0 0 H7 2 2 0 21 11 0 0 0 0 H8 2 2 0 23 9 0 0 0 0 H9 2 2 0 19 13 0 0 0 0 H10 0 0 4 8 19 5 0 0 0 Tổng số người 04 32 0 Trong đó:
H1: Có biểu hiện đau, ngứa, rát họng
H2: Có biểu hiện đau đầu
H3: Có biểu hiện nghẹt/đau mũi, ho
H4: Có biểu hiện khó thở đau ngực
H5: Có biểu hiện khơ da vùng mặt, tay….
H6: Có biểu hiện nhức mỏi
H7: Có biểu hiện chóng mặt, say sẩm, mất thăng bằng cơ thể
H8: Có biểu hiện hay bị mờ mắt, hay chảy nước mắt
H9: Có biểu hiện bờn chờn/cáu gắt
H10: Có biểu hiện b̀n ngủ, mệt mỏi
Hình 3.1 Diễn biến tình trạng bệnh tật theo mức độ và nhóm tuổi của nhân viên
trạm xăng
Đối với nhóm I (<25 tuổi): 04/36 trường hợp được khảo sát chiếm tỷ lệ 11,1%.
Thông qua kết quả khảo sát được thống kê ở bảng 3.1 cho thấy, đối với nhóm tuổi này đều là nam giới có sức khỏe tốt trước khi làm công việc này và không có bệnh nền có liên quan đến các yếu tố được khảo sát nhưng khi làm việc với thâm niên từ dưới 1 năm đến dưới 3 năm thì bắt đầu có biểu hiện phơi nhiễm qua đường hô hấp gây các triệu chứng liên quan đến mũi, họng, mắt, thần kinh. Biểu hiện về buồn ngủ, mệt mỏi trong lúc làm việc chiếm tỷ lệ 100% do tần suất các xe ra vào đỗ xăng cao phải làm việc liên tục, thời gian tối đa làm việc dài – ca 12 giờ, khá ít thời gian được nghĩ ngơi. Các triệu chứng khác thường biểu hiện mức độ trung bình và nhẹ (Hình
3.1) nhưng hầu như tất cả các trường hợp được khảo sát đều có các triệu chứng bệnh
liên quan cụ thể tại Bảng 3.1. Nếu trường hợp không xét mức độ biểu hiện nhẹ hay nặng, thì có thể ghi nhận được rằng 100% nhân viên được khảo sát dưới 25 tuổi bị phơi nhiễm bởi hơi xăng dầu, dung môi hoặc hợp chất BTEX có biểu hiện các bệnh có liên quan.
0 5 10 15 20 25 30
Nhẹ TB Nặng Nhẹ TB Nặng Nhẹ TB Nặng
NHÓM I NHÓM II NHÓM III
T R Ư Ờ N G HỢ P H1 H2 H3 H4 H5 H6 H7 H8 H9 H10
Đối với nhóm II (25 – 45 tuổi): 32/36 trường hợp được khảo sát chiếm tỷ lệ
88,9%.
Tương đồng với đối tượng nhóm I, nhân viên đều có sức khỏe tốt và không có bệnh nền có liên quan trước khi làm việc tại các trạm xăng dầu. Với dữ liệu thu thập được về thâm niên công tác rất đa dạng trải dài từ dưới 1 năm đến tối đa là 10 năm thì các biểu hiện bệnh có sự tương đồng với nhóm I tập trung ở mức nhẹ, trung bình và vẫn có trường hợp cá biệt ở mức nặng. Từ Hình 3.1 cho thấy ở nhóm độ tuổi từ
25 – 45 tuổi có các biểu hiện bệnh ở mức độ nhẹ, trung bình là chủ yếu, nhưng ở độ tuổi này bắt đầu biểu hiện rõ rệt và thuộc mức độ trung bình cụ thể là tình trạng đau đầu (15/32 trường hợp – 46,9%), các biểu hiện nghẹt/đau mũi hoặc ho (17/32 trường hợp – 53,1%), các biểu hiện nhức mỏi (19/32 trường hợp – 59,4%), các biểu hiện buồn ngủ, mệt mỏi (19/32 trường hợp – 59,4%); và có sự phân hóa tỷ lệ bệnh tật theo nhóm tuổi cụ thể tại Hình 3.2.
