KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT TRÊN THẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển giao dịch hoán đổi lãi suất tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 34)

CHƢƠNG 1 : LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT

1.4 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT TRÊN THẾ

TRÊN THẾ GIỚI

1.4.1 Tình hình phát triển giao dịch hốn đổi lãi suất trên thế giới

Trong điều kiện nền kinh tế tài chính thế giới có nhiều sự biến động trong những năm gần đây, thị trƣờng các sản phẩm phái sinh ngày càng trở nên quan trọng và rất cần thiết cho các nhà kinh doanh và đầu tƣ. Trên thực tế, các công cụ phái sinh ngày càng phát triển không ngừng về cả quy mô và sự đa dạng, nhất là các công cụ phái sinh về lãi suất. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS), phái sinh lãi suất là bộ phận cấu thành lớn nhất của thị trƣờng phái sinh OTC tồn cầu. Tính tới tháng 06/2013, tổng giá trị hợp đồng phái sinh lãi suất còn hiệu lực đạt 561.299 tỷ USD, tăng 14,62% so với cuối năm 2009 (chiếm hơn 80% so với tổng giá trị giao dịch trên thị trƣờng OTC), các thị trƣờng cịn lại chiếm tỷ trọng khơng đáng kể.

Hình 1.2 Tỷ trọng các công cụ phái sinh trên thị trƣờng OTC (tính tới tháng 06/2013)

Trong đó, hốn đổi lãi suất (đặc biệt là hốn đổi lãi suất một đồng tiền) góp phần khơng nhỏ tạo nên sự thành công trên thị trƣờng phái sinh lãi suất, chiếm 75% so với thị trƣờng phái sinh lãi suất tồn cầu; cịn lại 25% là hợp đồng lãi suất kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn lãi suất. Theo BIS, tính đến tháng 06/2013, tổng giá trị giao dịch trên thị trƣờng hoán đổi lãi suất đạt 450.223 tỷ USD (trong đó IRS chiếm 425.569 tỷ USD, CCS chiếm 24.654 tỷ USD), so với tổng giá trị hợp đồng năm 2011 là 425.402 tỷ USD và 383.648 tỷ USD vào năm 2010. Trong đó, hợp đồng hốn đổi lãi suất bằng đồng EUR và USD chiếm giá trị lớn nhất, gần 70% so với tổng giá trị hợp đồng. Tỷ USD 2008 2009 2010 2011 2012 2013 FRAs 35.002 51.779 51.587 50.576 71.353 86.334 Hoán đổi lãi suất 323.082 375.797 383,649 425.402 395.422 450.223 Quyền chọn 41.134 48.808 49.295 53.305 48.351 49.396

Theo một cuộc khảo sát của Hiệp hội các nhà kinh doanh phái sinh và hoán đổi quốc tế (ISDA) vào tháng 7/2010, trong 295 tổ chức (bao gồm các tổ chức tài chính và tổ chức phi tài chính) đƣợc khảo sát đã từng tham gia vào thị trƣờng OTC thì kết quả nhƣ sau:

Bảng 1.3 Kết quả khảo sát việc sử dụng giao dịch hoán đổi lãi suất do ISDA thực hiện

Số ngƣời tham gia Tỷ lệ

Hợp đồng hoán đổi lãi suất 234 80% Hợp đồng ngoại hối 174 59% Hợp đồng phái sinh tín dụng 80 27% Hợp đồng cổ phiếu 74 25% Hợp đồng hàng hóa 94 32%

Nguồn: ISDA, End-User Survey: IRS

Có thể thấy, số lƣợng nhà đầu tƣ tham gia vào thị trƣờng hoán đổi lãi suất chiếm đa số (chiếm khoảng 80% so với tổng số ngƣời đƣợc khảo sát). Hầu hết giao dịch hoán đổi lãi suất chủ yếu đƣợc thực hiện trên hai thị trƣờng tài chính lớn là Mỹ và Đức, chiếm hơn 59% tổng khối lƣợng giao dịch. Trong đó, phải kể đến các ngân hàng thƣơng mại hàng đầu trong lĩnh vực này là Barclaye, Deutsche Bank, Goldman và JP Morgan…

