6. Kết cấu của đề tài
2.2 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
2.2.4 Nhận xét về cơ hội và thách thức
Từ những tín hiệu tích cực từ mơi trường vĩ mô như: nền kinh tế đang trên đà phục hồi, dân số Việt Nam đông, bờ biển dài thuận tiện hợp tác… Quan trọng nhất là mức tiêu thụ sơn của người dân Việt Nam còn thấp so với thế giới nên tác giả nhận thấy tiềm năng phát triển của ngành sơn và phân phối hóa chất cho ngành sơn trong tương lai là rất lớn. Do đó, Texchem VN đứng trước một số cơ hội sau:
1. Thị trường sơn trang trí có tiềm năng phát triển lớn.
2. Nhu cầu về loại sơn bảo vệ cao do Việt Nam có bờ biển dài. 3. Có nhiều nhà máy sơn gỗ sản xuất sơn phục vụ xuất khẩu. 4. Sơn bột tĩnh điện ngày càng phát triển và được ưa chuộng.
Tuy nhiên vì sự tiềm năng của thị trường sơn Việt Nam và với việc tham gia WTO năm 2007, Việt Nam là điểm đầu tư hấp dẫn cho các nhà phân phối hóa chất ngành sơn, dẫn đến gia tăng cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra để bảo vệ các nhà phân phối trong nước, Chính phủ Việt Nam đã ban hành một số chính sách hạn chế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Do đó, Texchem VN phải đối diện với các thách thức sau:
1. Cạnh tranh khốc liệt từ các nhà phân phối đa quốc gia.
2. Chính phủ Việt Nam hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng hóa chất đối với doanh nghiệp nước ngoài.
3. Sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp kinh doanh hóa chất mới thành lập.
2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX ĐỐI VỚI SẢN PHẨM HÓA CHẤT NGÀNH SƠN TẠI CÔNG TY TNHH TEXCHEM MATERIALS VIỆT NAM