Kiểm định dấu và hạng Wilcoxon (Wilcoxon Signed Rank Test)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao mức độ thành công của hoạt động bancassurance tại việt nam (Trang 49)

Do tính chất của Delphi là dựa trên các vịng khảo sát được lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi đạt được sự đồng thuận trong ý kiến chuyên gia, nên cần có một phương pháp thống kê thích hợp để đảm bảo hai yêu cầu sau: i) tất cả ý kiến của các chuyên gia mang tính đại diện cho dữ liệu/ thơng tin cần tìm kiếm và ii) việc chấm dứt các vòng khảo sát là hợp lý dựa trên các con số thống kê đáng tin cậy chứ không đơn giản là so sánh các số liệu trung bình, tỷ lệ phần trăm, v.v. (Kalaian và Kasim, 2012). Phương pháp kiểm định phi tham số Wilcoxon rất hữu ích khi dùng để đánh giá có hay khơng sự khác biệt trong câu trả lời của các chuyên gia giữa hai vịng khảo sát Delphi (Privitera, trích trong Kalaian và Kasim, 2012). Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng kiểm định Wilcoxon dựa trên các giả định sau:

(i) Phương pháp kiểm định phi tham số được khuyến khích sử dụng thay cho kiểm định tham số khi kích cỡ mẫu nhỏ (n < 30) và/ hoặc việc lấy mẫu không tuân theo quy luật phân phối chuẩn (Kalaian và Kasim, 2012).

(ii) Thang đo sử dụng là thang đo thứ bậc và được lặp lại ở các vòng.

(iii) Các biến cần đo lường sự nhất quán là các cặp tương đồng (matched pairs), tức phải có mặt ở tất cả các vòng khảo sát.

Phương pháp AHP được phát triển bởi Thomas L.Saaty vào đầu những năm 1970. AHP rất mạnh trong việc phân nhỏ một vấn đề phức tạp và khơng có cấu trúc thành một tập hợp các thành phần được tổ chức đa thứ bậc. Saaty (trích trong Phạm Hồng Luân và Nguyễn Đình Đạo, 2013) đã thiết lập các bước thực hiện AHP như sau:

Bước 1: xác định các yêu cầu và xây dựng mục tiêu

Trong bước này, các vấn đề chưa được cấu trúc và những đặc điểm của nó phải được xác định và mục tiêu cuối cùng phải được nêu ra rõ ràng.

Bước 2: xây dựng sơ đồ cấu trúc thứ bậc

Nhìn chung, giai đoạn này giống như xây dựng cây mục tiêu, chia nhỏ vấn đề tổng thể thành các vấn đề nhỏ hơn để dễ phân tích. Cấp cao nhất là mục tiêu tổng thể (goal). Cấp tiếp theo bao gồm các tiêu chí chính (criteria) có ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu. Sau đó, các tiêu chí chính này lại được phân chia thành các cấp nhỏ hơn, bao gồm nhiều tiêu chí phụ (sub-criteria). Cấp thấp nhất của sơ đồ thứ bậc gọi là cấp phương án (alternatives). Một mơ hình thức bậc khơng địi hỏi sự có mặt đầy đủ của cả ba cấp, đơi khi chỉ có tiêu chí phụ nhưng khơng có phương án, và ngược lại.

Hình 2.2 - Mơ hình phân cấp đơn giản

Nguồn: Büyükyazici và Sucu (2003)

bC3 aC3 bC2 aC2 bC1 aC1 Mục tiêu

Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3

Phương án A Phương án B Cấp 1: Mục tiêu Cấp 2: Tiêu chí Cấp 3: Phương án

Bước 3: xây dựng ma trận so sánh cặp A có n phần tử

Các yếu tố trong cùng một cấp được so sánh cặp để đo lường mức độ tác động đến các yếu tố ở cấp cao hơn, hình thành nên các ma trận so sánh cặp A:

