Đánh giá chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại Agribank Biên Hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh biên hòa (Trang 50)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3 Thực trạng tín dụng đối với DNVVN

2.3.9 Đánh giá chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại Agribank Biên Hòa

2.3.9.1 Kết quả đạt được

Doanh số cho vay đối với DNVVN chiếm tới 77% trong tổng doanh số cho vay vì vậy khách hàng doanh nghiệp ln là mối quan tâm hàng đầu của Agribank Biên Hòa.

Ngân hàng hiểu rằng những khoản vay ngắn hạn vừa đáp ứng nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp vừa đảm bảo công tác thu hồi vốn trong khoảng thời gian ngắn cho ngân hàng nên doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tới 94%.

Công tác thu nợ ngắn hạn của chi nhánh rất tốt chiếm khoảng 90% vì ngân hàng đã có những nhân viên tín dụng có trình độ kỹ năng nghề tốt đã thường xuyên điện thoại nhắc nhở động viên khách hàng doanh nghiệp trả nợ đúng hạn.

Dư nợ DNVVN đạt khoảng 83%, ngân hàng đã cố gắng kiểm sốt sao cho dư nợ khơng tăng quá để đảm bảo cho việc thu hồi nợ. Trong đó ngân hàng đã dàn trải hết dư nợ cho vay vào các loại hình doanh nghiệp như Công ty TNHH chiếm khoảng 41%, công ty cổ phần chiếm khoảng 24%, doanh nghiệp tư nhân chiếm khoảng 10% cịn lại là loại hình doanh nghiệp khác chiếm 23%.

Dư nợ ngắn hạn chiếm khoảng 80% so với dư nợ trung dài hạn. Ngân hàng đã sử dụng dư nợ ngắn hạn là một trong những biện pháp để hạn chế rủi ro trong những khoản vay trung dài hạn.

Nợ đủ tiêu chuẩn của ngân hàng tăng khoảng 621 triệu đồng, nợ xấu (nhóm 3 – 5) giảm 9,738 triệu đồng. Như vậy ngân hàng đã có những khách hàng doanh nghiệp đáng tin cậy nên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn tiếp tục tăng và nhóm nợ xấu được kiểm soát dần dần.

Ngồi ra, Agribank Biên Hịa đã cho vay DNVVN phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện hỗ trợ lãi suất ưu đãi cho các khách hàng là DNVVN theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP quy định cụ thể chính sách trợ giúp phát triển DNVVN về mặt tài chính, mặt bằng sản xuất, đổi mới năng lực cơng nghệ…..

Chấp hành nghiêm túc quy trình, quy chế cho vay, quy chế đảm bảo tiền vay cũng như phần nào đã thực hiện tốt các khâu kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay đối với DNVVN.

Tích cực tổ chức tốt cơng tác thơng tin tín dụng, làm cơ sở cho việc tổng hợp phân tích đánh giá các dự án, phương án sản xuất kinh doanh của các doanh ngiệp.

Tăng cường cho vay theo phương thức hạn mức tín dụng, thực hiện nghiên túc cơng tác cho vay hỗ trợ lãi suất, đảm bảo DNVVN đều được hỗ trợ về lãi suất theo quy định.

Thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra do các Ban tín dụng của Agribank kết hợp văn phòng đại diện khu vực miền Nam kiểm tra hồ sơ, đánh giá tình hình triển khai dự án, phương án khoản vay, từ đó đề xuất kịp thời trong việc tiếp tục đầu tư hay thu hồi nợ trước hạn.

Thực hiện trích lập dự phịng rủi ro theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN.

2.3.9.2 Một số tồn tại hạn chế

Tình hình nợ q hạn, nợ xấu từ năm 2012 có chuyển biến xấu và tăng cao, đặc biệt là đối tượng DNVVN. Hiện các tỷ lệ này giảm và được Agribank Biên Hịa cố gắng kiểm sốt được một phần là do Agribank năm 2013 đã bán nợ một số công ty cho Công ty Quản lý tài sản quốc gia (VAMC).

Một số PGD còn thụ động trong tiếp cận, nắm bắt và phân tích hoạt động của DNVVN nên chưa có giải pháp cụ thể và hiệu quả về việc mở rộng quan hệ với khách hàng DNVVN.

CBTD chuyên trách nhiều việc như: phụ trách tín dụng, công tác tiếp thị, công tác huy động vốn…cộng thêm năng lực cịn hạn chế, sắp xếp cơng việc chưa thực sự khoa học làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và cơng tác chăm sóc khách hàng. .

