KPI là bằng chứng khách quan về hiệu quả kinh doanh đạt được trong một khoảng thời gian xác định, là những thông tin phản hồi về sự tiến bộ trong hoạt động Bancassurance. Nếu khơng có KPI, việc theo đuổi các mục tiêu mong muốn sẽ trở nên mơ hồ. Trong thực tế, việc triển khai hệ thống đánh giá hiệu quả công việc rất đa dạng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chiến lược kinh doanh, áp lực môi trường kinh doanh, năng lực của phịng nhân sự. Nhìn chung, một chỉ số KPI tốt cần đáp ứng năm tiêu chí SMART (Specific – Cụ thể; Measurable – Đo lường được; Achievable – Khả thi; Realistics – Thực tế; và Timebound – Có thời hạn cụ thể). Sau đây là một số chỉ dẫn giúp NH xây dựng chỉ tiêu KPI hợp lý và hiệu quả:
(i) Tập trung vào các khía cạnh quan trọng của Bancassurance: các nhà
quản lý cần thống nhất về những mục tiêu cần đạt được trong từng giai đoạn phát triển khác nhau của Bancassurance và thiết lập KPI có liên hệ chặt chẽ với các mục tiêu đó. Trong đó, KPI cấp cao sẽ giải quyết các vấn đề quản lý tổ chức trong khi cấp thấp hơn tập trung cho các hoạt động hàng ngày. Một nguyên tắc quan trọng khác là KPI chỉ nên tập trung vào các chỉ tiêu dễ dàng đo lường được, chẳng hạn như: lợi nhuận rịng tồn chi nhánh; doanh thu và lợi nhuận trên mỗi nhân viên; số lượng khách hàng mới; số lượng khóa đào tạo đã tham gia; chi phí trên doanh số bán hàng; số lượng khách hàng không theo dõi và để mất; đánh giá hài lịng từ phía khách hàng; thời gian hồn thành chỉ tiêu cơng việc.
(ii) Dữ liệu phải chính xác và cập nhật thường xuyên: để đảm bảo chỉ tiêu
KPI phù hợp và có thể đo lường được theo thời gian, các dữ liệu sử dụng phải thường xuyên cập nhật và chính xác. Nhà quản lý cũng nên tránh tình trạng q tải thơng tin khi thiết lập quá nhiều thông số trong KPI. Bên cạnh đó, quy trình tính tốn và cập nhật
KPI nên được tự động hóa càng nhiều càng tốt nhằm giảm thiểu sai sót đến mức thấp nhất. Ngoài ra, KPI nên được thể hiện dưới dạng đồ họa để nhà quản lý có thể thấy rõ các tác động hoặc các vấn đề phát sinh trong từng thời kỳ và điều chỉnh kịp thời.
(iii) Giao KPI cho người quản lý thích hợp: phải chắc rằng KPI được giao
đến đúng người có khả năng kiểm sốt và quản lý các nội dung chi tiết trong KPI. Mỗi chi nhánh cần cử ra một hay một vài cá nhân chuyên theo dõi tiến độ thực hiện các chỉ tiêu trong KPI và thường xuyên báo cáo với cấp trên để kịp thời phát hiện các vấn đề phát sinh.
(iv) Phổ biến tầm quan trọng của KPI: khi triển khai KPI, cần có kế hoạch
đào tạo cho nhân viên nắm được tầm quan trọng của tiêu chí này, xem việc hồn thành KPI như một phần khơng thể thiếu trong văn hóa kinh doanh của tổ chức, đảm bảo môi trường làm việc luôn đi đúng định hướng mà các chỉ tiêu trong KPI đã vạch ra.
(v) Phần thưởng tương xứng với kết quả KPI đạt được: cách thức nhân viên
được thưởng sẽ khác nhau phụ thuộc vào từng loại sản phẩm bán ra. Thông thường những sản phẩm đơn giản không yêu cầu tư vấn nhiều sẽ có phần thưởng thấp hơn so với các sản phẩm cần tư vấn chuyên sâu. Tổng giá trị bảo hiểm hoặc số lượng hợp đồng được tái tục hàng năm cũng được xem là tiêu chí để xét thưởng. Hình thức thưởng hiện được các NH trên thế giới áp dụng phổ biến nhất là lương kinh doanh ngồi lương cố định, một số NH cịn thưởng bằng quà như chuyến du lịch, phiếu mua sắm, điện thoại di động, các thiết bị điện máy, v.v.