Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh biên hòa (Trang 30)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

Mơi trường kinh tế vĩ mô:

Hoạt động của NHTM chủ yếu là dựa vào việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi của các thành phần kinh tế trong xã hội để tiến hành cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Mọi biến động của mơi trường kinh tế vĩ mơ trong chính sách tiền tệ, hệ thống pháp luật... cũng đều tác động đến quy mơ và chất lượng của hoạt động tín dụng. Vì vậy, mơi trường kinh tế vĩ mô ổn định, các công cụ như: dự trữ bắt buộc, lãi suất, tái chiết khấu hiệu quả sẽ tạo điều kiện thuận lợi để NHNN kiểm soát được hoạt động của NHTM, hướng nguồn vốn tín dụng chảy vào những ngành nghề trọng đểm, them chốt để xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý đồng thời để NHTM phát triển ổn định, nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra.

Môi trường pháp lý:

Hệ thống pháp lý ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho NHTM hoạt động hiệu quả, ngăn chặn kịp thời những tiêu cực, rủi ro xảy ra, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng đồng thời để NHNN có thể kiểm sốt và ổn định tiền tệ quốc gia. Các cơng cụ chính sách, văn bản của Nhà nước, NHNN như quy chế tín dụng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất, tái chiết khấu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng nói riêng, hoạt động của NHTM nói chung. Bởi vì, nếu hoạt động tín dụng kém hiệu quả, cho vay không thu hồi được nợ và lãi đúng hạn hoặc tăng trưởng tín dụng thiếu lành mạnh, mở rộng quá mức sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động, sự sống còn của NHTM mà còn ảnh hưởng đến sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô.

Chiến lược phát triển của NHTM:

Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởn gđến chất lượng tín dụng của chính bản thân ngân hàng là chiến lược phát triển của NHTM. Một chiến lược phát triển đúng đắn và phù hợp sẽ bảo đảm cho ngân hàng phát triển, ngược lại sẽ làm chậm quá trình phát triển của ngân hàng, thậm chí dẫn đến thua lỗ, phá sản.

Một chiến lược phát triển phù hợp là một chiến lược làm sao phát huy tối đa được các điểm mạnh, khai thác được các cơ hội và hạn chế đến mức thấp nhất các điểm yếu, vượt qua được các thách thức.

Chiến sách tín dụng của NHTM:

Hoạt động tín dụng mang tính chất quan trọng đối với NHTM, hơn nữa chức năng huy động vốn, cho vay quyết định quy mô, chất lượng, sản phẩm ngân hàng tạo nên bộ mặt ngân hàng. Chính sách tín dụng đóng vai trị then chốt điều tiết các mặt hoạt động như: huy động vốn, ch vay, lãi suất, sản phẩm tín dụng, kỹ thuật quản lý rủi ro tín dụng và thu hút khách hàng.... nhằm hướng đến mục tiêu chiến lược trong kinh doanh là hoạt động kinh doanh của ngân hàng được hiệu quả. Do đó, trong từng thời kỳ nhất định, các NHTM phải định hướng xây dựng mục tiêu phấn đấu cụ thể để định hướng tích cực đến việc điều chỉnh mọi hoạt động của NHTM.

Một chiến lược phát triển hợp lý sẽ đảm bảo tối ưu hóa nguồn vốn khi cho vay, đảm bảo an toàn trong kinh doanh, là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM.

Lãi suất và quản lý rủi ro lãi suất:

Lãi suất là yếu tố quan trọng hàng đầu tác động đến chất lượng tín dụng, là hạt nhân quan trọng của chính sách tín dụng, lãi suất đầu vào và đầu ra quyết định đến chi phí và thu nhập của NHTM. Mọi sự thay đổi về lãi suất, cũng như sự điều chỉnh chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn đều đặt NHTM vào tình trạng khó khăn.

Hầu hết các NHTM trên thế giới đều chú trọng đến việc nâng cao kỹ thuật quản lý rủi ro lãi suất nhằm hạn chế đến mức tối đa mọi ảnh hưởng xấu của biến động lãi

suất đến chất lượng tín dụng. Bản thân lãi suất là giá cả của vốn tín dụng, là một phạm trù kinh tế tổng hợp mang tính “nhạy cảm rất cao” được hình thành một cách khách quan do cung cầu vốn trên thị trường. Vì vậy, kỹ thuật quản lý rủi ro lãi suất cần phải được tập trung khai thác trên nhiều khía cạnh khác nhau có liên quan đến lãi suất nhằm xây dựng một chính sách lãi suất hợp lý.

