Kế hoạch quản trị nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống đánh giá kết quả thực hiện công việc tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương (Trang 31)

5. Kết cấu nội dung nghiên cứu

2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương

2.1.2.2. Kế hoạch quản trị nguồn nhân lực

a. Thay đổi cơ chế hoạt động, kiện toàn đội ngũ nhân sự từ Hội sở đến chi nhánh/phòng giao dịch

Với mục tiêu hoạt động là hướng đến việc đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Ngân hàng sẽ nghiêm khắc trong việc thay đổi các nhân sự quản lý yếu kém, thiếu tinh thần trách nhiệm bằng chính sách thưởng phạt cơng minh; bổ sung các nhân sự mới có đạo đức, năng lực, trình độ, năng động từ các nguồn nội bộ

và bên ngồi để tạo sức bật và sinh khí mới trong họat động ngân hàng. Bên cạnh

việc qui định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cấp sẽ kèm theo chế độ, chính sách

đãi ngộ hợp lý, mang tính cạnh tranh để khơng chỉ khuyến khích đội ngũ cán bộ

nhân viên hiện tại nâng cao năng suất và hiệu quả công việc mà cịn thu hút được

nguồn nhân sự bên ngồi đến với ngân hàng.

b. Phát huy vai trò các tổ chức chính trị đồn thể

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong hoạt động, chú trọng rèn luyện

đạo đức, tác phong của người cán bộ ngân hàng; đồng thời nâng cao vai trò của tổ

chức Cơng đồn, Đồn thanh niên trong việc lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của

người lao động để có những đóng góp, kiến nghị giúp ban lãnh đạo kịp thời điều

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NH TMCP Sài Gịn Cơng Thương

Trong bối cảnh chung của nền kinh tế, hoạt động của ngân hàng TMCP SGCT như sau:

Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của NH TMCP SGCT đến năm 2014 đến năm 2014

Đơn vị: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1 Tổng nguồn vốn 15.365 14.853 14.685 15.823 2 Tổng huy động vốn 11.776 10.970 10.932 12.068 3 Tổng dư nợ cho vay 11.183 10.861 10.670 11.232 Lợi nhuận trước thuế 403 393 228 230

Nguồn: Báo cáo thường niên 2014 của NH TMCP SGCT

Tổng nguồn vốn: đến 31/12/2014 tổng nguồn vốn đạt là 15.823 tỷ đồng, tăng

7,75% so với năm 2013. Nguồn vốn năm 2014 tăng là nhờ sự tăng lên của vốn huy

động và dư nợ cho vay.

Vốn huy động: đến 31/12/2014, tổng huy động vốn đạt 12.068 tỷ đồng, tăng

10,36% so với đầu năm, đạt 103,64% chỉ tiêu kế hoạch năm 2014, chiếm 76,27%

trên tổng nguồn vốn. Trong đó, vốn thị trường 1 (vốn huy động từ doanh nghiệp và khu dân cư) chiếm 98,17% trên tổng nguồn vốn huy động và tăng 9,63% so với đầu năm. Thành công trong công tác huy động vốn năm 2014 là toàn hệ thống đã có

nhiều nỗ lực để tăng trưởng nguyồn vốn huy động theo hướng bền vững, từng bước

điều chỉnh cân đối nguồn vốn - sử dụng vốn, bao gồm cả cân đối hợp lý về kỳ hạn

trong toàn hệ thống để nâng cao chất lượng hoạt động, bảo đảm an toàn thanh

khoản của ngân hàng.

Hoạt động cho vay: đến 31/12/2014, tổng dư nợ cho vay là 11.232 tỷ đồng, tăng

5,27% so với cuối năm 2013, chiếm 70,99% trên tổng nguồn vốn, đạt 100,29% kế hoạch năm 2014. Trong đó, nợ xấu (nợ nhóm 3-5) chiếm 2,08% tổng dư nợ, giảm

0,16% so với năm 2013. Trong năm 2014, mặc dù còn tồn tại nhiều khó khăn nhưng nhìn chung hoạt động tín dụng vẫn đảm bảo an tồn, nằm trong tầm kiểm sốt; cơ

doanh; kiểm sốt được an tồn chất lượng tín dụng; đối với các khoản nợ xấu đã

thực hiện trích lập dự phịng rủi ro theo qui định.

Hoạt động thanh toán đối ngoại: doanh số thanh toán đối ngoại năm 2014 là

313 triệu USD, tăng 3,84% so với năm 2013, đạt 94,70% chỉ tiêu kế hoạch năm

2014. Trong dó, doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 206,81 triệu USD, doanh số

thanh toán nhập khẩu là 103,29 triệu USD.

Hoạt động kế toán thanh toán trong nước: Tổng doanh số thanh toán trong

nước năm 2014 là 60 ngàn tỷ đồng, tăng 9,09% so với năm 2013.