A = [aij] = 𝑎11 𝑎12 ⋯ 𝑎1𝑗 𝑎21 𝑎22 ⋯ 𝑎2𝑗 ⋮ ⋮ ⋮ 𝑎𝑖1 𝑎𝑖2 ⋯ 𝑎𝑖𝑗 aij =1 nếu i=j và aij = 1 𝑎 𝑗𝑖 nếu i ≠ j

Trong ma trận so sánh trên, aij chỉ ra rằng yếu tố thứ i quan trọng/ kém quan

trọng hơn yếu tố thứ j bao nhiêu lần. Để đo lường mức độ quan trọng của hai yếu tố bất kỳ trong ma trận A, ta sử dụng thang đo có giá trị từ 1 đến 9. Để có được sự khác biệt rõ rệt về mức quan trọng giữa các tiêu chí và tạo sự thuận lợi khi tổng hợp, Saaty đề xuất bỏ qua các mức điểm 2, 4, 6, 8 và chỉ sử dụng các mức điểm 1, 3, 5, 7, 9.

Bước 4: chuẩn hóa ma trận và tính Véc tơ độ ưu tiên (Eigenvector)

Véc tơ độ ưu tiên là Véc tơ thỏa phương trình Aw = w λmax, với λmax là giá trị đặc trưng cực đại của ma trận A. Có thể sử dụng cơng thức sau để chuẩn hóa ma trận và tính giá trị gần đúng của Véc tơ độ ưu tiên w (Teknomo, 2006):

w = 𝑤1 𝑤2 ⋯ 𝑤𝑛 = 𝑤 1𝑗 𝑛 𝑗 =1 𝑛 𝑤 2𝑗 𝑛 𝑗 =1 𝑛 ⋯ 𝑤 𝑛𝑗 𝑛 𝑗 =1 𝑛 với 𝑤𝑖𝑗 = 𝑎𝑖𝑗𝑎 𝑖𝑗 𝑛 𝑗 =1

Trong Véc tơ độ ưu tiên w, các giá trị w1, w2, ..., wn cho ta biết mức độ quan

trọng được đo lường bằng các con số cụ thể của tất cả yếu tố trong mơ hình, tổng giá trị của chúng ln bằng 1.

Mục tiêu của bước này là kiểm tra xem đối tượng được khảo sát có nhất quán khi đưa ra chọn lựa hay không (Teknomo, 2006). Chỉ số nhất quán CI (Consistency

Index) được dùng để đánh giá chất lượng của ma trận so sánh cặp: CI = 𝜆 𝑚𝑎𝑥 − 𝑛

𝑛−1 .

Theo Saaty, sự nhất quán hoàn toàn xảy ra khi λmax = n. Để làm rõ thêm quá

trình đo lường tính khơng nhất quán , Saaty đề xuất sử dụng tỷ số nhất quán CR

(Consistency Ratio), được tính bằng cơng thức: CR= 𝐶𝐼

𝑅𝐼 ,với RI là Chỉ số ngẫu nhiên

(Random Index - nhất quán trung bình) được xác định từ bảng cho sẵn bên dưới:

Bảng 2.2 - Chỉ số ngẫu nhiên RI

n 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

RI 0 0 0.58 0.90 1.12 1.24 1.32 1.41 1.45 1.49

Nguồn: Teknomo (2006); Lee và ctg (2010)

Dựa trên nhiều nghiên cứu kinh nghiệm, Saaty nhận định rằng giá trị chấp nhận được của CR khi CR ≤ 0.1. Trường hợp CR > 0.1, ta cần xem xét và điều chỉnh các

đánh giá mang tính chủ quan.

Bước 5: tổng hợp và lựa chọn phương án

Ở bước cuối cùng, ta tổng hợp các yếu tố trong ma trận với trọng số tương ứng và lựa chọn ra phương án có số điểm cao nhất.

