CHƢƠNG 1 : LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT
2.3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH HOÁN ĐỔI LÃI SUẤT TẠI NGÂN
2.3.2.2 Thực trạng phát triển giao dịch hoán đổi lãi suất tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam
BIDV đƣợc cấp phép thực hiện giao dịch hốn đổi lãi suất từ năm 2006. Có thể nói, BIDV là một trong số rất ít ngân hàng Việt Nam giao dịch hàng đầu về giao dịch hoán đổi. Năm 2012, BIDV đƣợc tạp chí Asia Risks bầu chọn là “Ngân hàng của năm, Việt Nam (House of the year Vietnam). Đây là giải thƣởng đầu tiên Asia Risks trao cho một NH của Việt Nam vì đã xuất sắc trong cơng tác quản trị rủi ro và phát triển mảng nghiệp vụ phái sinh, đặc biệt là hoán đổi lãi suất.
Bảng 2.3: Doanh số thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất tại NH BIDV
2008 2009 2010 2011 2012 2013
GD HĐLS 1 đồng tiền (IRS)
Doanh số (triệu USD) 4,8 3,1 3,3 3,14 3,65 6,5
Chênh lệch thu chi (tỷ đồng) 1,8 0,72 0,77 0,73 1,87 3,2
Giao dịch HĐTT chéo (CCS)
Doanh số (triệu USD) 257,65 178,51 213,82 183,46 368,99 360,5
Chênh lệch thu chi (tỷ đồng) 43,39 10,87 11,69 11,05 49,52 46,2
Kết quả
Tổng doanh số 262,45 181,61 217,12 186,67 372,64 367
Tổng chênh lệch thu chi 45,19 11,59 12,46 11,78 51,39 49,90
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh ngoại tệ của Ban Vốn và Kinh Doanh Vốn (BIDV)
Qua bảng 2.3, ta thấy từ năm 2008-2013, doanh số giao dịch hoán đổi lãi suất tại BIDV có nhiều biến động. Năm 2008, tổng doanh số đạt đƣợc 262,45 triệu USD, trong đó IRS chiếm 4,8 triệu USD (chiếm 1,8%), còn lại 257,65 triệu USD là do thực hiện giao dịch CCS, đem đến nguồn thu khoảng 45,19 tỷ đồng (chủ yếu từ CCS đạt 43,39 tỷ đồng). Sang năm 2009, tình hình kinh tế tài chính trì trệ, khơng khả quan làm cho doanh số có sự sụt giảm nghiêm trọng, chỉ cịn 181,61 triệu USD (giảm hơn 30% so với năm 2008) và làm cho thu nhập từ giao dịch hoán đổi giảm còn 11,59 tỷ đồng. Đến năm 2010, trong điều kiện lãi suất cơ bản của Mỹ ở mức đáy, lãi suất thị trƣờng đang ở mức thấp và dự báo lãi suất có khả năng tăng trong thời gian tới, BIDV nhanh chóng triển khai giới thiệu sản phẩm giao dịch hoán đổi lãi suất đối với các đối tƣợng khách hàng đã ký kết hợp đồng vay vốn bằng USD theo dự án ADB. Qua đó, giúp khách hàng chuyển khoản vay USD với lãi suất thả nổi sang lãi suất cố định, cố định chi phí trả lãi ở mức thấp nhất (IRS) hay chuyển đổi nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi USD thả nổi sang gốc, lãi VND cố định nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất, tỷ giá biến động bất lợi trong dài hạn. Bên cạnh đó, BIDV mở
rộng cung cấp giao dịch này đối với các đồng tiền khác nhƣ EUR, JPY, SGD… Có thể nói, đây là phƣơng án tối ƣu khi khách hàng khi thể tiếp cận hình thức vay ngoại tệ trực tiếp. Nhờ vậy, doanh số giao dịch hoán đổi vào năm 2010 có diển biến tích cực, tăng tới 217,12 triệu USD (tăng khoảng 19% so với năm 2009). Trong đó, doanh số giao dịch CCS chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số giao dịch hoán đổi đƣợc thực hiện tại BIDV (chiếm hơn 98%).
Sang năm 2012, BIDV tiếp tục đẩy mạnh giao dịch hoán đổi lãi suất dựa trên hợp đồng gốc là hợp đồng xuất nhập khẩu, mua bán hàng hóa trả chậm đối với các DN xuất nhập khẩu có nhu cầu ngoại tệ trong tƣơng lai. Nhờ vậy, doanh số giao dịch tăng nhanh đạt khoảng 372,64 triệu USD.
