1.2 .Nội dung hoạt động Marketing dịch vụ Truyền hình cáp
1.2.2 .Các chiến lược Marketing – Mix dịch vụ Truyền hình cáp
1.2.2.4. Chiến lược chiêu thị
Chiêu thị là những hoạt động nhằm làm thay đổi lượng cầu bằng những tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên tâm lý hoặc thị hiếu của khách hàng.
Chiến lược chiêu thị là tập hợp các hoạt động thông tin, giới thiệu sản phẩm, thương hiệu, về tổ chức, các biện pháp kích thích tiêu thụ nhằm đạt mục tiêu truyền thông của công ty.
Chiến lược chiêu thịlà một trong bốn nhóm cơng cụ chủ yếu của Marketing - Mix mà cơng ty có thể sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Vai trò của chiến lược chiêu thị:
Đối với doanh nghiệp:
Là công cụ cạnh tranh.
Cải thiện doanh thu.
Giới thiệu sản phẩm dịch vụ mới đến khách hàng.
Tạo sự thuận tiện cho phân phối.
Xây dựng hình ảnh tích cực đến nhóm cơng chúng.
Cung cấp thơng tin.
Cung cấp kiến thức nâng cao về sản phẩm dịch vụ cung cấp trên thị trường.
Cung cấp lợi ích kinh tế cho người tiêu dùng.
Đối với xã hội:
Hỗ trợ cho các phương tiện truyền thông nâng cao chất lượng và giảm chi phí phát hành.
Tạo công việc trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm dịch vụ và tạo động lực cho sự cạnh tranh.
Đánh giá sự năng động, phát triển của kinh tế.
Chức năng của chiến lược chiêu thị:
Thơng tin cho khách hàng
Kích thích nhu cầu tiêu dùng
Một số cơng cụ chủ yếu của chiến lực chiêu thị: a. Quảng cáo:
Quảng cáo là một trong những công cụ quan trọng nhất của hoạt động chiêu thị. Quảng cáo chuyển các thơng tin có sức thuyết phục đến các khách hàng mục tiêu của công ty. Cơng tác quảng cáo địi hỏi sự sáng tạo rất nhiều. Đó là một nghệ thuật: Nghệ thuật quảng cáo.
Mục đích của quảng cáo: là để thu hút sự chú ý của khách hàng, thuyết
phục họ về những lợi ích, sự hấp dẫn của sản phẩm dịch vụ nhằm thay đổi hoặc củng cố thái độ và lòng tin tưởng của người tiêu thụ về sản phẩm dịch vụ của công ty, làm gia tăng lòng ham muốn mua hàng của họ và đi đến hành động mua hàng, Quảng cáo được thực hiện theo nguyên tắc A.I.D.A đây là 4 chữ đầu của các từ.
A - Attention (tạo ra sự chú ý).
I - Interest (làm cho thích thú).
D - Desire (Gây nên sự ham muốn).
Quyết định chủ yếu trong hoạt động quảng cáo: bao gồm quyết định về
mục tiêu quảng cáo. Mục tiêu quảng cáo phải xuất phát từ các mục tiêu trong kinh doanh của công ty và các mục tiêu marketing.
Ví dụ: mục tiêu doanh số, lợi nhuận, thị phần, các mục tiêu này nâng cao
uy tín của Cơng ty, của sản phẩm….
Phân loại mục tiêu quảng cáo: các mục tiêu quảng cáo thường được phân
loại thành mục tiêu quảng cáo để thông tin, mục tiêu quảng cáo để thuyết phục, mục tiêu quảng cáo để nhắc nhở.
Quyết định về ngân sách quảng cáo: sau khi đã xác định các mục tiêu quảng cáo, cơng ty có thể quyết định ngân sách quảng cáo cho mỗi sản phẩm dịch vụ nhằm hoàn thành mục tiêu cung ứng dịch vụ ra thị trường.
Các phương tiện thông tin quảng cáo: radio, truyền hình, quảng cáo ngồi trời (panơ, bảng hiệu, bảng điện,…), ấn phẩm gửi trực tiếp, Internet, phương tiện vận chuyển, vật phẩm quảng cáo.
Đánh giá hiệu quả của quảng cáo: để đánh giá hiệu quả của quảng cáo cần phân tích xem mục tiêu của quảng cáo có đạt được khơng. Mục đích cuối cùng của quảng cáo là làm cho số lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ nhiều hơn, nhằm tăng doanh số và lợi nhuận. Quảng cáo còn mang lại hiệu quả là nâng cao uy tín thương hiệu cho cơng ty, tạo điều kiện thuận lợi trong cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường.
b. Khuyến mại:
Khuyến mại là tập hợp các phương pháp nhằm tạo sự khích lệ ngắn hạn, thúc đẩy khách hàng hoặc các trung gian sử dụng ngay sản phẩm dịch vụ, mua nhiều hơn và thường xuyên hơn.
Các quyết định chủ yếu trong khuyến mại:
Quyết định về mục tiêu khuyến mại
Quyết định chọn công cụ khuyến mại
Quyết định triển khai chương trình khuyến mại
Marketing trực tiếp là phương thức truyền thông trực tiếp mà công ty sử dụng để tiếp cận khách hàng mục tiêu dưới hình thức như: thư giới thiệu dịch vụ, phiếu đăng ký sử dụng dịch vụ, phiếu góp ý,… được gửi trực tiếp đến đối tượng đã xác định thông qua: email, phone, fax,…với mong muốn nhận được sự đáp ứng tức thời.
d. Giao tế (PR)
Giao tế là hoạt động nhằm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với công chúng bằng việc sử dụng các phương tiện truyền thông đưa thông tin về hoạt động của doanh nghiệp.
Các hình thức giao tế (PR):
Hoạt động giao tế được thực hiện thông qua:
Thơng qua báo chí: viết bài trên các báo, tạp chí. Một khi cơng ty tranh thủ được báo chí thì càng có điều kiện giành được nhiều vị trí tốt hơn để tuyên truyền cho công ty.
Thông qua tài trợ: thực hiện bảo trợ các hoạt động thể thao và văn hóa để tiếp cận công chúng mục tiêu.
Tổ chức các sự kiện, các cuộc hội thảo, hội nghị đưa thông tin sản phẩm dịch vụ của công ty giới thiệu rộng rãi đến người tiêu dùng.
e. Bán hàng trực tiếp:
Bán hàng trực tiếp là hình thức giao tiếp với khách hàng triển vọng với mục đích bán hàng.
Nhân viên bán hàng là cầu nối trực tiếp của doanh nghiệp với khách hàng. Những người bán hàng thay mặt doanh nghiệp trực tiếp tiếp xúc khách hàng, thơng qua những nhân viên bán hàng trực tiếp hình ảnh của doanh nghiệp được xây dựng trong quá trình hoạt động phục vụ khách hàng của họ. Họ cũng là kênh thông tin khách hàng và thị trường hiệu quả. Do vậy, việc tổ chức, tuyển chọn, đào tạo, quản lý và động viên lực lượng bán hàng là một cơng việc địi hỏi sự quan tâm thỏa đáng của doanh nghiệp.