CBTD cịn trẻ nên chưa có kinh nghiệm xử lý tình huống (có hẹn với khách hàng doanh nghiệp đến ngân hàng về vấn đề cho vay nhưng lại bận đi công tác đột xuất tuy nhiên CBTD lại không thông báo cho khách hàng DN để họ khỏi mất thì giờ chạy đến ngân hàng).

Việc tăng trưởng dư nợ không đồng đều trong năm, 6 tháng đầu năm 2013 không tăng trưởng được dư nợ, thậm chí cịn sụt giảm,chỉ đến những tháng cuối năm mới đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng ,tích cực mở rộng cho vay.

Mặc dù lãi suất cho vay đã được điều chỉnh giảm đáng kể, tuy nhiên việc tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh cịn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân, chủ yếu do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nền kinh tế trong giai đoạn phục hồi chậm, một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cầm chừng, một số ngành gặp nhiều khó khăn như hàng tồn kho lớn, cơng nợ chậm thu hồi ...

Một số khách hàng mới khơng có phương án SXKD khả thi, khơng có hoặc khơng đủ tài sản đảm bảo, tình hình tài chính khơng minh bạch nên khơng đủ điều kiện vay vốn. Một số doanh nghiệp có chiều hướng suy giảm doanh thu không đảm bảo khả năng trả nợ nên phải chấp nhận để khách hàng chuyển giao dịch sang NHTM khác nhằm ngăn ngừa rủi ro cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh.

Trình độ thẩm định và quản lý dự án của CBTD tuy đã được nâng cao một bước nhưng việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp chưa được sâu kỹ, việc kiểm tra sử dụng vốn và kiểm tra bảo đảm tiền vay sau khi giải ngân vốn vay chưa được quan tâm đúng mức.

Các khoản nợ xấu đã chuyển qua các cơ quan Tòa án và Thi hành Án tiến độ xử lý quá chậm, tình hình xử lý tài sản thế chấp gặp nhiều khó khăn do thiếu sự hợp tác của chủ tài sản. Các biện pháp xử lý tài sản triển khai nhưng kém hiệu quả, một mặt do khó khăn chung của nền kinh tế, mặt khác qúa trình xử lý tài sản rất nhiêu khê do liên quan đến các cơ quan tố tụng (từ khi khởi kiện đến thi hành án), việc hòa giải, xét xử kéo dài do khơng có sự hợp tác của khách hàng cũng như tiến độ thực hiện các thủ tục của cơ quan thi hành án.

Thị trường bất động sản đóng băng, nhiều nơi giá bán thực tế thấp hơn mức giá UBND Tỉnh quy định dẫn đến tình trạng tiền bán tài sản không đủ thu hồi nợ gốc+ lãi, phải áp dụng các biện pháp miễn, giảm lãi cho khách hàng.

Nhiều trường hợp chủ tài sản khơng có thiện chí hợp tác, trì hỗn thi hành án nhưng cơ quan pháp luật vẫn khơng có biện pháp gì tác để cưỡng chế thi hành nên hồ sơ bị tồn đọng kéo dài.

2.3.9.3 Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan:

Về mặt pháp lý: Mơi trường này cịn chưa đầy đủ và đồng bộ cho hoạt động tín dụng dù đã được cải thiện rất nhiều nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Những thay đổi chính sách nhiều khi cịn mang tính chủ quan và thiếu nhất qn của một số cơ quan quản lý Nhà nước đã gây rủi ro khá lớn cho cả ngân hàng và doanh nghiệp, đặc biệt là DNVVN với quy mô nhỏ, nhiều mặt hạn chế như: các quy định về chính sách thuế, hồn thuế, hải quan… đối với doanh nghiệp chưa phù hợp và thay đổi thường xuyên. Trong giai đoạn kiềm chế lạm phát NHNN đã đưa ra hàng loạt chính sách cơng cụ mang tính cấp thời, đơi khi chưa kịp thời và có độ trễ làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động của Ngân hàng và gây ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của DNVVN.

Thơng tin thị trường chưa được cập nhật thường xuyên: So các nước trên thế giới

và các nước trong khu vực, các doanh nghiệp nước ta hoạt động trong điều kiện thông tin khơng được đầy đủ và thiếu chính xác. Do đó doanh nghiệp khó thu thập những thông tin cần thiết hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là đối với DNVVN có trình độ và quy mơ cịn hạn chế thì lại càng khó khăn hơn trong việc tìm kiếm, khai thác thơng tin để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.