Hoạt động góp vốn liên doanh: đến năm 2014, vốn góp liên doanh của ngân

hàng TMCP SGCT là 118,2 tỷ đồng vào các đơn vị: Ngân hàng Bản Việt, Khách

sạn Sài Gịn Hạ Long, Cơng ty Chuyển mạch Tài chính Quốc Gia (Banknetvn), Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ,... lợi nhuận thu được từ hoạt

động góp vốn liên doanh năm 2014 là 4,63 tỷ đồng.

Hoạt động kinh doanh thẻ: số thẻ đa năng phát hành mới trong năm 2014 là

27,303 thẻ, đạt 68,26% kế hoạch năm 2014, giảm 27.27% so với năm 2013 với số dư huy động từ thẻ cuối năm 2014 là 178,09 tỷ đồng và số dư cho vay thấu chi qua thẻ đạt 19,22 tỷ đồng. Kể từ khi phát hành thẻ đến nay, NH TMCP SGCT đã tổng

phát hành 303.515 thẻ.

Kết quả hoạt động kinh doanh: lợi nhuận trước thuế năm 2014 là 230 tỷ

đồng, vượt 15% kế hoạch năm 2013.

Các chỉ số tài chính của ngân hàng TMCP SGCT năm 2014: § Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn cổ phần (ROE) : 7,47%

§ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản (ROA) : 1,35% § Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn: 31,86%

§ Tỷ lệ khả năng chi trả trong 7 ngày làm việc tiếp của các loại ngoại tệ quy

đổi ra VND là 1,38 lần.

2.1.4. Đặc điểm nguồn nhân lực

Số lượng lao động và cơ cấu lao động: tính đến thời điểm 31/12/2014, tổng

Bảng 2.2: Phân loại lao động tại thời điểm 31/12/2013 và 31/12/2014 Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2014 Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2014 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Theo giới tính 1.506 100 1.555 100% Nam 741 49,2 759 48,81% Nữ 765 50,8 797 51,25% Trình độ chun mơn 1.506 100 1.555 100% Trên đại học 35 2,3 37 2,38% Đại học 956 63,5 1018 65,47% Cao đẳng 97 6,4 97 6,24% Trung cấp 109 7,2 103 6,62% Khác (LĐPT, dưới 12) 309 20,5 300 19,29% Theo độ tuổi 1.506 100 1.555 100% Dưới 30 789 52,4 829 53,31% Từ 30 đến 40 485 32,2 510 32,80% Từ 40 đến 50 157 10,4 138 8,87% Trên 50 75 5,0 78 5,02%

Theo đơn vị kinh doanh 1.506 100 1.555 100%

Tại Hội sở 200 13,28 229 14,73%

Các đơn vị sự nghiệp khác 1.306 86,72 1.326 85,27%

Nguồn: Phòng nhân sự ngân hàng TMCP SGCT

Nhận xét chung: tính đến 2014, qui mô nhân sự của ngân hàng TMCP SGCT

được đánh giá là khá khiêm tốn so với các ngân hàng khác ở Việt Nam, từ những

năm 2007-2008, nhiều ngân hàng có qui mơ tương đương ngân hàng TMCP SGCT nhưng nay đã phát triển mạnh hơn gấp đơi thậm chí gấp nhiều lần, một phần là do sự phát triển mạnh về qui mô hoạt động (mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch), một phần là nhờ chính sách và khả năng quản lý nhân sự ngày càng tốt, như: ngân hàng An Bình khoảng 2.630 nhân sự, ngân hàng VIB khoảng 3.349 nhân sự, HDBank với 4.397 nhân sự, ngân hàng Đông Á khoảng 5.133 nhân sự; các ngân hàng lớn như Á Châu 9.905 nhân sự cao gấp 6,6 lần, ngân hàng Sacombank 11.888 nhân sự cao gấp 7,9 lần.

-­‐ Cơ cấu lao động theo trình độ chun mơn:

Hầu hết, CBNV tại ngân hàng TMCP SGCT có trình độ từ cao đẳng trở lên,

diện biên chế của ngân hàng, là những người có nhiều kinh nghiệm đa số được đào tạo tại được đào tạo tại Học Viện Ngân hàng và gắn bó lâu năm tại ngân hàng. Lao

động phổ thông chiếm 19,29% bao gồm CBNV thuộc các bộ phận như: kho quỹ,

bảo vệ, lái xe, tạp vụ... ngân hàng TMCP SGCT chưa sử dụng dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp, tất cả nhân viên bảo vệ, lái xe và tạp vụ đều được tuyển dụng chính thức vào ngân hàng.

