Thực trạng chất lượng tín dụng của Agribank Biên Hòa:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh biên hòa (Trang 47)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3 Thực trạng tín dụng đối với DNVVN

2.3.8 Thực trạng chất lượng tín dụng của Agribank Biên Hòa:

2.3.8.1 Hiệu suất sử dụng vốn

Bảng 2.10 Hiệu suất sử dụng vốn huy động năm 2012 - 2013

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

Tổng vốn huy động 828,528 1689,626 861,09

Tổng dư nợ 1095,420 1378,504 643,08

Dư nợ DNVVN 947,175 1421,119 473,94

Tổng dư nợ trên vốn huy động 132,21% 102,89% -29,32%

Dư nợ DNVVN trên vốn huy động 114,32% 84,11% -30,21%

(Nguồn: Bảng số liệu được tổng hợp từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013, nhiệm vụ, giải pháp năm 2014 của Agribank Biên Hòa).

Năm 2013 so với năm 2012 thì tổng dư nợ trên vốn huy động đã giảm 29,32%. Điều này cho thấy tổng vốn huy động trong năm sau cao hơn tổng vốn huy

huy động tham gia vào dư nợ ít và khả năng huy động vốn của Agribank Biên Hòa chưa tốt. Thế nên dư nợ DNVVN trên vốn huy động cũng giảm xuống 30,21% (2012: 114,32%, 2013:84,11%). Như vậy năm 2012 nguồn vốn huy động bị thiếu hụt không thể đáp ứng cho các DNVVN.

Năm 2013 khả năng huy động vốn có cải thiện nhưng chỉ đáp ứng phần nào, lý do chính là do ban lãnh đạo đã rút kinh nghiệm ở năm trước để có những chính sách thích hợp nhằm tăng cường vốn huy động nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả cao.

2.3.8.2 Hệ số thu nợ

Bảng 2.11 Hệ số thu nợ năm 2012 - 2013

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

Tổng doanh số cho vay 917,529 1766,68 849,151

Tổng doanh số thu nợ 862,326 2148,308 1285,982

Doanh số thu nợ DNVVN 646,744 1841,407 1194,663

Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay 94% 121% 27%

Doanh số thu nợ DNVVN trên tổng DSCV 70% 104% 34%

(Nguồn: Bảng số liệu được tổng hợp từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013, nhiệm vụ, giải pháp năm 2014 của Agribank Biên Hòa).

Với số liệu trên ta thấy năm 2012 doanh số thu nợ trên doanh số cho vay đạt 94% mà doanh số thu nợ DNVVN trên tổng doanh số cho vay đã chiếm tới 70%. Năm 2013 tình hình vẫn diễn ra theo hướng tốt, cụ thể: doanh số thu nợ trên doanh số cho vay tăng lên 121% và doanh số thu nợ DNVVN trên tổng doanh số cho vay cũng tăng 104%. Vậy ta có thể khẳng định rằng đồng vốn chi nhánh cho vay đã thu hồi ổn định qua các năm.

2.3.8.3 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ:

Bảng 2.12 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ năm 2012 - 2013

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

Tổng dư nợ 1095,420 1738,504 643,08

Tổng nợ quá hạn (từ nhóm 2 đến nhóm 5) 70,585 91,984 21,39

Nợ quá hạn trên tổng dư nợ 6,44% 5,29% -1,15%

(Nguồn: Bảng số liệu được tổng hợp từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013, nhiệm vụ, giải pháp năm 2014 của Agribank Biên Hịa).

Nợ q hạn ln là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng tín dụng tại một ngân hàng. Năm 2013 tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ giảm 1,15% so với năm 2012. Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thu hồi vốn của chi nhánh tốt hơn qua từng năm, điều này còn thể hiện năng lực thẩm định tín dụng và ra quyết định cho vay của CBTD đã phát huy một cách có hiệu quả. Vì thế mà giảm thiểu được rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng.

2.3.8.4 Nợ xấu trên tổng dư nơ:

Bảng 2.13 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ năm 2012 - 2013

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

Tổng dư nợ 1095,420 1738,504 643,08

Nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) 51,08 41,342 (9,738)

Nợ xấu trên tổng dư nợ 4,66% 2,38% -2,28%

(Nguồn: Bảng số liệu được tổng hợp từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013, nhiệm vụ, giải pháp năm 2014 của Agribank Biên Hòa).