Bảng 2.4 Một số giao dịch hoán đổi lãi suất đƣợc thực hiện tại BIDV từ năm 2008-2013
TT Đối tác/chi nhánh Ngày giao
dịch Số vốn gốc theo HĐ Loại tiền 1 SGD 2 NHDT&PTVN-TPHCM 13/05/2009 15.070.000,00 USD 2 STANDARD CHARTERED BANK LONDON 13/05/2009 15.070.000,00 USD 3 CÔNG TY CP XI MĂNG HÀ TIÊN 1 13/05/2009 15.070.000,00 USD 4 SGD 2 NHDT&PTVN-TPHCM 06/07/2009 18.350.000,00 EUR 5 STANDARD CHARTERED BANK LONDON 06/07/2009 18.350.000,00 EUR 6 CÔNG TY CP XI MĂNG HÀ TIÊN 1 06/07/2009 18.350.000,00 EUR 7 ANZ VIETNAM 10/10/2012 3.127.098,32 USD 8 ANZ VIETNAM 13/11/2012 2.000.000,00 USD 9 CƠNG TY CP VT DẦU KHÍ MÊ KƠNG 10/10/2012 65.200.000.000 VND 10 TCTY SX XNK BÌNH DƢƠNG 26/12/2012 104.200.000.000 VND
Nguồn: Ban Vốn và Kinh doanh Vốn BIDV
Tuy nhiên, nếu so sánh với giao dịch giao ngay thì doanh số giao dịch hốn đổi vẫn còn thấp. Năm 2009, doanh số giao dịch giao ngay đạt 39 tỷ USD, đến năm 2010, doanh số giao ngay tăng 2,82 % so với năm 2009 (đạt 40,1 tỷ USD). Mặc dù doanh số có tỷ lệ tăng trƣởng thấp nhƣng doanh số giao dịch giao ngay vẫn cao hơn
rất nhiều lần so với giao dịch hoán đổi lãi suất. Cụ thể vào năm 2010, doanh số giao dịch hoán đổi chỉ bằng 1/185 lần so với doanh số giao dịch giao ngay, và đem lại nguồn thu khoảng 12,46 tỷ đồng, chỉ bằng 4% so với nguồn thu từ giao dịch giao ngay. Đến năm 2012-2013, nguồn thu từ giao dịch hoán đổi lãi suất tăng cao, chiếm 14,60-16,22% so với nguồn thu từ giao dịch giao ngay.
Bảng 2.5 Lợi nhuận từ giao dịch giao ngay và giao dịch HĐLS tại BIDV từ năm 2008-2013 (Tỷ đồng)
2008 2009 2010 2011 2012 2013
Thu từ GD giao ngay 552,85 380,56 332,09 257,56 351,780 307,61
Thu từ GD hoán đổi 45,19 11,59 12,46 11,78 51,39 49,90
% HĐLS so với giao ngay 8% 3% 4% 4,58% 14,60% 16,22%
Nguồn: Báo cáo thƣờng niên của BIDV từ năm 2008-2013 Một vấn đề đƣợc BIDV quan tâm hiện nay là khả năng thực hiện nghĩa vụ của khách hàng. Một khi khách hàng mất khả năng thanh tốn thì ngân hàng cũng sẽ gặp rủi ro vì phải thực hiện nghĩa vụ của mình với đối tác. Chính vì vậy, khi tham gia vào giao dịch hoán đổi, BIDV thƣờng yêu cầu khách hàng phải ký quỹ. Theo CV số 5461/KDV2 ngày 25/10/2010, hạn mức giao dịch hoán đổi lãi suất đƣợc BIDV cấp cho khách hàng trên cơ sở nhu cầu giao dịch, mức độ rủi ro và đƣợc tính vào hạn mức tín dụng của khách hàng theo cơng thức sau:
Hạn mức giao dịch hoán đổi lãi suất = Số tiền giao dịch*Trọng số rủi ro Trong đó, trọng số rủi ro đƣợc phê duyệt trên cơ sở đánh giá các yếu tố rủi ro tác động đến sản phẩm. Cụ thể, trọng số rủi ro đƣợc phê duyệt đối với các sản phẩm hoán đổi lãi suất nhƣ sau:
Hoán đổi lãi suất một đồng tiền: 10% Hoán đổi tiền tệ chéo ngắn hạn (dƣới 12 tháng): 20% Hoán đổi tiền tệ chéo dài hạn (trên 12 tháng): 30%
Ví dụ nhƣ Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1 đƣợc BIDV cấp hạn mức tín dụng là 70 tỷ VND. Số dƣ tín dụng tại thời điểm khách hàng có nhu cầu thực hiện giao
dịch hoán đổi là 60 tỷ đồng. BIDV và khách hàng ký kết hợp đồng giao dịch CCS USD/VND kỳ hạn 2 năm với số tiền gốc 70 tỷ đồng.
