Nâng cao chất lượng trong công tác thẩm định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh biên hòa (Trang 60 - 61)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại Agribank Biên

3.1.4 Nâng cao chất lượng trong công tác thẩm định

Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, rủi ro tín dụng xuất phát từ nhiều ngun nhân. Trong đó, trình độ năng lực, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định còn hạn chế là nguyên nhân lớn. Bởi họ là những người trực tiếp tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận và thẩm định hồ sơ, đề xuất mức cấp tín dụng cho khách hàng. Do đó, để hạn chế thấp nhất rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng, Agribank Biên Hịa cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:

Thứ nhất, tăng cường hơn nữa công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ

cán bộ tín dụng, ngồi việc cử cán bộ đi tập huấn theo kế hoạch đào tạo của Trung tâm đào tạo Agribank, chi nhánh cần có chương trình đào tạo riêng thơng qua việc liên kết với các Trường Đại học tại Thành Phố Hồ Chí Minh, nhất là kiến thức về thẩm định cho vay doanh nghiệp, thẩm định dự án đầu tư. Hiện nay, do số lượng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Agribank Biên Hòa chưa nhiều, đa số tập trung tại Thành phố Biên Hòa và KCN Biên hịa 1, KCN Biên Hịa 2, ngồi một số cán bộ tín dụng chuyên trách cho vay doanh nghiệp, hầu hết cán bộ tín dụng cịn yếu về công tác thẩm định cho vay, quản lý đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Agribank Biên Hịa có kế hoạch đào tạo cũng như có cơ chế để tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng được bồi dưỡng các kiến thức về kỹ năng giao tiếp, về ngoại ngữ, kiến thức về luật doanh nghiệp, luật đất đai…nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác chuyên môn.

Thứ hai, Agribank Biên Hòa cần thường xuyên đào tạo và tuyên truyền về đạo đức

nghề nghiệp đến tồn thể cán bộ cơng nhân viên, xây dựng một mơi trường văn hóa lành mạnh gương mẫu tuyệt đối từ cán bộ lãnh đạo cao nhất đến các cấp và nhân viên. Tích cực thực hiện Luật phịng chống tham nhũng. Xây dựng hịm thư góp ý tại tất cả các điểm giao dịch giúp khách hàng có điều kiện thuận lợi để tham gia ý kiến và phát giác.

Thứ ba, cơng tác hốn chuyển địa bàn của cán bộ tín dụng cần được thực hiện

thường xuyên hơn, hiện nay tại một số chi nhánh trực thuộc việc bố trí cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn kéo dài trong nhiều năm liên tục (thường trên 5 năm) là

tương đối phổ biến. Mặc dù việc bố trí như vậy có ưu điểm là cán bộ tín dụng sẽ tạo được mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương, nắm chắc tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn, hiểu rõ hơn về khách hàng…tuy nhiên, cũng dễ phát sinh rủi ro tín dụng do cán bộ tín dụng đã có q nhiều sự gắn bó và thân thuộc với khách hàng, việc nể nang tình cảm, khơng chấp hành nghiêm túc quy trình, cơ chế tín dụng là điều khơng tránh khỏi. Đồng thời chi nhánh cần có những quy định và chế tài rất cụ thể để phòng ngừa rủi ro đạo đức nghề nghiệp trong đội ngũ cán bộ cơng nhân viên nói chung, đội ngũ nhân viên làm cơng tác tín dụng nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh biên hòa (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)