Nhóm giải pháp đối với DNVVN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh biên hòa (Trang 64 - 67)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.2 Nhóm giải pháp đối với DNVVN

3.2.1 Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh khả thi

Đây là một trong những tiêu chí quan trọng mà Ngân hàng xem xét để quyết định có cho khách hàng vay. Điều quan trọng DNVVN phải hiểu được mục đích phương án sản xuất kinh doanh để từ đó thuyết phục Ngân hàng cung ứng vốn cho doanh nghiệp tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm phát huy hiệu quả của đồng vốn vay, Ngân hàng có thể thu hồi được tồn bộ nợ gốc và lãi từ chính phương án đó chứ khơng được nêu ra một cách chung chung, sơ sài,nguồn trả nợ khó xác định và khơng có tính thuyết phục. Do đó, trong q trình xây dựng phương án, doanh nghiệp cần nêu và chứng minh cho Ngân hàng thấy được các yêu cầu như mục đích vay vốn kinh doanh, chứng minh năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, kinh nghiệm chun mơn, những thuận lợi và khó khăn của thị trường đầu vào đầu ra, đối thủ cạnh tranh và những ảnh hưởng của biến động kinh tế…

3.2.2 Nâng cao trình độ chun mơn, năng lực quản lý điều hành

Một trong những yếu tố quan trọng để doanh nghiệp phát triển, thích nghi đối với tình hình kinh tế trong xã hội là yếu tố con người.

- Đối với đội ngũ lãnh đạo, doanh nghiệp cần có chính sách đãi ngộ để thu hút nhân tài, tránh tình trạng chảy máu chất xám sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp khơng có người tài để giúp doanh nghiệp ổn định, phát triển trong tương lai.

- Nâng cao năng lực quản lý điều hành đối với đội ngũ lãnh đạo, cụ thể như kỹ năng quản trị hiệu quả trong môi trường cạnh tranh, kỹ năng lãnh đạo giám đốc doanh nghiệp, kỹ năng quản lý sự thay đổi, kỹ năng thuyết trình, đàm phán, giao tiếp và quan hệ công chúng, kỹ năng quản lý thời gian. Những kỹ năng này kết hợp với các kiến thức quản trị có hiệu quả sẽ có tác động quyết định đối với các doanh nhân, các nhà quản lý doanh nghiệp trong đó có DNVVN, qua đó làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

- Đối với giám đốc và nhà quản lý, để nâng cao khả năng làm việc và giao dịch quốc tế, tiếp cận các tiêu chuẩn, các thông lệ của thế giới thì cần chú trọng phát triển những kiến thức, kỹ năng về ngoại ngữ. Đây là một trong những điểm đang chú ý nhất đối với các doanh nghiệp ở nước ta, đặc biệt là DNVVN. Ngoài ra, các giám đốc cần nâng cao kiến thức cơ bản về văn hóa, xã hội, lịch sử trong kinh doanh quốc tế, giao tiếp quốc tế và xử lý sự khác biệt về văn hóa trong kinh doanh, Thơng lệ quốc tế trong lĩnh vực/ngành kinh doanh.

- Đối với đội ngũ lao động kỹ thuật, công nhân: Cần thực hiện môi trường làm việc dân chủ, công bằng theo quy định của pháp luật, đảm bảo mơi trường làm việc an tồn. Thường xun nâng cao trình độ chun mơn, tay nghề người lao động. Có chính sách đãi ngộ để thu hút người có tay nghề, chun mơn là tạo môi trường thuận lợi nhằm gắn bó với doanh nghiệp, tránh sự xáo trộn liên tục lực lượng lao động này vì lao động phổ thơng thường khơng ổn định và thay đổi liên tục sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

3.2.3 Trung thực trong việc cung cấp thông tin, hợp tác với ngân hàng

Ngân hàng bao giờ cũng luôn mong muốn đặt sự trung thực của khách hàng trong việc cung cấp thông tin lên hàng đầu. Điều này tạo cho Ngân hàng sự tin tưởng trong quá trình vay vốn sẽ hạn chế được rủi ro. Một số doanh nghiệp cung cấp không đầy đủ thông tin hoặc cung cấp khơng thật so với tình hình thực tế để vay vốn dễ dàng hơn. Đối với CBTD ít kinh nghiệm thì khơng nhìn ra, nhưng đối với CBTD có kinh nghiệm thì sẽ thu thập và đánh giá được tình hình thực tế của doanh nghiệp.