-­‐ Cơ cấu lao động theo độ tuổi:

CBNV tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương có tỷ lệ lao động dưới 30 tuổi khá cao, trên 53,31%/tổng số lao động tại ngân hàng. Theo thơng tin từ phịng hành chánh-nhân sựcho biết hàng năm, ngân hàng TMCP SGCT ln tìm kiếm, tuyển dụng bổ sung thêm những CBNV trẻ được đào tạo tại các trường đại học có

tiếng trong nước như: ĐH Kinh Tế, ĐH Ngân Hàng, ĐH Ngoại Thương…

Những CBNV trong độ tuổi từ 30-40 tuổi chiếm tỷ lệ khoảng 32,80%, từ 40-50 tuổi chiếm khoảng 8,87%, từ trên 50 tuổi chiếm khoản 5,02%, đây là những người có kinh nghiệm, gắn bó lâu năm và đa phần là những người có vị trí, chức vụ kiểm sốt, quản lý trở lên.

-­‐ Cơ cấu lao động theo đơn vị kinh doanh:

Hiện nay, ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương có 01 Hội sở, 01 trung tâm thẻ, 01 công ty quản lý nợ và khai thác tài sản và mạng lưới gồm 33 chi nhánh, 51 phòng giao dịch và 05 quỹ tiết kiệm. Tại Hội sở có 12 phịng chức năng với tổng số nhân sự vào khoảng 229 người, gồm: Phòng kế tốn giao dịch, Kế tốn tài chính, Nguồn vốn, Thẩm định, Tín dụng, Tài trợ thương mại, Ngân quỹ, Cơng nghệ thông tin, Kế hoạch, Tổ chức hành chánh, Pháp chế, Kiểm tốn nội bộ.

Tình hình tuyển mới và nghỉ việc:

Bảng 2.3: Tình hình nhân viên tuyển dụng và nghỉ việc tại NH TMCP SGCT

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng số CBNV 1376 1.450 1.506 1.555

Tuyển dụng mới 110 70 40 54

Qua số liệu cho thấy, tình hình nghỉ việc của CBNV tại ngân hàng TMCP SGCT khá thấp và giảm dần, năm 2014 chỉ có 5 CBNV nghỉ việc, phịng hành chánh cho biết thì năm 2014, CBNV nghỉ việc lại là những người làm việc khá lâu năm (trên 3 năm) tại ngân hàng, thuộc các phịng kế tốn, tín dụng và pháp chế, lý do nghỉ là chuyển sang các ngân hàng khác.

2.2. Thực trạng hệ thống đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương

2.2.1. Hệ thống đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên hiện đang áp dụng tại Ngân hàng TMCP SGCT áp dụng tại Ngân hàng TMCP SGCT

Từ khi thành lập cho đến năm 2001, việc đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên tại ngân hàng TMCP SGCT ít được chú trọng, vì cơng việc chủ yếu

được thực hiện theo sự phân công và hướng dẫn của người đi trước, nhân viên

không bắt buộc phải thực hiện theo mục tiêu, kế hoạch kinh doanh đề ra. Cuối mỗi năm mọi người trong cùng phòng/bộ phận sẽ ngồi lại và cùng đánh giá, bỏ phiếu

bầu xếp loại lẫn nhau, các tiêu chí đánh giá chủ yếu về việc chấp hành nội qui cơ quan, qui định, chủ trương pháp luật, ít liên quan đến cơng việc kinh doanh, do đó

việc đánh giá thường có xu hướng “dĩ hịa vi q”, mọi người đều tốt.

Vào ngày 21/6/2001, ngân hàng Nhà nước ra Quyết định số 805/2001/QĐ-

NHNN về việc yêu cầu mỗi ngân hàng phải có “Quy chế thi đua khen thưởng trong ngành Ngân hàng”. Theo đó, ngày 10/9/2001, ngân hàng TMCP SGCT ra quyết định số 77/QĐ-SGCTNH về việc ban hành các quy định về đánh giá kết quả thực

hiện công việc, thi đua khen thưởng trong hệ thống Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Cơng Thương, quyết định có hướng dẫn về cách đánh giá kết quả thực hiện công

việc, xếp loại thi đua và tiêu chuẩn khen thưởng cho CBNV. Một số nội dung chính của quy định như sau:

2.2.1.1 Mục đích của việc đánh giá kết quả thực hiện công việc của Ngân hàng TMCP SGCT TMCP SGCT

Quy định về đánh giá kết quả thực hiện công việc của ngân hàng TMCP SGCT cho rằng “trên cơ sở cụ thể hóa các hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn thi đua trong

ngành ngân hàng, nhằm khuyến khích cá nhân, tập thể người lao động liên tục phấn

đấu nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh và uy tín ngân hàng TMCP SGCT.