Qua số liệu đã tính tốn ở trên ta thấy nợ xấu trên tổng dư nợ năm 2013 đã giảm 2,28% so với năm 2012 (4,66% xuống 2,38%). Đây là thành quả mà chi nhánh đã gặt hái được trong cơng tác khắc phục nợ xấu. Điều này cịn cho thấy chất lượng tín dụng đang được nâng cao và cán bộ tín dụng sẽ cố gắng phát huy tốt vai trị của mình để tỷ lệ nợ xấu ln được kiểm soát kiểm soát chặt chẽ.

2.3.8.5 Tỷ lệ nợ mất khả năng thanh toán trên tổng dư nợ

Bảng 2.14 Tỷ lệ nợ mất khả năng thánh toán trên tổng dư nợ năm 2012 - 2013

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch Tổng dư nợ 1095,420 1738,504 643,08

Nợ mất khả năng thanh toán 0 1,060% 1.060%

Nợ mất khả năng thanh toán trên tồng dư nợ 0 0,06% 0,06%

(Nguồn: Bảng số liệu được tổng hợp từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013, nhiệm vụ, giải pháp năm 2014 của Agribank Biên Hịa).

Năm 2012 chi nhánh có nợ q hạn trên tổng dư nợ đạt 6,44%, nợ xấu trên tổng dư nợ đạt 4,66% tuy nhiên tỷ lệ nợ mất khả năng thanh tốn lại khơng hề phát sinh. Chứng tỏ hoạt động tín dụng hoạt động tương đối tốt dù vẫn còn nợ xấu và nợ quá hạn.

Năm 2013 nợ mất khả năng thanh tốn chiếm rất ít là 0,06%, thực chất nợ mất khả năng thanh toán năm 2013 đã được ngân hàng bán nợ cho Công ty quản lý tài sản quốc gia (VAMC) nên tỉ lệ này giảm đáng kể.

2.3.9 Đánh giá chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại Agribank Biên Hòa 2.3.9.1 Kết quả đạt được 2.3.9.1 Kết quả đạt được

Doanh số cho vay đối với DNVVN chiếm tới 77% trong tổng doanh số cho vay vì vậy khách hàng doanh nghiệp ln là mối quan tâm hàng đầu của Agribank Biên Hòa.

Ngân hàng hiểu rằng những khoản vay ngắn hạn vừa đáp ứng nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp vừa đảm bảo công tác thu hồi vốn trong khoảng thời gian ngắn cho ngân hàng nên doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tới 94%.

Công tác thu nợ ngắn hạn của chi nhánh rất tốt chiếm khoảng 90% vì ngân hàng đã có những nhân viên tín dụng có trình độ kỹ năng nghề tốt đã thường xun điện thoại nhắc nhở động viên khách hàng doanh nghiệp trả nợ đúng hạn.

Dư nợ DNVVN đạt khoảng 83%, ngân hàng đã cố gắng kiểm soát sao cho dư nợ không tăng quá để đảm bảo cho việc thu hồi nợ. Trong đó ngân hàng đã dàn trải hết dư nợ cho vay vào các loại hình doanh nghiệp như Cơng ty TNHH chiếm khoảng 41%, công ty cổ phần chiếm khoảng 24%, doanh nghiệp tư nhân chiếm khoảng 10% cịn lại là loại hình doanh nghiệp khác chiếm 23%.

Dư nợ ngắn hạn chiếm khoảng 80% so với dư nợ trung dài hạn. Ngân hàng đã sử dụng dư nợ ngắn hạn là một trong những biện pháp để hạn chế rủi ro trong những khoản vay trung dài hạn.

Nợ đủ tiêu chuẩn của ngân hàng tăng khoảng 621 triệu đồng, nợ xấu (nhóm 3 – 5) giảm 9,738 triệu đồng. Như vậy ngân hàng đã có những khách hàng doanh nghiệp đáng tin cậy nên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn tiếp tục tăng và nhóm nợ xấu được kiểm sốt dần dần.

Ngồi ra, Agribank Biên Hịa đã cho vay DNVVN phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện hỗ trợ lãi suất ưu đãi cho các khách hàng là DNVVN theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP quy định cụ thể chính sách trợ giúp phát triển DNVVN về mặt tài chính, mặt bằng sản xuất, đổi mới năng lực cơng nghệ…..

Chấp hành nghiêm túc quy trình, quy chế cho vay, quy chế đảm bảo tiền vay cũng như phần nào đã thực hiện tốt các khâu kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay đối với DNVVN.

Tích cực tổ chức tốt cơng tác thơng tin tín dụng, làm cơ sở cho việc tổng hợp phân tích đánh giá các dự án, phương án sản xuất kinh doanh của các doanh ngiệp.