Nguồn: https://customers.reuters.com Hình 1.3 Một giao dịch hốn đổi lãi suất đƣợc thực hiện trên Reuters

Bài học kinh nghiệm tại một số nước trên thế giới Tại Châu Âu:

Theo Remolna và Wooddridge (2003), thị trƣờng hoán đổi lãi suất Châu Âu là một trong những thị trƣờng lớn và có tính thanh khoản nhất trên thế giới. Từ năm 1990, các nhà đầu tƣ Châu Âu bắt đầu sử dụng cơng cụ hốn đổi để phịng ngừa rủi ro khi đầu tƣ vào trái phiếu phi Chính phủ, đặc biệt là các tổ chức tài chính. Sau đó, chính phủ Châu Âu cũng bắt đầu sử dụng hoán đổi để phịng ngừa rủi ro. Chinh phủ Pháp sử dụng hốn đổi để rút ngắn kỳ hạn tài sản nợ vào tháng 10/2001, trong khi chính phủ Đức sử dụng để giảm chi phí. Trong đó hốn đổi chỉ số qua đêm đƣợc sử dụng phổ biến nhất. Đƣờng cong hoán đổi đƣợc xem là chuẩn tham chiếu trên thị trƣờng. Các trái phiếu đƣợc phát hành bởi mục đích đầu tƣ thì lãi suất cao hơn so với lãi suất hoán đổi. Và ngƣợc lại, trái phiếu phi đầu tƣ thì lãi suất bám sát với lãi suất hốn đổi. EONIA và Euribor là lãi suất đƣợc đƣợc sử dụng nhiều nhất trong các hợp đồng hoán đổi. Chỉ số EONIA giao dịch với kỳ hạn ngắn từ 3 tháng trở xuống và là lãi suất them chiếu chính cho thị trƣờng tiền tệ ngắn hạn. Hầu hết các giao dịch trên thị trƣờng hốn đổi đều là các ngân hàng có mức tín nhiệm cao.

Tại Ấn Độ

Theo Hohensee và Lee (2004), giao dịch hoán đổi lãi suất đầu tiên đƣợc thực hiện vào năm 1999. Các chủ thể tham gia thị trƣờng là các doanh nghiệp và các TCTC nhằm phòng ngừa rủi ro bằng cách chuyển đổi lãi suất cố định/ thả nổi các khoản vay. Trong giai đoạn đầu, một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển của hoán đổi là do sự thiếu vắng đƣờng cong lãi suất. Lúc này, lãi suất qua đêm có tính thanh khoản nhất và đƣợc coi là lãi suất tham chiếu cho thị trƣờng. Sau này, lãi suất liên ngân hàng Mumbai lại có tính thanh khoản hơn, do đó thƣờng đƣợc sử dụng trong giao dịch hoán đổi lãi suất (chiếm 85% tổng giá trị giao dịch). Sự thiếu vắng các nhà đầu tƣ lớn nhƣ Ngân hàng trung ƣơng , quỹ tƣơng hỗ, công ty bảo hiểm cũng là nguyên nhân cản trợ sự phát triển thị trƣờng này.

Tại Hàn Quốc

Theo Hohensee và Lee (2004), nếu so sánh với giao dịch phái sinh khác, doanh thu từ hoán đổi lãi suất tại Hàn Quốc rất nhỏ và dễ biến động. Thị trƣờng hốn đổi tại Hàn Quốc khơng có tính thanh khoản và chƣa có lãi suất tham chiếu ngắn hạn trên thi trƣờng. Các nhà đầu tƣ thƣờng sử dụng lãi suất tín phiếu kỳ hạn 3 tháng nhƣng lãi suất này lại khơng có tính thanh khoản trên thị trƣờng thứ cấp. So với đƣờng cong trái phiếu, đƣờng cong hoán đổi bị biến động liên tục. Vì vậy, có thể gây rủi ro cho các nhà đầu tƣ tham gia thị trƣờng hoán đổi.