2.3. Mơ hình nghiên cứu mẫu và giả thuyết 2.3.1. Mơ hình nghiên cứu mẫu

Hình 2.3 - Mơ hình mẫu về hệ thớng phân c ấp thứ bậc

Nguồn: Fan và ctg (2013)

2.3.2. Mơ hình nghiên cứu giả thuyết

Dựa vào mơ hình của Fan và ctg (2013) và cơ sở lý thuyết trong các nghiên cứu đã trình bày ở trên, mơ hình nghiên cứu giả thuyết được xây dựng như sau:

NH và CTBH cùng thuộc tập đồn tài chính

Đối tác tiếp thị CTBH

Mục tiêu NH

Chiến lược liên kết giữa NH và CTBH

Đổi mới sản phẩm trong thời gian ngắn Chi phí quản lý trên một HĐBH thấp

Cung cấp sản phẩm có phí thấp Chi phí thành lập thấp

CLDV Chiến dịch tiếp thị

Thành lập công ty liên doanh Thành lập CTBH nội bộ

Hình 2.4 - Mơ hình giả thuyết về hệ thống phân cấp thứ bậc

2.4. Thiết kế nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được thể hiện theo lưu đồ bên dưới.

Hình 2.5 - Lƣu đồ quy trình nghiên cứu

Giai đoạn 1 Khảo sát Delphi lần 1 Khảo sát Delphi lần 2

Xác định các yếu tố trong mơ hình Xây dựng mơ hình thứ bậc

Tập đồn dịch vụ tài chính CLDV

CTBH

Cấp 1: Mục tiêu Cấp 2: Tiêu chí chính Cấp 3: Tiêu chí con

Mục tiêu NH

Chiến lược liên kết giữa NH và CTBH

Đổi mới sản phẩm trong thời gian ngắn Đặc tính sản phẩm: đơn giản và gắn với

sản phẩm của NH

Cung cấp sản phẩm có phí thấp

Hệ thống CNTT hiện đại, phù hợp Năng lực mạng lưới NH bán lẻ

Thương hiệu

Hoạt động marketing, quảng cáo và xúc tiến bán hàng

Cam kết và hỗ trợ hợp tác từ phía NH CLDV giải quyết bồi thường

Thỏa thuận phân phối Công ty liên doanh

2.4.1. Khảo sát Delphi lần 1

2.4.1.1. Mục tiêu và quy trình thực hiện

Mục tiêu của khảo sát Delphi lần 1 là khám phá các yếu tố có tác động đến sự thành cơng của Bancassurance tại thị trường Việt Nam. Hình 2.6 tóm tắt các bước thực hiện:

Hình 2.6 - Quy trình các bƣớc thực hiện khảo sát Delphi lần 1

2.4.1.2. Mẫu và thông tin mẫu

Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn mẫu dựa trên bốn tiêu chí sau đây: (i) Nơi cư trú: hiện đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam ít nhất là một năm. (ii) Trình độ chun mơn: có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực Bancassurance; có bằng cấp, chứng nhận học thuật hoặc các cơng trình nghiên cứu khoa học (Bancassurance và/ hoặc các lĩnh vực liên quan) đã được công nhận.

Xác định vấn đề cần khảo sát

Thiết lập bảng câu hỏi sơ bộ và chính thức Lựa chọn nhóm chuyên gia để khảo sát Gửi bảng câu hỏi đến nhóm chun gia

Phân tích và gửi kết quả khảo sát đến nhóm chuyên gia

Sự đồng thuận trong câu trả lời của các chuyên gia

n = 20

Có Khơng

Tổng hợp kết quả cuối cùng và gửi đến các chuyên gia Nhóm chuyên gia xác nhận hoặc chỉnh sửa ý kiến

(iii) Việc làm: đã hoặc đang công tác tại các CTBH, NH, công ty môi giới bảo hiểm, hoặc là giảng viên trường đại học có các bài báo hoặc nghiên cứu đã được đăng tải trên các tạp chí uy tín.

(iv) Sự sẵn lòng tham gia: các đối tượng khảo sát phải sẵn lịng tham gia và có thời gian để tham gia đầy đủ vào tất cả các vòng khảo sát.

Về kích thước mẫu, dựa vào các quan điểm của Ludwig, Linstone và Turoff (đã trình bày trong mục 2.2.1) và áp dụng bốn tiêu chí trên, tác giả chọn tổng cộng 20 chuyên gia để tham gia vào khảo sát.