Năng lực kinh doanh của khách hàng:

Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn của NHTM vào quá trình kinh doanh. Cùng với vốn tự có, vốn tín dụng của NHTM được sử dụng cho những mục tiêu kinh doanh do các nhà quản lý doanh nghiệp quyết định. Do đó, nếu khách hàng vay vốn có khả năng tài chính dồi dào, kinh doanh đúng pháp luật, làm ăn có hiệu quả, sử dụng vốn đúng mục đích như cam kết thì nguồn vốn vay của ngân hàng nhất định tạo ra lợi nhuận và hoàn trả được nợ cho ngân hàng. Ngược lại, nếu năng lực kinh doanh yếu kém, cơng nghệ lạc hậu, hoặc thậm chí khách hàng cố tình lừa đảo và sử dụng vốn sai mục đích... dẫn đến kinh doanh khó khăn, tình hình tài chính mất cân đối, nguy cơ phá sản nên không trả được nợ, gây hậu quả nghiêm trọng đến NHTM.

Cán bộ tín dụng:

Đây là một nhân tố hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng. Sự thành cơng trong hoạt động tín dụng của NHTM phụ thuộc vào năng lực, trách nhiệm, phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng (CBTD).

CBTD là cầu nối giữa ngân hàng và bên đi vay, là người trực tiếp tiến hành công tác khai thác, hướng dẫn, thẩm định khách hàng và phương án, dự án vay vốn, thu nợ, theo dõi kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay.

Nếu CBTD không đủ năng lực, phẩm chất thì khơng đánh giá chính xác hoặc cố tình cho vay các khách hàng yếu kém, những phương án, dự án kém hiệu quả dẫn đến nợ xấu, thậm chí mất vốn. Từ đó, làm cho chất lượng tín dụng giảm sút. Ngược lại, CBTD có năng lực, phẩm chất tốt sẽ làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng, đồng thời đánh giá đúng, lựa chọn được khách hàng, phương án, dự án tốt để

cho vay, bảo lãnh. Từ đó góp phần mở rộng đi đơi với việc nâng cao chất lượng tín dụng.

Tóm tắt chương 1

Chương 1, luận văn đã khái quát những lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng, chất lượng tín dụng cũng như các sản phẩm tín dụng của NHTM. Luận văn cũng đưa ra các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng tín dụng tại các NHTM và một số bài học kinh nghiệm của các nước về việc xây dựng hệ thống ngân hàng và nâng cao chất lượng tín dụng.

Cơ sở lý luận trình bày trong chương 1 là nền tảng cho việc đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng.Từ đó làm cơ sở để Chương 2 đi vào phân tích, đánh giá chất lượng tín dụng đối với DNVVN và đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại Agrribank Biên Hòa.

2 Chương 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN

TẠI AGRIBANK BIÊN HỊA

2.1 Giới thiệu sơ lược lịch sử hình thành và phát triển Agribank Biên Hịa 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:

Trụ sở tại số 1A, Xa lộ Hà Nội, Phường Bình Đa, Thành phố Biên Hịa, Tỉnh Đồng Nai (Địa chỉ mới: Số 1034, Xa lộ Hà nội, Khu Phố 2, Phường Bình Đa, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai).

Chi nhánh NHNo&PTNT Biên Hoà được thành lập theo quyết định số: 430/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 07/11/2001 và quyết định số 145/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 27/04/2004 của chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo &PTNT Việt Nam V/v thành lập và đổi tên Chi nhánh NHNo&PTNT Thành phố Biên Hoà thành chi nhánh NHNo&PTNT KCN Biên Hoà là chi nhánh loại 2 trực thuộc Chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh Đồng Nai.

Từ tháng 10/2007 thực hiện quyết định số: 953/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 12/09/2007 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Agribank, Chi nhánh NHNo&PTNT KCN Biên Hoà được nâng cấp thành chi nhánh loại 1 trực thuộc Agribank. Đến 12/2008 chi nhánh được đổi tên theo quyết định số 1772/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 31/12/2008 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Agribank. V/v thay đổi tên chi nhánh KCN Biên Hoà thành “CHI NHÁNH NHNo&PTNT BIÊN HỒ” (Agribank Biên Hịa) cho tới nay.