Hình 3.2 Phân hóa tỷ lệ các nhóm bệnh tật theo nhóm tuổi từ 25 – 45
Độ tuổi càng tăng thì sức lao động càng giảm và với một môi trường làm việc ô nhiễm bởi hơi xăng, BTEX thì sức lao động lại càng giảm theo thâm niên công tác theo đó các biểu hiện về bệnh lý (bệnh nghề nghiệp, bệnh tuổi già) bắt đầu biểu hiện rõ rệt. Vấn đề về bệnh lý không chỉ biểu hiện ở mức độ trung bình mà còn ghi nhận được một số trường hợp mức độ nặng cá biệt cụ thể là đau đầu (1/32 trường hợp –
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Nhẹ TB Nặng NHÓ M I I
TỶ LỆ NHÓM BỆNH TẬT
MỨ C Đ Ộ T H EO N H Ó M T U Ổ I H1 H2 H3 H4 H5 H6 H7 H8 H9 H10
3,1%) – là đối tượng khảo sát có độ tuổi là 44 tuổi thâm niên mới hơn 1 năm làm việc, thời gian làm việc chỉ 8 giờ/ngày, mang đầy đủ bảo hộ cá nhân khi làm việc nhưng khẩu trang là khẩu trang y tế thông thường và khu vực trạm xăng được khảo sát có đặc điểm lặng gió, hơi xăng cảm nhận rất rõ tại trụ bơm và 5m cách trụ, từ những đặc điểm được nêu thì đánh giá trường hợp cá biệt này là có cơ sở; ngoài ra còn có một số biểu hiện bệnh lý ở mức độ nặng khác như: nghẹt/đau mũi hoặc ho (1/32 trường hợp – 3,1%); nhức mỏi (2/32 trường hợp – 6,3%); buồn ngủ, mệt mỏi (5/32 trường hợp – 15,6%).
Đối với nhóm III (> 45 tuổi): Quá trình khảo sát thực tế cho thấy, tại các trạm
xăng dầu/doanh nghiệp tư nhân vẫn đảm bảo tuyển dụng một số trường hợp có độ tuổi trên 45 tuổi phù hợp với quy định của pháp luật nhưng thực tế cho thấy ở độ tuổi này thường vì nhiều lý do khác nhau đã chuyển qua làm các công việc khác để đảm bảo sức khỏe và nhu cầu cuộc sống, nên trong quá trình khảo sát không thu thập được dữ liệu có liên quan đến nhóm tuổi này.
b/ Tỷ lệ bệnh mà người bán xăng mắc phải cao nhất
Các bệnh lý có tỷ lệ mắc bệnh cao theo tần suất mắc phải bệnh và mức độ biểu hiện được sắp xếp theo thứ tự sau: Bệnh có liên quan về xương/khớp có 19/32 trường hợp (chiếm 59,4%), bệnh liên quan về hệ thần kinh có 48/128 trường hợp (chiếm 37,5%), các bệnh liên quan về mũi họng có 32/96 trường hợp (chiếm 33,3%), các bệnh liên quan về mắt có 9/32 trường hợp (chiếm 28,1%).
Như vậy, qua kết quả phỏng vấn 36 nhân viên của 04 trạm xăng dầu, kết hợp với dữ liệu phân tích nồng độ BTEX ở Bảng 3.2, kết quả đánh giá rủi ro BTEX tại
04 trạm xăng dầu ở Bảng 3.3 nhận thấy:
- Các bệnh lý có liên quan có tỷ lệ người mắc bệnh cao theo mức độ biểu hiện có quan hệ mật thiết với độ tuổi người lao động – độ tuổi càng cao thì tỷ lệ này càng cao, có thâm niên làm việc càng lâu thì tỷ lệ mắc bệnh càng lớn, việc sử dụng các phương tiện bảo hộ cá nhân hầu như không giảm thiểu các vấn đề sức khỏe có liên quan mà người lao động gặp phải.
Nồng độ ô nhiễm hợp chất BTEX tại 04 trạm xăng dầu được thống kê chi tiết ở Bảng 3.2.