2.4.1.3. Phƣơng pháp thu thập và xử lý dữ liệu

Đầu tiên, bảng câu hỏi sơ bộ được gửi đến ba chuyên gia để lấy ý kiến ban đầu. Sau khi thảo luận trực tiếp, bảng câu hỏi được chỉnh sửa lại với cách diễn đạt rõ ràng và hợp lí hơn. Thang đo sử dụng là thang đo Likert năm bậc. Các chuyên gia sẽ đánh giá mức độ đồng ý đối với mười ba yếu tố trong mơ hình nghiên cứu mẫu. Thang đo đi từ mức độ Rất không đồng ý - Bậc 1 đến mức độ Rất đồng ý - Bậc 5.

Tiếp theo, tác giả thực hiện khảo sát chính thức qua điện thoại hoặc gặp mặt trực tiếp (vòng I và vòng II) với sự hỗ trợ từ hai cộng tác viên là chuyên gia bảo hiểm nhằm tăng khả năng thành cơng. Riêng ở vịng III, tác giả gửi kết quả vòng II qua e-mail và thực hiện khảo sát qua điện thoại để chuyên gia xác nhận hoặc đóng góp thêm ý kiến. Tổng thời gian hồn thành khảo sát Delphi lần 1 là ba tuần.

Các kết quả thu được ở mỗi vòng được tổng hợp bằng phần mềm Excel. Sau khi có kết quả vịng III, tác giả sử dụng phần mềm SPSS thực hiện kiểm định Wilcoxon để xem xét mức độ đồng thuận giữa hai vòng liên tiếp. Nếu kết quả không đạt yêu cầu, cần tiến hành thêm khảo sát cho đến khi đạt được mức độ đồng thuận cần thiết hoặc khơng cịn thu được thêm các thơng tin mới.

2.4.2. Khảo sát Delphi lần 2

Mục đích của khảo sát Delphi lần 2 là xây dựng mơ hình phân cấp thứ bậc của các yếu tố. Quy trình các bước thực hiện tương tự như Delphi lần 1. Các chuyên gia sẽ

đánh giá mức độ đồng ý đối với mơ hình đề xuất, đồng thời có thêm các câu hỏi mở để chuyên gia bổ sung ý kiến hoặc đưa ra lời giải thích cho lựa chọn của mình. Tồn bộ các vòng được thực hiện bằng phỏng vấn gặp mặt (đối với chuyên gia ở khu vực Tp. HCM) và qua e-mail (đối với chuyên gia ở khu vực Hà Nội). Kích cỡ mẫu là 20 chuyên gia. Thời gian hoàn thành là ba tuần. Mơ hình cuối cùng sẽ là căn cứ để đo lường mức độ quan trọng của từng yếu tố ở lần khảo sát AHP tiếp theo.

2.4.3. Khảo sát AHP

2.4.3.1. Mục tiêu và quy trình thực hiện

Mục đích của khảo sát AHP là định lượng mức độ quan trọng của từng yếu tố trong mơ hình. Quy trình thực hiện được tóm tắt trong hình 2.7 bên dưới:

Hình 2.7 - Quy trình các bƣớc thực hiện khảo sát AHP

2.4.3.2. Mẫu và thang đo

Mẫu trong khảo sát AHP được giữ nguyên như hai lần Khảo sát Delphi trước đó để đảm bảo đối tượng khảo sát nắm bắt được toàn bộ vấn đề.

Thang đo sử dụng là thang đo cơ bản AHP (xem phụ lục 2) đi từ mức độ Vô cùng quan trọng - Mức độ 9 đến Quan trọng bằng nhau - Mức độ 1, thể hiện so sánh cặp giữa hai yếu tố i và j được minh họa như hình bên dưới.

Hình 2.8 - So sánh cặp giữa hai yếu tố bất kì

Yếu tố i

Mức độ quan trọng tăng dần Mức độ quan trọng tăng dần Yếu

tố j

9 8 7 6 5 4 3 2 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Thiết lập bảng câu hỏi sơ bộ và chính thức

Gửi bảng câu hỏi đến các chuyên gia (n = 20)

Thiết lập ma trận so sánh cặp giữa các tiêu chí chính, và giữa các tiêu chí phụ với nhau. Tính chỉ số nhất quán CR.