Nguyên nhân từ Ngân hàng:

Cơng tác điều hành:

Hiện Agribank chưa có quy trình cụ thể cho từng đối tượng khách hàng, đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp, các chi nhánh vẫn đang tự làm theo quy trình chung theo chuẩn mực thống nhất trong tồn hệ thống.

Tại một số PGD có sự khơng khớp giữa hồ sơ tín dụng và số liệu nhập trên hệ thống IPCAS như không phân kỳ hạn trả nợ theo quy định so với hồ sơ giấy. Khi khách hàng trễ lãi, gốc thì hệ thống khơng thể hiện nợ q hạn. Từ đó, PGD lại tự chỉnh sửa trên hồ sơ giấy hoặc gia hạn nợ lại không đúng theo quy định.

Theo quy định về thời gian giải quyết hồ sơ vay vốn đối với khách hàng vay ngắn hạn tối đa 5 ngày làm việc, trung dài hạn tối đa 10 ngày làm việc, dài hạn tối đa 15 ngày làm việc nhưng đôi khi không thực hiện đúng làm kéo dài thời gian vay vốn của khách hàng.

Công việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay chưa thực hiện một cách nghiệm túc , hiệu quả thật sự, nhât là việc kiểm tra sau khi cho vay hay khác hơn là tình trạng quá tải đối với CBTD dẫn đến khả năng kiểm tra bị hạn chế không phát hiện sai kịp thời để thu hồi nợ trước hạn như: sử dụng vốn vay sai mục đích, khách hàng khơng trung thực, gian dối giả mạo giấy tờ…làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

Trình độ cán bộ phục vụ cơng tác chun mơn:

Trình độ chun mơn, kinh nghiệm cơng tác của CBTD cịn yếu . Do Agribank Biên Hòa mới thành lập hơn 6 năm nay nên kinh nghiệm của CBTD không nhiều lại được giao thực hiện cho vay những khách hàng có dư nợ lớn, phức tạp nên dẫn đến yếu kém trong thẩm định khoản vay.

Nguyên nhân từ DNVVN:

Năng lực quản lý, điều hành của DNVVN yếu kém không theo kịp với những chuyển biến thay đổi của thị trường kinh tế. Kinh doanh trở nên thua lỗ hoặc gặp sự cạnh tranh gay gắt mà tự bản thân mỗi DNVVN không tự vận động, thay đổi để theo kịp thời đại.

DNVVN thường khơng có sự thống nhất và cơng khai số liệu tài chính nên khi cung cấp cho Ngân hàng số liệu sẽ không trung thực…đôi khi CBTD năng lực hạn chế đã không phát hiện kịp thời dẫn đến những sai phạm trong quy trình giải quyết khoản vay tín dụng.

Hạn chế của DNVVN là quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, nguồn vốn tham gia ít, thiếu ổn định, cơng nghệ kém hiện đại… Khi suy thoái kinh tế xảy ra các DNVVN là đối tượng sẽ chịu tác động trước nhất ảnh hưởng đến khả năng tài chính và khả năng thanh tốn nợ vay ngân hàng.

Tóm tắt chương 2

Sau khi phân tích thực trạng tín dụng đối với DNVVN tại Agribank Biên Hòa, tác giả đã làm rõ một số vấn đề sau: Doanh số cho vay DNVVN và doanh số thu nợ DNVVN tăng trưởng mạnh trong năm 2013 nhất là khoản vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao; tình hình dư nợ DNVVN có giảm nhẹ về tỷ trọng nhưng không ảnh hưởng nhiều đến tổng dư nợ; nợ quá hạn đang giảm dần và nợ xấu được khắc phục tốt; khơng có nợ mất khả năng thanh toán. Những thành tựu mà ngân hàng đạt được ở trên là nhờ sự tác động vừa tích cực vừa tiêu cực từ môi trường kinh tế và tất nhiên là phải có sự phối hợp ban giám đốc và toàn thể nhân viên đặc biệt là sự chuyên nghiệp của CBTD. Tuy vậy Agribank Biên Hịa cũng gặp phải một số khó khăn như: khả năng thu hồi các khoản vay trung dài hạn giảm dần, nguồn vốn huy động chưa đạt được hiệu quả nhất định nên chưa đáp ứng được yêu cầu tín dụng đối với DNVVN. Vậy nên với những kết quả phân tích tác giả sẽ có định hướng để tìm ra những biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại ngân hàng này.