Việc đánh giá kết quả thực hiện công việc của CBNV nhằm làm cơ sở để xét khen thưởng các danh hiệu thi đua đối với cá nhân, tập thể và được thực hiện theo mỗi

năm một lần vào cuối năm….”

Như vậy, mục đích chính của việc đánh giá kết quả thực hiện công việc của

nhân viên tại ngân hàng TMCP SGCT chủ yếu là để làm cơ sở xét thi đua, khen

thưởng cuối năm. Các kết quả đánh giá này sau mỗi kỳ sẽ được phòng Hành chánh lưu trữ, và gần như không được sử dụng cho các mục đích khác như để xem xét cho việc bổ nhiệm, điều động, huấn luyện, đào tạo …

2.2.1.2 Nội dung, trình tự đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên của Ngân hàng TMCP SGCT của Ngân hàng TMCP SGCT

a. Về xác định tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện cơng việc của nhân viên

Thực tế tại ngân hàng TMCP SGCT, nhân viên khi vào làm việc không được

trãi qua các khóa đào tạo về chun mơn, nghiệp vụ một cách bài bản, mà chủ yếu do sự điều động của cấp trên và do những người đi trước hướng dẫn lại. Các tiêu chí

đánh giá kết quả thực hiện cơng việc cịn chưa rõ ràng. Cụ thể, nhân viên được đánh

giá dựa vào 3 tiêu chí sau:

Hoàn thành tốt nhiệm vụ (50 điểm):

-­‐ Hồn thành cơng việc (thường xuyên, đột xuất) được phân công theo yêu cầu về thời gian, chất lượng (45 điểm).

-­‐ Đạt yêu cầu về học tập nâng cao trình độ về chính trị, nghiệp vụ, ngoại ngữ (5 điểm)

Ý thức tổ chức kỷ luật tốt (40 điểm):

-­‐ Chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, địa phương (5 điểm) -­‐ Chấp hành thể chế của ngành, quy trình nghiệp vụ hiện hành của NH TMCP SGCT (10 điểm).

-­‐ Chấp hành nội quy lao động về: lệnh điều động phân công theo yêu cầu công

tác (10 điểm), thái độ phục vụ khách hàng lịch sự chính xác (10 điểm), đồn kết,

Tham gia phong trào thi đua do NH TMCP SGCT, do ngành, địa phương phát động (10 điểm).

Nhận xét: Nhìn chung, các tiêu chí đánh giá đưa ra khá chung chung, chưa cụ thể,

ví dụ: Tiêu chí hồn thành tốt nhiệm vụ là phải hồn thành tốt cơng việc được phân cơng, nhưng thực tế lại khơng có các văn bản, mẫu biểu mơ tả, phân tích cơng việc

để xác định thế nào là hoàn thành tốt công việc; hay như việc đạt yêu cầu về học tập

nâng cao trình độ về chính trị, ngoại ngữ được xếp vào việc hoàn thành tốt cơng

việc xem ra chưa phù hợp. Do đó, việc dựa vào các tiêu chí này để đánh giá chính

xác được năng lực, hiệu quả làm việc của nhân viên là rất khó.

b. Về phương pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc tại NH TMCP SGCT

NH TMCP SGCT sử dụng phương pháp bảng điểm để đánh giá kết quả thực

hiện công việc của nhân viên. Nhưng hệ thống đánh giá này cịn mang tính hình

thức, các tiêu chí đặt ra khá mơ hồ, khó xác định, do đó trong q trình đánh giá

nhân viên đa số các phịng ban và chi nhánh làm cho có, và kết quả thường là mọi

người đều tốt.

c. Về xác định người đánh giá và huấn luyện về kỹ năng đánh giá kết quả thực hiện công việc

Việc đánh giá sẽ được tiến hành khách quan, cơng khai, Trưởng phịng, Ban (Hội sở), Giám đốc chi nhánh là người chịu trách nhiệm về tính xác thực, kịp thời

đối với thành tích cá nhân tập thể được đề nghị khen thưởng. Việc chấm điểm thực

hiện hàng tháng, vào cuối tháng căn cứ vào nội dung, thang điểm cụ thể cá nhân tự chấm điểm nộp cho lãnh đạo trực tiếp để tổ chức họp, đánh giá xếp loại cho từng

người và gửi báo cáo về Hội đồng thi đua chậm nhất vào ngày 5 mỗi tháng.

d. Thông báo cho nhân viên về nội dụng, phạm vi đánh giá:

-­‐ Về mức độ tiêu chuẩn thỏa mãn yêu cầu khi thực hiện công việc: NH TMCP

SGCT phân thành 3 mức độ:

• Từ 81-100 điểm được xếp loại A: hoàn thành tốt cơng việc và có ý thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống đánh giá kết quả thực hiện công việc tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn công thương (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)