Tăng cường cho vay theo phương thức hạn mức tín dụng, thực hiện nghiên túc công tác cho vay hỗ trợ lãi suất, đảm bảo DNVVN đều được hỗ trợ về lãi suất theo quy định.

Thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra do các Ban tín dụng của Agribank kết hợp văn phịng đại diện khu vực miền Nam kiểm tra hồ sơ, đánh giá tình hình triển khai dự án, phương án khoản vay, từ đó đề xuất kịp thời trong việc tiếp tục đầu tư hay thu hồi nợ trước hạn.

Thực hiện trích lập dự phịng rủi ro theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN.

2.3.9.2 Một số tồn tại hạn chế

Tình hình nợ q hạn, nợ xấu từ năm 2012 có chuyển biến xấu và tăng cao, đặc biệt là đối tượng DNVVN. Hiện các tỷ lệ này giảm và được Agribank Biên Hòa cố gắng kiểm soát được một phần là do Agribank năm 2013 đã bán nợ một số công ty cho Công ty Quản lý tài sản quốc gia (VAMC).

Một số PGD còn thụ động trong tiếp cận, nắm bắt và phân tích hoạt động của DNVVN nên chưa có giải pháp cụ thể và hiệu quả về việc mở rộng quan hệ với khách hàng DNVVN.

CBTD chuyên trách nhiều việc như: phụ trách tín dụng, cơng tác tiếp thị, công tác huy động vốn…cộng thêm năng lực cịn hạn chế, sắp xếp cơng việc chưa thực sự khoa học làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và cơng tác chăm sóc khách hàng. .

CBTD cịn trẻ nên chưa có kinh nghiệm xử lý tình huống (có hẹn với khách hàng doanh nghiệp đến ngân hàng về vấn đề cho vay nhưng lại bận đi công tác đột xuất tuy nhiên CBTD lại không thông báo cho khách hàng DN để họ khỏi mất thì giờ chạy đến ngân hàng).

Việc tăng trưởng dư nợ không đồng đều trong năm, 6 tháng đầu năm 2013 không tăng trưởng được dư nợ, thậm chí cịn sụt giảm,chỉ đến những tháng cuối năm mới đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng ,tích cực mở rộng cho vay.

Mặc dù lãi suất cho vay đã được điều chỉnh giảm đáng kể, tuy nhiên việc tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh cịn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân, chủ yếu do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nền kinh tế trong giai đoạn phục hồi chậm, một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cầm chừng, một số ngành gặp nhiều khó khăn như hàng tồn kho lớn, cơng nợ chậm thu hồi ...

Một số khách hàng mới khơng có phương án SXKD khả thi, khơng có hoặc khơng đủ tài sản đảm bảo, tình hình tài chính khơng minh bạch nên không đủ điều kiện vay vốn. Một số doanh nghiệp có chiều hướng suy giảm doanh thu khơng đảm bảo khả năng trả nợ nên phải chấp nhận để khách hàng chuyển giao dịch sang NHTM khác nhằm ngăn ngừa rủi ro cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh.

Trình độ thẩm định và quản lý dự án của CBTD tuy đã được nâng cao một bước nhưng việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp chưa được sâu kỹ, việc kiểm tra sử dụng vốn và kiểm tra bảo đảm tiền vay sau khi giải ngân vốn vay chưa được quan tâm đúng mức.

Các khoản nợ xấu đã chuyển qua các cơ quan Tòa án và Thi hành Án tiến độ xử lý quá chậm, tình hình xử lý tài sản thế chấp gặp nhiều khó khăn do thiếu sự hợp tác của chủ tài sản. Các biện pháp xử lý tài sản triển khai nhưng kém hiệu quả, một mặt do khó khăn chung của nền kinh tế, mặt khác qúa trình xử lý tài sản rất nhiêu khê do liên quan đến các cơ quan tố tụng (từ khi khởi kiện đến thi hành án), việc hòa giải, xét xử kéo dài do khơng có sự hợp tác của khách hàng cũng như tiến độ thực hiện các thủ tục của cơ quan thi hành án.

Thị trường bất động sản đóng băng, nhiều nơi giá bán thực tế thấp hơn mức giá UBND Tỉnh quy định dẫn đến tình trạng tiền bán tài sản khơng đủ thu hồi nợ gốc+ lãi, phải áp dụng các biện pháp miễn, giảm lãi cho khách hàng.

Nhiều trường hợp chủ tài sản khơng có thiện chí hợp tác, trì hỗn thi hành án nhưng cơ quan pháp luật vẫn khơng có biện pháp gì tác để cưỡng chế thi hành nên hồ sơ bị tồn đọng kéo dài.

