Bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của kiểm soát nội bộ trong các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 28 - 29)

1.2. Kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại

1.2.5.4. Bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của kiểm soát nội bộ trong các

hàng theo Ủy ban Basel

Ủy ban Basel đã nghiên cứu vấn đề ngân hàng để xác định những nguyên nhân chính của sự yếu kém hệ thống KSNB. Một số trường hợp gần đây chứng minh rằng KSNB yếu kém có thể dẫn đến thiệt hại đáng kể cho các ngân hàng. Sự thất bại điển hình của KSNB có thể được tóm tắt như sau (Basel Committee, 1998):

Thứ nhất, giám sát của nhà quản lý và văn hóa tổ chức

Các thiệt hại của ngân hàng có thể đã được giảm đi đáng kể thậm chí né tránh được nếu Hội đồng quản trị và nhà quản lý cấp cao của tổ chức thiết lập được một nền văn hóa kiểm sốt tốt. Văn hóa kiểm sốt yếu kém thường có hai yếu tố chung. Một là, nhà quản lý cấp cao không nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống KSNB thơng qua lời nói, hành động của họ và thơng qua các tiêu chí được sử dụng để xác định khen thưởng và thăng tiến. Hai là, quản lý cấp cao không đảm bảo rằng các cơ cấu tổ chức và trách nhiệm quản lý đã được xác định rõ ràng. Ví dụ, nhà quản lý cấp cao không yêu cầu giám sát đầy đủ những người ra quyết định và báo cáo về bản chất, hành vi của các hoạt động kinh doanh một cách kịp thời.

Thứ hai, nhận dạng và đánh giá rủi ro

Nhiều ngân hàng đã chịu tổn thất lớn khi không nhận diện và đánh giá đầy đủ các rủi ro trong các hoạt động của ngân hàng, chẳng hạn như không đánh giá đầy đủ rủi ro đối với các sản phẩm mới hoặc ngành nghề kinh doanh phức tạp. Thiệt hại cũng được gây ra vì nhà quản lý thất bại trong việc cập nhật quy trình đánh giá rủi ro khi mơi trường và điều kiện kinh doanh thay đổi đáng kể. Nhiều trường hợp gần đây nêu bật thực tế là hệ thống KSNB chỉ hoạt động tốt cho các sản phẩm truyền thống hoặc đơn giản mà không thể xử lý đối với những sản phẩm phức tạp.

Thứ ba, hoạt động kiểm sốt và phân cơng nhiệm vụ

Xem xét lại những thiệt hại của phần lớn các ngân hàng do hệ thống KSNB yếu kém, người giám sát thường thấy rằng các ngân hàng này không thực hiện tốt một số nguyên tắc KSNB quan trọng, chẳng hạn như phân công nhiệm vụ, phê duyệt, xác minh, đối chiếu và xem xét hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, trong một số trường hợp nhà quản lý phản ứng không phù hợp với thông tin mà họ nhận được.

Thứ tƣ, thông tin và truyền thông

Thiệt hại của ngân hàng gây ra do thông tin trong tổ chức không đáng tin cậy hoặc khơng đầy đủ bởi vì truyền thơng khơng hiệu quả. Những thơng tin tài chính được báo cáo sai, dữ liệu khơng chính xác và rủi ro khơng được phản ánh trong các báo cáo đã dẫn đến những quyết định sai lầm của nhà quản lý. Trong một số trường hợp, các nhân viên có liên quan khơng biết hoặc khơng hiểu chính sách của ngân hàng. Kết quả là, trong một thời gian dài những chính sách này đã không được thực hiện. Một vài trường hợp khác, thông tin về các hoạt động không phù hợp đã được báo cáo lên cấp trung gian nhưng cấp này lại không báo cáo cho Hội đồng quản trị hoặc nhà quản lý cấp cao cho đến khi vấn đề trở nên nghiêm trọng.

Thứ năm, hoạt động giám sát và sửa chữa sai sót

Chương trình kiểm tốn và hoạt động giám sát không đầy đủ hoặc không hiệu quả dẫn đến những yếu kém của KSNB không được phát hiện và sửa chữa kịp thời. Trong nhiều trường hợp, kiểm tốn khơng đủ hiệu quả để xác định và báo cáo những điểm yếu của KSNB. Một số trường hợp khác, mặc dù kiểm toán viên báo cáo các vấn đề xảy ra nhưng ngân hàng đã khơng thực hiện để sửa chữa các thiếu sót đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)