Tính các Véc tơ độ ưu tiên W21, W32,

thành lập Siêu ma trận trọng số. Lập bảng điểm tổng hợp, xếp hạng các

Mục tiêu

Mục tiêu Tiêu chí chính Tiêu chí phụ

Tiêu chí chính

Tiêu chí phụ

2.4.3.3. Phƣơng pháp thu thập và xử lý dữ liệu

Bảng câu hỏi sơ bộ được chỉnh sửa, bổ sung bằng cách mời một vài cá nhân trong danh sách chuyên gia thảo luận và hoàn thiện. Do các câu hỏi tương đối dài và phức tạp nên tác giả sử dụng phương pháp khảo sát trực tiếp. Sau khi có được kết quả khảo sát, tác giả tiến hành phân tích dữ liệu theo trình tự các bước sau:

Bước 1: tính các ma trận so sánh cặp của: i) các tiêu chí chính trong mối liên hệ

với mục tiêu cuối cùng; ii) các tiêu chí con trong mối liên hệ với tiêu chí chính. Sau đó tính chỉ số CR để kiểm tra mức độ nhất quán trong câu trả lời của các chuyên gia.

Hình 2.9 - Siêu ma trận khái quát

Nguồn: Fan và Lee (2010)

Dựa trên các ma trận so sánh cặp, Véc tơ độ ưu tiên được tính tốn là W21 (tiêu chí chính) và W32 (tiêu chí con).

Bước 2: các Véc tơ đã tính ở trên được sắp xếp vào siêu ma trận trọng số. Trọng

số đã được chuẩn hóa của tồn bộ yếu tố có thể đọc trực tiếp từ các cột trong siêu ma trận này.

Bước 3: để biết được trọng số cuối cùng của 15 yếu tố, trọng số mỗi tiêu chí con

cùng thứ hạng của từng yếu tố được thiết lập. Các kết luận nghiên cứu sẽ được đúc kết dựa trên bảng tổng hợp này.

Tất cả các bước tính tốn trên được thực hiện bằng phần mềm Excel 2007 và SuperDecisions 2.2.

2.5. Kết quả nghiên cứu

2.5.1. Kết quả khảo sát Delphi lần 1

Kết quả khảo sát ba vịng được trình bày trong các phụ lục 4, 5, 6. Tổng số phản hồi đạt 20/20. Nhìn chung, các giá trị trung bình lớn hơn 4 phản ánh đa số người khảo sát đồng ý với phần lớn các yếu tố đề xuất. Tuy nhiên, một số yếu tố có trị trung bình chỉ dao động từ 2 đến 3 đi kèm với độ lệch chuẩn cao, bao gồm: Sản phẩm có phí thấp, mơ hình Cơng ty liên doanh và Tập đồn dịch vụ tài chính. Độ lệch chuẩn cao cho thấy sự đồng thuận trong câu trả lời của các chun gia thấp. Ngồi ra, có thêm hai yếu tố được đề xuất là Chỉ số KPI và Chi phí quản lý trên một HĐBH thấp. Do đó, bảng câu hỏi vòng II và vòng III được bổ sung thêm hai yếu tố mới này để đánh giá mức độ đồng ý từ các chuyên gia còn lại.

Thực hiện kiểm định Wilcoxon đối với các yếu tố có sự thay đổi từ vịng II sang vịng III, với giả thuyết H0 và H1 như sau:

H0: khơng có sự khác biệt đáng kể trong mức độ đồng ý giữa vòng II và vòng III hay (𝜇1− 𝜇2 = 0).

H1: có sự khác biệt đáng kể trong mức độ đồng ý giữa vòng II và vòng III hay (𝜇1− 𝜇2 = 0).

Chọn mức ý nghĩa thống kê 𝛼 = 0.05, nếu kết quả kiểm định cho giá trị p lớn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao mức độ thành công của hoạt động bancassurance tại việt nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)