2.3.9.3 Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan:

Về mặt pháp lý: Mơi trường này cịn chưa đầy đủ và đồng bộ cho hoạt động tín dụng dù đã được cải thiện rất nhiều nhưng vẫn cịn nhiều bất cập. Những thay đổi chính sách nhiều khi cịn mang tính chủ quan và thiếu nhất qn của một số cơ quan quản lý Nhà nước đã gây rủi ro khá lớn cho cả ngân hàng và doanh nghiệp, đặc biệt là DNVVN với quy mô nhỏ, nhiều mặt hạn chế như: các quy định về chính sách thuế, hoàn thuế, hải quan… đối với doanh nghiệp chưa phù hợp và thay đổi thường xuyên. Trong giai đoạn kiềm chế lạm phát NHNN đã đưa ra hàng loạt chính sách cơng cụ mang tính cấp thời, đơi khi chưa kịp thời và có độ trễ làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Ngân hàng và gây ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của DNVVN.

Thơng tin thị trường chưa được cập nhật thường xuyên: So các nước trên thế giới

và các nước trong khu vực, các doanh nghiệp nước ta hoạt động trong điều kiện thông tin khơng được đầy đủ và thiếu chính xác. Do đó doanh nghiệp khó thu thập những thơng tin cần thiết hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là đối với DNVVN có trình độ và quy mơ cịn hạn chế thì lại càng khó khăn hơn trong việc tìm kiếm, khai thác thơng tin để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.

Nguyên nhân từ Ngân hàng:

Công tác điều hành:

Hiện Agribank chưa có quy trình cụ thể cho từng đối tượng khách hàng, đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp, các chi nhánh vẫn đang tự làm theo quy trình chung theo chuẩn mực thống nhất trong tồn hệ thống.

Tại một số PGD có sự khơng khớp giữa hồ sơ tín dụng và số liệu nhập trên hệ thống IPCAS như không phân kỳ hạn trả nợ theo quy định so với hồ sơ giấy. Khi khách hàng trễ lãi, gốc thì hệ thống khơng thể hiện nợ q hạn. Từ đó, PGD lại tự chỉnh sửa trên hồ sơ giấy hoặc gia hạn nợ lại không đúng theo quy định.

Theo quy định về thời gian giải quyết hồ sơ vay vốn đối với khách hàng vay ngắn hạn tối đa 5 ngày làm việc, trung dài hạn tối đa 10 ngày làm việc, dài hạn tối đa 15 ngày làm việc nhưng đôi khi không thực hiện đúng làm kéo dài thời gian vay vốn của khách hàng.

Công việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay chưa thực hiện một cách nghiệm túc , hiệu quả thật sự, nhât là việc kiểm tra sau khi cho vay hay khác hơn là tình trạng quá tải đối với CBTD dẫn đến khả năng kiểm tra bị hạn chế không phát hiện sai kịp thời để thu hồi nợ trước hạn như: sử dụng vốn vay sai mục đích, khách hàng khơng trung thực, gian dối giả mạo giấy tờ…làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

Trình độ cán bộ phục vụ cơng tác chun mơn:

Trình độ chun mơn, kinh nghiệm công tác của CBTD còn yếu . Do Agribank Biên Hòa mới thành lập hơn 6 năm nay nên kinh nghiệm của CBTD không nhiều lại được giao thực hiện cho vay những khách hàng có dư nợ lớn, phức tạp nên dẫn đến yếu kém trong thẩm định khoản vay.

Nguyên nhân từ DNVVN:

Năng lực quản lý, điều hành của DNVVN yếu kém không theo kịp với những chuyển biến thay đổi của thị trường kinh tế. Kinh doanh trở nên thua lỗ hoặc gặp sự cạnh tranh gay gắt mà tự bản thân mỗi DNVVN không tự vận động, thay đổi để theo kịp thời đại.

DNVVN thường khơng có sự thống nhất và cơng khai số liệu tài chính nên khi cung cấp cho Ngân hàng số liệu sẽ không trung thực…đôi khi CBTD năng lực hạn chế đã không phát hiện kịp thời dẫn đến những sai phạm trong quy trình giải quyết khoản vay tín dụng.

Hạn chế của DNVVN là quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, nguồn vốn tham gia ít, thiếu ổn định, công nghệ kém hiện đại… Khi suy thoái kinh tế xảy ra các DNVVN là đối tượng sẽ chịu tác động trước nhất ảnh hưởng đến khả năng tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh biên hòa (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)