Hội sở của Agribank Biên Hịa nằm ở vị trí thuận lợi tạo điều kiện cho ngân hàng dễ dàng giao dịch với dân cư sinh sống trên địa bàn. Bên cạnh đó để có thể phục vụ các nhu cầu cho dân cư ở các tỉnh lân cận Agribank Biên Hịa đã hình thành mạng lưới phịng giao dịch, cụ thể như sau:

Tháng 7/ 2008: Thành lập phòng giao dịch Long Bình. Tháng 9/2008: Thành lập phịng giao dịch Thống Nhất. Ngày 6/3/2009: Thành lập phòng giao dịch An Phước.

So với ngày đầu thành lập, đến nay chi nhánh đã có những bước phát triển đáng kể, các sản phẩm dịch vụ và tiện ích được đông đảo khách hàng là các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, các doanh nghiệp, cá nhân, hộ kinh doanh tin cậy sử dụng. Để đạt được những thành quả trên, ngoài sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, sự lãnh đạo của Ban Giám đốc và các đoàn thể cịn là sự đồn kết, phấn đấu của toàn thể Cán bộ - Cơng nhân viên vì sự phát triển đi lên của Agribank Biên Hòa trong thời gian tới.

2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức, hoạt động của Agribank Biên Hòa 2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức: 2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức:

Khi mới nâng cấp thành chi nhánh loại 1, lao động có 27 người, trong đó chỉ có 25 người có trình độ Đại học, sau 4 năm hoạt động và vươn lên, Chi nhánh đã không ngừng đổi mới và đào tạo nguồn năng lực. Đến nay, biên chế nhân sự của Chi nhánh là 74 người; trình độ đại học là 72 người, trong đó có 12 người đang theo học lớp cao học.

Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh được sắp xếp theo quy định của Agribank quy định.

Tại Hội sở chính của Chi nhánh đứng đầu là Ban Giám đốc và gồm 4 phòng nghiệp vụ: Phòng Kế hoạch Kinh doanh, Phịng Kế tốn Ngân quỹ, Phịng Kiểm tra Kiểm soát nội bộ, Phịng Hành chính Nhân sự.

Các phịng ban tại Trụ sở có hai chức năng chính: Trực tiếp tác nghiệp tại hội sở chính và chức năng cố vấn Ban Giám đốc điều hành các phịng Giao dịch. Dưới hội sở chính cịn có 03 Phịng Giao dịch trực thuộc.

Hình 2.1 Mơ hình cơ cấu tổ chức của Agribank Biên Hịa

(Nguồn: tác giả)

2.1.2.2 Nhiệm vụ của các phòng ban:

Ban Giám đốc: Gồm 01 Giám đốc và 2 phó Giám đốc được phân cơng phụ trách

các mảng nghiệp vụ chính trong hoạt động của ngân hàng. Ban Giám đốc có trách nhiệm trực tiếp điều hành mọi hoạt động của ngân hàng, hướng dẫn giám sát thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của các cấp đã giao. Thực hiện ký kết các hợp đồng tín dụng, được quyền quyết định các vấn đề có liên quan đến việc thiết lập các chính sách, đề ra chiến lược hoạt động, phát triển kinh doanh, tổ chức bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các cán bộ nhân viên của đơn vị.

GIÁM ĐỐC PHĨ GIÁM ĐỐC PHĨ GIÁM ĐỐC PHỊNG KẾ TỐN NGÂN QUỸ PHỊNG KIỂM TRA KIỂM SỐT NỘI BỘ PHỊNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHỊNG KẾ HOẠCH KINH DOANH PHỊNG GIAO DỊCH LONG BÌNH PHỊNG GIAO DỊCH THỐNG NHẤT PHỊNG GIAO DỊCH AN PHƯỚC

Phịng kế hoạch kinh doanh: Là phòng tham mưu chủ lực về xây dựng và thực

hiện kế hoạch kinh doanh của chi nhánh, bao gồm các mảng nghiệp vụ, nguồn vốn, tín dụng, thẩm định, bảo lãnh, thanh tốn Quốc tế và kinh tế đối ngoại....

