TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ PHÂN PHỐI HÓA CHẤT NGÀNH SƠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing mix đối với dịch vụ phân phối hóa chất ngành sơn tại công ty TNHH texchem materials việt nam (Trang 31 - 36)

6. Kết cấu của đề tài

1.4 TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ PHÂN PHỐI HÓA CHẤT NGÀNH SƠN

1.4.1 Quá trình hình thành và phát triển của thị trường sơn

Sự hình thành Ngành cơng nghiệp sơn Việt Nam có thể lấy điểm khởi đầu là năm 1914 với sự xuất hiện của một số xưởng sơn dầu tại Việt Nam, trong đó nổi bật nhất là cơng ty sơn của ơng Nguyễn Sơn Hà. Tồn bộ thời gian phát triển của ngành sơn có thể chia thành các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1914 – 1975:

Giai đoạn này, bối cảnh lịch sử đất nước tạm thời chia cắt 2 miền Bắc – Nam với chế độ chính trị khác nhau và do đó điều kiện phát triển kinh tế (trong đó bao gồm cả phát triển ngành sơn) khác nhau, cụ thể là:

Miền Bắc: có 3 nhà máy sơn Nhà nước quy mô sản xuất công nghiệp:

- Nhà máy Sơn Tổng Hợp Hà Nội (mới thành lập) do Tổng cục hóa chất quản lý.

- Nhà máy Hóa chất Sơn Hà Nội (trước đây là Cơng ty Sơn Thái Bình – Cầu Diễn) do sở cơng nghiệp Hà Nội quản lý.

- Nhà máy Sơn Hải Phòng (trước đây là xí nghiệp sơn Phú Hà) do Sở Cơng nghiệp Hải Phịng quản lý.

Miền Nam: Có 16 hãng sơn lớn nhỏ sản xuất đủ các loại sơn, tổng sản lượng

7.000 tấn/năm (Theo số liệu của Tổng Cục Hóa Chất – 28/4/1976)

- Nhà máy sơn Bạch Tuyết và Huệ Phát (nay là Công ty sơn Bạch Tuyết): sản phẩm chủ yếu là sơn alkyd dùng cho ngành xây dựng và 1 lượng không lớn sơn Epoxy.

- Nhà máy sơn Á Đông, Á Châu, Việt Điểu, Vĩnh Phát: Sau năm 1975, các nhà máy này được Tổng cục Hóa chất quản lý sát nhập lại gọi là Xí nghiệp sơn Á Đông và hiện nay là Công ty cổ phần Sơn Á Đông, sản phẩm chủ yếu là sơn dầu, sơn alkyd và sơn nước cho ngành sơn trang trí xây dựng.

Sản phẩm chủ yếu trong giai đoạn này là sơn dầu, sơn alkyd gốc dung môi với công nghệ đơn giản, chất lượng sơn không cao chủ yếu phục vụ cho yêu cầu sơn trang trí xây dựng, các loại sơn cơng nghiệp chất lượng cao đều nhập khẩu.

Giai đoạn 1975 – 1989:

Đặc điểm phát triển của ngành sơn giai đoạn này mang dấu ấn khó khăn chung của nền kinh tế sau chiến tranh thống nhất đất nước. Đó là thời kỳ kinh tế bao cấp, mặc dầu đến năm 1986 nền kinh tế đã bắt đầu khởi động phát triển nhưng ngành công nghiệp sơn vẫn cịn phát triển trì trệ mãi đến năm 1989.

Sản phẩm sơn tiêu thụ trong nước chỉ có sơn dầu, hồn tồn khơng có sơn nước, nhà cửa và cơng trình xây dựng chỉ được trang trí bằng qt nước vơi màu.