Nhƣ vậy hạn mức giao dịch hoán đổi lãi suất quy đổi là: 70 * 30% = 21 tỷ đồng.
Tổng hạn mức cần sử dụng của khách hàng là 81 tỷ đồng (gồm 60 tỷ đồng cho vay và 21 tỷ đồng giao dịch hoán đổi) vƣợt quá hạn mức tín dụng BIDV cấp. Chính vì vậy, Cơng ty CP Xi măng Hà Tiên 1 phải ký quỹ và mức ký quỹ dựa vào hạn mức xếp hạng tín dụng cũng nhƣ chênh lệch số tiền giao dịch so với hạn mức giao dịch cấp cho công ty.
Bên cạnh đó, để phịng ngừa rủi ro, trong quy trình thực hiện của BIDV có quy định tất cả các giao dịch hoán đổi lãi suất đƣợc thực hiện tại Chi nhánh đều phải giao dịch với Hội sở chính để khơng phát sinh trạng thái tại chi nhánh. Và đến nay BIDV vẫn chƣa có quy định nào về hạn mức giao dịch, phân cấp ủy quyền của giao dịch hoán đổi cho Chi nhánh nhằm cho phép Chi nhánh chủ động hơn trong việc ra quyết định thực hiện giao dịch với khách hàng. Thêm nữa, tất cả các giao dịch hoán đổi đƣợc thực hiện với khách hàng đều phải cân bằng trạng thái bằng việc thực hiện khớp nhu cầu giao dịch trái ngƣợc nhau hoặc thực hiện giao dịch phòng ngừa với các ngân hàng đối tác. Cụ thể, định kỳ hàng năm hoặc theo đề xuất của Ban Vốn và Kinh Doanh Vốn, Ban Định chế tài chính xác định và đề xuất hạn mức đối tác trong giao dịch hoán đổi lãi suất phù hợp cho mỗi Ngân hàng đối tác trƣớc khi bắt đầu thực hiện giao dịch. Khi phát sinh nhu cầu từ khách hàng, BIDV liên hệ với các đối tác để tham khảo giá thị trƣờng. Căn cứ vào mức giá do Ngân hàng đối tác chào đối ứng, BIDV cộng biên độ phù hợp tùy thuộc từng thời kỳ và theo từng giao dịch cụ thể sau khi trừ đi các chi phí giao dịch liên quan (nếu có). Thơng thƣờng, BIDV giao dịch với ngân hàng đối tác qua Hợp đồng khung ISDA và Hợp đồng giao dịch cụ thể và/hoặc mạng Reuters và/hoặc fax và/hoặc điện thoại. Điều này tốn ít nhiều thời gian của các DN khi lãi suất, tỷ giá biến động liên tục.
Trong trƣờng hợp xảy ra sự kiện chấm dứt hoặc các sự kiện bất lợi khác theo hợp đồng hoán đổi lãi suất đối ứng với ngân hàng đối tác mà dẫn đến việc chấm dứt
trƣớc hạn hợp đồng này thì BIDV có quyền đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng giao dịch cụ thể với khách hàng. Nhƣ vậy, hiện nay, BIDV chỉ đóng vai trị trung gian trong các giao dịch hoán đổi lãi suất và hƣởng chênh lệch giữa mức giá thực hiện với khách hàng và ngân hàng đối tác. Do đó, những điều kiện, điều khoản trong hợp đồng với khách hàng còn phụ thuộc nhiều vào các ngân hàng đối tác và gây khơng ít trở ngại cho các DN.
Cách xử lý các hợp đồng hoán đổi lãi suất xấu
Trƣờng hợp trả chậm: Khi phát sinh việc khách hàng, đối tác chuyển tiền chậm hoặc chuyển trả gốc và lãi chậm mà khơng có thoả thuận nào khác bằng văn bản hoặc bằng giao dịch qua Reuters thì bên thực hiện không đúng thoả thuận sẽ chịu lãi suất trả chậm/lãi suất quá hạn và các chi phí phát sinh khác (nếu có) theo quy định của hợp đổng khung đã đƣợc kí kết.