Sự trung thực còn là yếu tố để doanh nghiệp thực hiện ngày càng theo các chuẩn mực quốc tế trong viêc cơng khai tình hình hoạt động , tài chính về luật kế tốn, kiểm tốn, luật doanh nghiệp…

Trong q trình vay vốn, DNVVN phải có sự hỗ trợ hợp tác của Ngân hàng trong việc cung cấp thơng tin về tình hình sử dụng vốn vay , tình hình tài chính để doanh nghiệp hiện tại, tình hình tài sản đảm bảo cho khoản vay, cung cấp báo cáo tài chính theo q để ngân hàng đánh giá tình hình tài chính đồng thời chấm điểm doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần chấp hành các đợt kiểm tra đột xuất của ngân hàng và thực hiện việc trả nợ lãi, gốc đúng hạn theo quy định tại hợp đồng tín dụng để doanh nghiệp được đánh giá mức độ tín nhiệm cao, dễ dàng tiếp cận nguồn vốn cao hơn hoặc những lần vay vốn sau này…

3.2.4 Nâng cao năng lực cạnh tranh, vị thế của doanh nghiệp

DNVVN là đối tượng chịu khơng ít khó khăn trong q trình tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng, tuy nhiên cũng có những điểm thuận lợi, lợi thế so với các doanh nghiệp lớn khác. Vì thế phải phát huy các lợi thế đó một cách hiệu quả nhất.

Trước tình hình kinh tế khó khăn vừa qua thì các DNVVN dễ dàng thích nghi và khơi phục hoạt động sản xuất kinh doanh của mình hơn các doanh nghiệp lớn. Vì DNVVN dễ dàng ứng dụng các cơng nghệ mới vào sản xuất, dễ thay đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu nhân sự phù hợp với những thay đổi và yêu cầu của thị trường.

DNVVN phải thường xuyên nghiên cứu và xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh hợp lý, đầu tư đổi mới khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh không những ở thị trường trong nước mà còn trên thị trường quốc tế. Trong xu thế hội nhập hiện nay, doanh nghiệp phải không ngừng khai thác các thị trường tiềm năng trong và ngoài nước. Đặc biệt, thương hiệu ngày càng có vai trị quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một thương hiệu, đồng thời khơng ngừng củng cố và phát triển để có thể trở thành một thương hiệu mạnh.

Các DNVVN cần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển trong một thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Doanh nghiệp không nên chỉ dựa vào sự hỗ

trợ của Nhà nước, các tổ chức quốc tế mà cần có những bước đi riêng của mình. Các doanh nghiệp cùng hoạt động trong một ngành nghề hay trên một địa bàn sản xuất kinh doanh có thể kết hợp với nhau tạo thành các câu lạc bộ, hội doanh nghiệp để hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Các DNVVN cũng nên tích cực tham gia vào các hiệp hội doanh nghiệp, đồng thời phát huy tích cực vai trị hội viên của mình trong hiệp hội.

Các DNVVN đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, tăng cường cơng tác có chiến lược quảng cáo, tiếp thị hợp lý để người tiêu dùng có thể biết đến sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn, thường xuyên củng cố uy tín thương hiệu, niềm tin của khách hàng vào chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

Các DNVVN phải hiểu rõ các văn bản luật, các TCTD, chính sách của Nhà nước để có thể tận dụng được những lợi thế từ các văn bản đó vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong quá trình vay vốn với ngân hàng như chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước, chính sách và điều kiện cho vay hỗ trợ lãi suất, quy trình về việc cho vay của ngân hàng. Với sự hiểu biết của doanh nghiệp sẽ tạo thuận lợi trong quá trình vay vốn cũng như ngân hàng sẽ đanh giá vị thế của doanh nghiệp trong sự am hiểu pháp luật Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh biên hòa (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)