Các loại sơn gốc dầu nhựa thiên nhiên có chất lượng thấp được sản xuất với số lượng nhiều hơn sơn nhựa tổng hợp vì nguồn cung cấp nhựa tạo màng có sẵn trong nước khá dồi dào và rẻ tiền. Tuy nhiên sản lượng sơn sản xuất ra cũng bị hạn chế vì khơng đủ đáp ứng số ngun liệu quan trọng khác của ngành sơn như dung môi, bột màu…cần nhập khẩu bằng ngoại tệ.

Trong giai đoạn này tồn quốc có 12 cơng ty – xí nghiệp sản xuất sơn lớn nhỏ thuộc sở hữu nhà nước. Các nhà máy có cơng suất lớn chỉ sản xuất cầm chừng do không đủ nguyên liệu và phụ thuộc hồn tồn vào sự phân cơng của Bộ vật tư. Bên cạnh các xí nghiệp nhà nước thị trường sơn lúc này cịn có sự xuất hiện của hàng loạt tổ hợp và cơ sở tư nhân sản xuất sơn, nhằm đáp ứng hầu như tất cả các loại sơn dầu chất lượng thấp cho người tiêu dùng.

Giai đoạn sau năm 1989 đến nay:

Năm 1986, kinh tế Việt Nam bắt đầu bước vào thời kỳ “đổi mới” với đặc tính của nền kinh tế thị trường, nhưng sự chuyển biến tích cực của ngành sơn chỉ

bắt đầu khởi đầu từ năm 1990 để bước vào quá trình hội nhập phát triển với khu vực quốc tế và dần dần ổn định phát triển liên tục tới nay.

Năm 1993-1997 Việt Nam nhận được nhiều sự đầu tư của nước ngoài cho ngành sơn. Mức độ đầu tư nước ngoài về sơn đạt mức khoảng 90 triệu USD: có 20 cơng ty sơn nước ngồi lập nhà máy liên doanh với Việt Nam hoặc 100% vốn nước ngồi. Dịng đầu tư đột phá từ nước ngoài này kéo theo sự chuyển đổi mạnh mẽ của đầu tư trong nước, chất lượng công nghệ sơn tại Việt Nam đã được “thay da đổi thịt” và tạo ra các dịng sản phẩm có chất lượng theo u cầu thị trường.

Đến năm 2007 hầu hết các hãng sơn lớn trên thế giới đều đã có mặt ở Việt Nam như Akzo Nobel, 4 Oranges, Jotun, Nippon…, dưới hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài hoặc hợp tác sản xuất với các công ty sơn Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều cơng ty sơn Việt Nam (dạng cổ phần hoặc tư nhân 100% vốn Việt Nam) nước như Kova, Tison, Joton, Alphanam, Đồng Tâm, Hịa Bình, Đại Bàng, Petrolimex cũng mạnh dạn mở rộng hoặc xây mới nhà máy, đầu tư thiết bị công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm sơn và ngày càng đáp ứng nhu cầu của người tiêu thụ. Có thể nói sự phát triển với tốc độ cao về sản lượng công nghệ mới và nâng cao chất lượng sản phẩm đã tạo ra bức tranh ngoạn mục của phát triển ngành sơn Việt Nam trong giai đoạn này. Số lượng nhà sản xuất sơn bắt đầu tăng trưởng mạnh: năm 2002 có 60 doanh nghiệp; năm 2004: 120 doanh nghiệp; năm 2006: 168 doanh nghiệp; năm 2008: 187 doanh nghiệp năm 2013 có gần 300 doanh nghiệp tham gia sản xuất sơn. (Theo thông tin của VPIA)

Thị trường sơn hiện nay được chia làm 4 phân khúc. Phân khúc cao cấp gồm những công ty đến từ Nhật, Mỹ hoặc Anh như Akzo Nobel, Nippon, Jotun. Đây là những doanh nghiệp có nhà máy cùng hệ thống phân phối tốt, chiếm 35% thị trường. Nhóm thứ hai là các thương hiệu trung bình khá đến từ Châu Á, chiếm 25% thị trường như 4 Oranges, TOA, Sea Master… Nhóm trung bình thấp chiếm 15% thị trường với các thương hiệu trong nước như Joton, Kova, Tison… Nhóm cịn lại là các cơ sở sản xuất rải rác khắp cả nước, chiếm 25% thị trường. (Theo thông tin của VPIA)