Phịng kế tốn ngân quỹ: Là nơi thực hiện việc huy động vốn, giải ngân, thu nợ,

hạch toán các mảng nghiệp vụ của ngân hàng, thực hiện các nghiệp vụ về ngân quỹ, chuyển tiền, dịch vụ thẻ và marketing....

Phịng hành chính dân sự: Là phòng đảm nhiệm các chức năng về hành chính, nhân sự trong cơ quan.

Phịng kiểm tra, kiểm sốt nội bộ: Là nội bộ chủ yếu thực hiện các cơng tác kiểm

tra, kiểm sốt tất cả các mảng nghiệp vụ trong nội bộ ngân hàng. Các hoạt động kinh doanh:

Huy động vốn: Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn từ các đối tượng khách

hàng là dân cư, các tổ chức kinh tế, các thành phần kinh tế bằng nội tệ và ngoại tệ nhằm tăng cường nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của Agribank và của chi nhánh. Thời hạn huy động, lãi suất huy động căn cứ theo quy định của Agribank. Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu theo kế hoạch của Agribank giao.

Được phép vay vốn của các Tổ chức Tài chính – Tín dụng trong nước khi Tổng Giám đốc Agribank cho phép.

Hoạt động cho vay và đầu tư:

Duy trì định mức tồn quỹ tiền mặt tại chi nhánh theo đúng định mức được giao để đảm bảo hoạt động.

Thực hiện dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán, gửi tiền tại ngân hàng Chính sách – Xã hội đúng quy định.

Thực hiện cho vay bằng VND và ngoại tệ theo quy chế hiện hành và mức phán quyết của do Agribank quy định.

Đa dạng hoá các đối tượng khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng, cho vay thể cán bộ - công nhân viên, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, kỳ phiếu và cơng trái, trái phiếu của Chính phủ.

Hoạt động dịch vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối:

Thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ có liên quan đến hoạt động thanh tốn quốc tế theo quy định hiện hành.

Kinh doanh ngoại hối đáp ứng yêu cầu thanh toán quốc tế và hoạt động kinh doanh theo quy định hiện hành.

Mua bán ngoại tệ mặt cho khách hàng theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối của NHNN Việt Nam.

Các hoạt động dịch vụ khác:

Chuyển tiền điện tử nội ngoại tỉnh, dịch vụ két sắt, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ tư vấn đầu tư, dịch vụ chi hộ lương qua tài khoản ATM, dịch vụ thu tiền điện, tiền nước, dịch vụ thu phí bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, thanh tốn chuyển tiền cho khách hàng…

Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập: Theo quy định của Ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Thực hiện các nhiệm vụ khác: Do Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Agribank giao.

2.2 Kết quả kinh doanh của Agribank Biên Hịa giai đoạn 2012-2013: 2.2.1 Tình hình kinh doanh chung 2.2.1 Tình hình kinh doanh chung Bảng 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh năm 2012 - 2013

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2013/2012 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối Thu nhập từ lãi 36,886 24,88% 67,835 26,3% 30,949 183,9 TN từ HĐKD 50,019 33,74% 87,825 34% 37,806 175,58 TN trước dự phòng 34,094 23% 64,009 24,82% 29,915 187,74

TN trước thuế 27,248 18,38% 38,244 14,83% 10,996 140,36 Tổng thu nhập 148,247 100% 257,913 100% 109,666 174

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013, nhiệm vụ, giải pháp năm 2014 của Agribank Biên Hòa).

Với bảng số liệu thu thập được ta thấy tổng thu nhập đạt 174% tương ứng 109,666 triệu đồng. Năm 2012 thu nhập từ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất 33,74% tương ứng với 50,019 triệu đồng, đứng thứ hai là thu nhập từ lãi chiếm 24,88% tương ứng với 36,886 triệu đồng, còn lại là thu nhập trước dự phòng với 23% (34,094 triệu đồng) và thu nhập trước thuế với 18,38% (27,248 triệu đồng). Năm 2013 vị trí các chỉ tiêu cũng khơng thay đổi và hầu hết tăng nhẹ tuy nhiên chỉ có thu nhập trước thuế có tỷ trọng giàm xuống 14,83% trong tổng thu nhập tương ứng 10,996 triệu đồng.

Tóm lại sau khi phân tích ta thấy tình hình kinh doanh của Agribank Biên Hòa khá tốt với thu nhập từ hoạt động kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng cao trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh biên hòa (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)