1.4.2 Các điều kiện cần thiết để phát triển giao dịch hoán đổi lãi suất

Qua nghiên cứu kinh nghiệm thực tế về giao dịch hốn đổi lãi suất nói riêng và nghiệp vụ tài chính phái sinh nói chung trên thế giới, cho thấy rằng để thị trƣờng này phát triển thì tất yếu phải có những cơ sở nền tảng nhƣ sau:

Điều kiện về thị trƣờng

Việc hình thành và phát triển nghiệp vụ hốn đổi nói riêng và nghiệp vụ phái sinh nói chung đều phải xuất phát từ chính nhu cầu của nền kinh tế. Nó ra đời nhằm mục đích chủ yếu là phịng ngừa rủi ro trên cơ sở dự tính chiều hƣớng biến động của thị trƣờng (về lãi suất, tỷ giá…). Do vậy, điều kiện đầu tiên để có những cơng cụ này chính là sự phát triển của thị trƣờng tài chính.

Trƣớc hết, để phát triển đƣợc nghiệp vụ này thì cần phải có thị trƣờng vốn phát triển với nhiều loại hàng hóa đa dạng, doanh số giao dịch lớn và có tính thanh khoản cao. Bên cạnh đó, sự phát triển của thị trƣờng tiền tệ là một yếu tố rất quan trọng. Các nhà kinh tế đã chỉ rõ sự phát triển của thị trƣờng tiền tệ của một quốc gia là một bƣớc quan trọng đầu tiên để quốc gia đó có thể phát triển đƣợc thị trƣờng giao dịch hốn đổi nói riêng và thị trƣờng phái sinh nói chung. Bởi vì thị trƣờng tiền tệ sẽ cung cấp những thông tin quan trọng về mức lãi suất để hình thành đƣờng cong lãi suất, làm cơ sở cho việc dự báo lãi suất thị trƣờng cũng nhƣ việc định giá các hợp đồng hoán đổi.

Điều kiện về môi trƣờng pháp lý

Điều quan trọng để phát triển thị trƣờng hoán đổi là hệ thống pháp lý đầy đủ, rõ ràng và hiệu lực pháp lý cao. Bởi vì hệ thống pháp lý sẽ là cơ sở quan trong để quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của thị trƣờng; tạo nên những rào chắn bảo vệ sự lành mạnh của thị trƣờng. Chính vì vậy, hệ thống pháp luật hoàn thiện, hiệu lực pháp lý cao sẽ là nền tảng vững chắc để các chủ thể yên tâm tham gia vào các giao dịch.

Gắn liền với việc ban hành mới và bổ sung hoàn thiện các văn bản pháp luật, thì việc điều hành và giám sát hoạt động của thị trƣờng cũng rất cần thiết để đảm bảo đƣợc tính hiệu quả, cơng bằng, lành mạnh và bảo vệ đƣợc quyền lợi chính đáng của các chủ thể tham gia thị trƣờng. Đồng thời góp phần hạn chế rủi ro cho các NHTM trong vai trò là những nhà cung cấp dịch vụ, trên cơ sở đó sẽ thúc đẩy việc sử dụng và phát triển sản phẩm hoán đổi.

Điều kiện về con ngƣời

Một điều kiện khơng thể thiếu đƣợc đó là sự hiểu biết của con ngƣời và cụ thể là nhân viên ngân hàng trực tiếp tham gia thực hiện các giao dịch. Các ngân hàng cần có đủ số lƣợng nhân viên có trình độ chun mơn, kinh nghiệm và kỹ năng phù hợp để triển khai nghiệp vụ này. Những nhân viên cần có sự hiểu biết sâu sắc về quy cách giao dịch, kỹ thuật định giá, các rủi ro có liên quan và luật lệ của thị trƣờng để tạo lòng tin cho nhà đầu tƣ.