3 Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI AGRIBANK BIÊN HÒA

Xuất phát từ Chương 2 đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng DNNVV tại Agribank Biên Hịa như sau:

3.1 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại Agribank Biên Hịa Biên Hịa

3.1.1 Nâng cao cơng tác quản trị điều hành

Phải chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách điều hành, chính sách tín dụng theo quy định của Agribank đồng thời có những phản ánh tích cực những phát sinh thực tế tại thị trường Đồng Nai làm cơ sở cho trụ sở chính có những sửa đổi, chấn chỉnh kịp thời, phù hợp với tình hình diễn biến phức tạp của địa bàn.

Cần phát huy hơn nữa tính chất cũng như vai trị của Văn phòng đại diện khu vực Miền Nam là một bộ phận của trụ sở chính để tiện cho Chi nhánh liên hệ đồng thời Văn phòng đại diện thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát giảm cơng việc cho các Ban tại trụ sở chính như kiểm tra chất lượng tín dụng về đánh giá quy trình nghiệp vụ cùng với tình hình thực tế triển khai của khách hàng; kiểm tra giám sát tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch về nguồn vốn, tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tại mỗi chi nhánh. Xử lý nghiêm trường hợp vi phạm kế hoạch về tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tăng cao.

Ngồi thực hiện các chính sách tín dụng từ trụ sở chính, ngay tại mỗi chi nhánh phải tự trang bị kiến thức kinh nghiệm trong chính sách tín dụng riêng phù hợp với đặc thù của Agribank Biên Hòa cũng như xây dựng danh mục đầu tư tín dụng hợp lý, phân tán rủi ro, tránh phụ thuộc vào một nhóm khách hàng hay một lĩnh vực ngành nghề nào đó.

Agribank Biên hòa phải đảm bảo khớp đúng giữa hồ sơ giấy tín dụng với dữ liệu trên hệ thống IPCAS đảm bảo phản ánh chính xác tình hình thực tế tín dụng theo

quy định của NHNN từ đó có những xử lý kịp thời nếu khoản vay suy giảm khả năng tài chính.

Cần tăng cường công tác dự báo tình hình kinh tế xã hội, xây dựng danh mục tín dụng hợp lý đặc thù tại địa bàn hoạt động để có những chính sách tín dụng phù hợp với diễn biến phức tạp của nền kinh tế nhằm hạn chế rủi ro. Trong công tác quản trị điều hành Agribank Biên Hòa phải thực hiện theo kế hoạch được giao từ trụ sở chính về tín dụng, nguồn vốn. nợ quá hạn, nợ xấu…

3.1.2 Chấp hành nghiêm chỉnh Quy trình, thủ tục cho vay:

Như chúng ta biết, khách hàng có thể sẵn sàng chấp nhận ngay cả giá (lãi suất/ phí) cao hơn nhưng cần hồ sơ, thủ tục đơn giản, vốn vay được ngân hàng giải ngân nhanh chóng đáp ứng kịp thời nhu cầu của họ. Do đó, ngân hàng cần nâng cao nhận thức, đào tạo nhân viên tín dụng phải biết nắm bắt sâu sát tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, phải biết rõ khách hàng vay vốn để làm gì, kinh doanh như vậy có hiệu quả hay khơng, khả năng hoàn trả vốn nhanh hay chậm, khả năng trả nợ tốt hay xấu….để từ đó cải thiện khả năng tư vấn và khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng, tạo nên mối quan hệ qua lại, gắn bó với khách hàng, giúp khách hàng trả nợ tốt, sử dụng vốn vay hiệu quả để mang lại nguồn lợi cho khách hàng kinh doanh, đúng với khẩu hiệu của Agribank “Mang phồn thịnh đến với khách hàng”. Đồng thời cũng cần đưa ra các quy định một cách công khai rõ ràng, cụ thể và minh bạch về thời gian giải quyết hồ sơ thủ tục cho khách hàng. Nếu tính chất hồ sơ phức tạp, vượt quá thời gian quy định, cần thông báo cụ thể cho khách hàng biết lý do và cố gắng xử lý gấp trong thời gian ngắn nhất cho khách hàng.

Ngoài ra, cũng cần hướng dẫn cặn kẽ việc làm thủ tục hồ sơ của khách hàng, đặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh biên hòa (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)