Bảng 3.2 Tổng hợp kết quả phân tích nờng đợ BTEX tại các trạm xăng
(Đơn vị: µg/m3) Vị trí Chất (+) (1) CX1 CX2 CX3 CX4 CX5* CX6* CX7* CX8* Thời gian: 7h30 – 11h20, 17/7/2020 08/5/2019 Benzen 5,0 5000 15,0 15,0 15,0 15,0 16,0 14,5 17,5 14,0 Toluen 100 105 - - 15,0 - 21,0 21,5 22,5 22,0 EthylBenzen - - - - - - - - - - Xylen 100 105 15,0 15,0 24,7 15,0 - - - - Thời gian: 12h00 – 16h00, 17/7/2020 Benzen 5,0 5000 - - 15,0 15,0 Toluen 100 105 - - - - EthylBenzen - - - - - - Xylen 100 105 - - 15,0 15,0 Ghi chú: (+): QCVN 03:2019/BYT (1): Quy đổi đơn vị từ mg/m3 thành µg/m3
“-“: Khơng quy định/Khơng phát hiện (Nguồn: CASE, 2020; “*” – Viện Nhiệt đới Môi trường, 2019)
Các trạm xăng dầu mang tính khá đặc thù là môi trường làm việc có phát sinh các yếu tố hóa học mà đối tượng được khảo sát là người lao động tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố hóa học, theo quy định hiện hành thực hiện quan trắc môi trường lao động để có căn cứ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp thì sẽ đối chiếu với QCVN 03:2019/BTY với quy định cụ thể nồng độ tiếp xúc với Benzene 5,0 mg/m3; Toluene 100,0 mg/m3; Xylen 100,0 mg/m3, nhưng nghiên cứu này thực hiện đánh giá rủi ro mang tính chất dự báo thì với quy định theo QCVN 03:2019/BYT không phù hợp để so sánh đánh giá vì nồng độ tiếp xúc cho phép của quy chuẩn này quá cao không phản ánh được cụ thể vấn đề nghiên cứu cần đối chiếu, nên tác giả sẽ thực hiện đánh giá đối chiếu với QCVN 06:2009/BTNMT với nồng độ giới hạn cho phép trong không khí đối với benzene/toluen/xylen tương ứng là 22/500/1000 µg/m3.
Khi thực hiện phân tích các mẫu không khí tại các trạm xăng dầu đều phát hiện sự hiện diện của benzene, toluene, xylen nhưng không có sự đồng nhất ở mỗi trạm xăng là đều có mặt đồng thời 3 yếu tố kể trên, riêng đối Ethylbenzene thì không phát hiện ở 08 trạm xăng dầu trong nghiên cứu tiền đề và nghiên cứu này. Benzene và xylen có mặt ở tất cả các trạm xăng dầu trong nghiên cứu này (Hình 3.3).
Hình 3.3 Diễn biến nồng độ BTEX tại 08 trạm xăng dầu
Hình 3.4 Diễn biến nồng độ BTEX lần thứ 2 thực hiện lấy mẫu ngày 17/7/2020
Theo kết quả ở hình 3.3 và 3.4 cho thấy, hợp chất BTEX có mặt trong không
khí tại 04 trạm xăng đều nằm trong giới hạn cho phép nhưng tại 2 thời điểm lấy mẫu
0 5 10 15 20 25 30
Benzen Toluen EthylBenzen Xylen
Nồ n g đ ộ B T E X ( u g /m 3 ) CX1 CX2 CX3 CX4 CX5* CX6* CX7* CX8* 0 2 4 6 8 10 12 14 16
Benzen Toluen EthylBenzen Xylen
Nồ n g đ ộ B T E X ( u g /m 3 ) CX1 CX2 CX3 CX4
khác nhau thì sự xuất hiện của các chất này có sự khác nhau, cụ thể thời điểm từ 7h30 – 11h20 ghi nhận sự hiện diện của benzen, toluen và xylen nhưng đến thời gian từ 12h00 – 16h thì chỉ ghi nhận được sự hiện diện của benzen và xylen do các tác động của yếu tố môi trường (nhiệt độ, ánh sáng, tốc độ gió trong ngày) gây nên sự khác biệt này.
Mặt khác, trạm xăng dầu – nguồn thải trực tiếp với nồng độ hơi xăng (VOCs, BTEX) phát sinh cao nhưng khi lấy mẫu phân tích thì nờng đợ ơ nhiễm mợt sớ trạm xấp xĩ hoặc thấp hơn nồng độ ô nhiễm BTEX tại các nút giao thông, để lý giải cho vấn đề này cần xem xét ở các yếu tố cơ bản sau: nguồn thải tại nút giao thông cao và đa dạng với nhiều loại phương tiện giao thông khác nhau, sự lan truyền hơi xăng tại các trạm được kiểm soát hoặc sự khuếch tán nhanh, sự thơng thống của trạm xăng, … .
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyết Trinh và cộng sự (2019) – là nghiên cứu tiền đề cho thấy, ở tất cả trạm xăng CX5*/CX6*/CX7*/CX8* (Bảng 3.2) được khảo sát có sự hiện diện của Benzene tương ứng 16/14,5/17,5/14 µg/m3 và Toluen tương ứng 21/21,5/22,5/22 µg/m3 và khơng có sự hiện diện của Ethylbenzene và Xylen. Kết quả phân tích của hai nghiên cứu có một sự tương đồng nhất định là nồng độ các hợp chất BTEX đều không vượt quá các giới hạn cho phép, đều không có sự hiện diện của Ethylbenzene trong các mẫu phân tích, nhưng nghiên cứu trong giai đoạn năm 2020 cho thấy nồng độ ô nhiễm BTEX tại các trạm xăng dầu thấp hơn