1.4.2 Tình hình phân phối hóa chất ngành sơn

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nhu cầu xây dựng nhà ở, cao ốc văn phịng ln ở mức cao. Theo đó, ngành sơn được đánh giá là ngành sẽ đạt mức tăng trưởng cao trong tương lai. Vì vậy, kinh doanh hóa chất cho ngành sơn ln có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Thực tế thì bất kỳ một cơng ty kinh doanh các mặt hàng hóa chất cơng nghiệp đều có kinh doanh hóa chất cho ngành sơn. Có rất nhiều nhà phân phối hóa chất cho ngành sơn đang hoạt động trên thị trường. Theo VPIA, hiện tại có khoảng 100 cơng ty thương mại đang kinh doanh hóa chất cho ngành sơn, có thể phân chia thành hai loại: nhà phân phối là các cơng ty nước ngồi và nhà phân phối là các công ty trong nước.

Các nhà phân phối hóa chất cho ngành sơn là các công ty 100% vốn nước ngoài gồm: Connell Bros (Mỹ), Brenntag (Đức), DKSH (Thụy Sỹ) và Jebsen & Jebsen (Singapore), Texchem (Malaysia)….. Bên cạnh đó, rất nhiều nhà phân phối là các công ty thương mại tại địa phương như K&K, Thái Sơn, Ngọc Sơn, MDI, Đông Bắc, Bến Thành, Việt Đức, Sapa, Mika… Trong số các công ty trong nước này, chỉ một số ít công ty kinh doanh đa dạng các chủng loại hóa chất cho ngành sơn, từ nhựa, các loại bột màu và phụ gia… như K&K, Ngọc Sơn, MDI, các cơng ty cịn lại chủ yếu kinh doanh đơn lẻ một vài mặt hàng như bột màu trắng (Bến Thành, Việt Đức), các loại dung môi tolune, xylene… (Sapa, Mika).

TĨM TẮT CHƯƠNG 1

Marketing có vai trị rất quan trọng trong kinh doanh, hoạt động Marketing giúp hướng dẫn, chỉ đạo và phối hợp các hoạt động của cơng ty. Nhờ có hoạt động Marketing, các quyết định về chiến lược phát triển của cơng ty có cơ sở khoa học và vững chắc hơn. Mơ hình 4P trong Marketing tuyền thống nên được mở rộng thành 7P trong việc quản lý dịch vụ. Mơ hình 7P có thể được sử dụng để xây dựng chiến lược Marketing giúp công ty giành được lợi thế cạnh tranh. Mỗi thành phần của 7P có thể được xem như một cơ hội để đạt được lợi thế cạnh tranh và hoạch định chiến lược. Marketing 7P bao gồm: sản phẩm, giá, phân phối, chiêu thị, quy trình, con người và phương tiện hữu hình.

Thị trường sơn Việt Nam là một thị trường cịn rất trẻ, đang phát triển và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Do đó, hoạt động phân phối hóa chất để sản xuất sơn cũng phát triển theo. Hiện nay hầu hết các sản phẩm của những nhà sản xuất hóa chất ngành sơn hàng đầu thế giới đều có mặt tại Việt Nam thông qua nhiều nhà phân phối khác nhau. Chính vì thế, mức độ cạnh tranh trong thị trường này là rất lớn.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX ĐỐI VỚI DỊCH VỤ PHÂN PHỐI HĨA CHẤT NGÀNH SƠN TẠI CƠNG TY TNHH TEXCHEM MATERIALS VIỆT NAM

2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH TEXCHEM MATERIALS VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing mix đối với dịch vụ phân phối hóa chất ngành sơn tại công ty TNHH texchem materials việt nam (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)