Điều kiện về cơng nghệ

Ngồi những yếu tố trên thì việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin vào mọi hoạt động trên thị trƣờng là một điều kiện hết sức quan trọng. Có thể nói, những rủi ro khiến các chủ thể tham gia vào thị trƣờng hốn đổi lãi suất chính là do sự biến động của các yếu tố về lãi suất, tỷ giá. Vì thế, địi hỏi các ngân hàng cũng nhƣ các DN phải có một hệ thống thơng tin dự báo lãi

suất, tỷ giá nhanh, chính xác, cập nhật liên tục. Do vậy, hệ thống thông tin tốt và hiện đại là yêu cầu không thể thiếu đối với sự phát triển của thị trƣờng hoán đổi.

2.5 CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY

Whittaker (1987) nghiên cứu tổng quan về giao dịch hoán đổi lãi suất bao gồm các chủ thế tham gia, rủi ro có thể gặp phải, các luật lệ khi tham gia hoán đổi, sự phát triển giao dịch hoán đổi. Theo kết quả nghiên cứu, hốn đổi là một cơng cụ quan trọng trên thị trƣờng tài chính, giúp các ngân hàng thu đƣợc phí dịch vụ, quản trị danh mục đầu tƣ, và là công cụ hữu hiệu trong cơng tác phịng ngừa rủi ro.

Sun et al (1993) nghiên cứu về sự ảnh hƣởng mức tín nhiệm của các nhà mơi giới đến việc định giá giao dịch hốn đổi lãi suất. Điển hình là 2 nhà mơi giới có mức tín nhiệm AAA và A. Kết quả cho thấy nhà mơi giới có mức tín nhiệm AAA có giá chào bán cao hơn so với nhà mơi giới có mức tín nhiệm A. Và giá chào mua của nhà mơi giới có mức tín nhiệm AAA lại thấp hơn so với nhà mơi giới có mức tín nhiệm A.

Eom & Subrahmayam (1997) nghiên cứu về định giá hoán đổi lãi suất đồng yên tại Nhật Bản trong giai đoạn 1990 -1996. Kết quả cho thấy lãi suất hốn đổi có mối quan hệ chặt chẽ với lãi suất trái phiếu phi rủi ro cùng kỳ hạn. Những yếu tố nhƣ rủi ro tín dụng hay rủi ro thanh khoản đóng phần giải thích sự chênh lệch giữa lãi suất hoán đổi và lãi suất trái phiếu này. Nghiên cứu này cũng cho kết quả là chênh lệch hoán đổi bằng đồng Yên chịu ảnh hƣởng không nhiều đến chênh lệch lãi suất bằng đồng đôla.

Fehle (2003) nghiên cứu chênh lệch lãi suất hoán đổi 2 năm và 5 năm tại 7 quốc gia (Mỹ, Đức, Nhật Bản, Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Hà Lan) cho thấy chênh lệch lãi suất hoán đổi phụ thuộc vào chênh lệch lãi suất trái phiếu chính phủ, chênh lệch lãi suất LIBOR, độ lồi đƣờng cong lãi suất.

Ito (2010) đo lƣờng sự ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế đến giao dịch hoán đổi lãi suất. Tác giả nghiên cứu 4 giai đoạn trong đó giai đoạn đầu là thời gian