Trƣờng hợp không trả đƣợc nợ: Khi xảy ra các rủi ro phát sinh nhƣ khách hàng, đối tác đƣợc xác định là khơng có khả năng thanh tốn, thì Ban Quản lý Tín dụng là đầu mối chịu trách nhiệm phối hợp với Ban Vốn và Kinh doanh Vốn, Quản lý rủi ro tín dụng và bộ phận Quan hệ Khách hàng đo lƣờng tổn thất, nguyên nhân tổn thất và lỗi của các bên tham gia đối với giao dịch hoán đổi lãi suất và đề xuất Ban lãnh đạo BIDV phƣơng án xử lý.
So sánh một số NHTM khác:
Bảng 2.6 Doanh số giao dịch hoán đổi lãi suất tại BIDV, ACB và PGBank
Doanh số giao dịch
(triệu USD) 2008 2009 2010 2011 2012 2013
BIDV 262,45 181,61 217,12 186,67 372,64 367 ACB - 88,16 181,80 44,66 25,62 4,56 PGBank - - 105,17 115,76 115,76 115,76
Nguồn: Tổng hợp báo cáo thƣờng niên các ngân hàng BIDV, ACB, PGBank qua các năm 2008-2013
So với Ngân hàng TMCP Á Châu: Trong thời gian từ năm 2008-2013, doanh
số giao dịch tại BIDV gấp nhiều lần so với ACB. Điển hình vào năm 2009, ACB đạt doanh số giao dịch là 88,16 triệu USD (chỉ bằng 48% so với doanh số tại BIDV). Đến năm 2010, doanh số giao dịch tại ACB tăng đáng kể đạt 181,50 triệu USD (bằng 83% so với doanh số của BIDV). Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm 2011-2013, do nền kinh tế trì trệ, hoạt động các DN khó khăn, doanh số giao dịch tại ACB giảm nhiều, chỉ còn 44,66 triệu USD vào năm 2011 và tiếp tục giảm sâu vào năm 2012 (doanh số chỉ còn 25,62 triệu USD) đem lại lợi nhuận khoảng 404 triệu VND. Đến năm 2013, doanh số giao dịch đạt 4,56 triệu USD, bằng 1,2% so với doanh số BIDV.
So với Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex: Năm 2009, PGBank bắt đầu
triển khai giao dịch hoán đổi lãi suất. Đến nay, nếu so sánh với BIDV, số lƣợng khách hàng tại PGBank còn rất hạn chế, chỉ khoảng 2 khách hàng (Công ty CP Vận Tải Xây Dựng Vipco, Công ty CP Vận tải Vitaco). Năm 2010, doanh số giao dịch hoán đổi lãi suất đạt 105,17 triệu USD (bằng 48% so với doanh số của BIDV). Đến năm 2013, doanh số tăng nhẹ, đạt 115,76 triệu USD (tăng 10% so với năm 2010) nhƣng chỉ bằng 31% so với doanh số tại BIDV.
Nhận xét:
Doanh số giao dịch tại BIDV khá cao so với ngân hàng khác, điển hình là ACB và PGBank, và hàng năm đem lại một nguồn thu đáng kể. Nguyên nhân là do BIDV triển khai giao dịch hoán đổi lãi suất sớm, từ năm 2006. Từ khi triển khai đến nay, BIDV chú trọng đầu tƣ cả về cơng nghệ, con ngƣời cũng nhƣ tích cực tìm kiếm khách hàng tiềm năng, quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Bên cạnh đó, BIDV là một trong những NHTM có vốn chủ sở hữu lớn hàng đầu các NHTM Việt Nam, do đó giá trị hợp đồng đƣợc phép thực hiện lớn hơn so với các ngân hàng khác.
Các giao dịch hoán đổi lãi suất tại BIDV chủ yếu dựa trên các hợp đồng gốc là hợp đồng tín dụng và chƣa triệt để triển khai các giao dịch hoán đổi dựa trên các hợp đồng gốc khác nhƣ mua bán hàng hóa trả chậm, cho th tài chính.
Hầu hết các giao dịch hoán đổi đƣợc thực hiện là giao dịch hoán đổi tiền tệ chéo, với số dƣ gốc đƣợc tính bằng ngoại tệ.
Các NHTM trong nƣớc chủ yếu đóng vai trị trung gian giữa các DN có nhu cầu với các NH đối tác nƣớc ngồi.