khủng hoảng nhƣng ở những mức độ khác nhau (Giai đoạn 2: 08/02/2007 – 08/08/2008, giai đoạn 3: 09/08/2008 – 14/09/2008, giai đoạn 4: 15/09/2008 – 27/08/2009). Bốn yếu tố đo lƣờng là rủi ro vỡ nợ, độ lồi đƣờng cong lãi suất, chên lệch lãi suất tín phiếu kho bạc Mỹ và lãi suất LIBOR, sự biến động lãi suất. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở những giai đoạn khác nhau chênh lệch lãi suất hoán đổi chịu ảnh hƣởng của những yếu tố khác nhau.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng 1 đã khái quát những lý luận về bản chất, vai trị và lợi ích của giao dịch hoán đổi lãi suất đối với các chủ thể của thị trƣờng. Qua đó, có thể thấy hốn đổi lãi suất là 1 công cụ rất hiệu quả, nhất là trong cơng tác phịng ngừa rủi ro. Chính vì vậy, hốn đổi lãi suất dƣờng nhƣ là công cụ không thể thiếu đối với các tổ chức và điều này đã đƣợc chứng minh qua mức độ áp dụng giao dịch này trên thị trƣờng thế giới trong những năm vừa qua. Vậy mức độ áp dụng giao dịch này tại Việt Nam đã phát triển tới mức nào? Phần này sẽ đƣợc trình này ở chƣơng 2.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.1 SỰ CẦN THIẾT PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT TẠI VIỆT NAM

2.1.1 Xu hƣớng hội nhập quốc tế

Trong suốt những thập kỷ qua, các sản phẩm phái sinh ngày càng trở nên đa dạng, phong phú và dần trở thành công cụ không thể thiếu đối với những nhà quản trị tài chính, những giám đốc ngân hàng hay các tổ chức phi tài chính khác trên thế giới. Sự phát triển nhanh chóng của cơng cụ tài chính phái sinh trên thị trƣờng quốc tế đƣợc coi nhƣ một xu thế tất yếu của thị trƣờng và phản ánh mức độ phát triển của thị trƣờng tài chính mỗi quốc gia.

Tuy nhiên, cho đến nay, doanh số giao dịch phái sinh tại Việt Nam, đặc biệt là giao dịch hốn đổi lãi suất vẫn cịn hạn chế do nhiều nguyên nhân. Mặc dù vậy, với xu hƣớng hội nhập, nền kinh tế Việt Nam ngày càng chịu sự tác động mạnh mẽ của những rủi ro biến động trên thị trƣờng quốc tế. Cùng với tiến trình cổ phần hóa các DN Nhà nƣớc, những rủi ro về lãi suất, tỷ giá sẽ có thể ảnh hƣởng tới hoạt động kinh doanh của các DN nay phải tự đứng vững trên thƣơng trƣờng bằng chính nội lực và không thể trông chờ nhiều từ sự trợ cấp của Chính Phủ. Chính vì vậy, việc đƣa ra các cơng cụ phái sinh nhƣ hốn đổi lãi suất một đồng tiền, hoán đổi tiền tệ chéo…là rất cần thiết, nó khơng chỉ giúp các DN có thêm kênh bảo hiểm mà còn giúp các ngân hàng (NH) tự bảo hiểm rủi ro cho chính mình.

Hơn nữa, theo cam kết WTO, trong tƣơng lai, các NH nƣớc ngồi đƣợc xóa bỏ mọi rào cản và tự do mở rộng kinh doanh tại thị trƣờng Việt Nam. Khi đó, với thế mạnh về kinh nghiệm và trình độ chun mơn, các NH nƣớc ngoài tập trung vào các dịch vụ mới, hiện đại, phức tạp mà các NHTM Việt Nam chƣa chú trọng khai thác. Do đó, ngay bây giờ, các NHTM trong nƣớc phải từng bƣớc thực hiện chƣơng trình hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng, cơ cấu mơ hình tổ chức, đồng thời phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả dịch vụ ngân hàng truyền thống, đồng thời tiếp cận dịch vụ ngân hàng hiện đại có

hàm lƣợng cơng nghệ cao (điển hình nhƣ giao dịch hốn đổi lãi suất). Bên cạnh đó, việc NHNN đã ban hành quy định về giao dịch hoán đổi cho phép triển khai đồng loạt ở các ngân hàng có đủ điều kiện là việc làm tất yếu và sớm đƣợc mở rộng, phát triển.

2.1.2 Cơ chế tự do hóa lãi suất

Tự do hóa lãi suất là xu thế tất yếu mang tính chiến lƣợc của q trình hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển giao dịch hoán đổi lãi suất tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)