Hoàn thiện đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 82 - 85)

3.2. Một số kiến nghị và giải pháp hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ đố

3.2.2.2. Hoàn thiện đánh giá rủi ro

Thứ nhất, nâng cao khả năng nhận dạng, ngăn ngừa, kiểm sốt và quản lý rủi ro tín dụng

Theo Thông tư số 44/2011/TT – NHNN ngày 29/12/2011 của Thống đốc NHNN quy định về hệ thống KSNB và kiểm tốn nội bộ của tổ chức tín dụng thì một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của hệ thống KSNB là đảm bảo cho việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro để đạt được mục tiêu mà ngân hàng đặt ra.

Tính chất rủi ro trong hoạt động ngân hàng những năm gần đây dường như đã thay đổi nhưng công tác nhận dạng và đánh giá rủi ro ở các chi nhánh ngân hàng tại Bình Định vẫn cịn yếu kém. Những tính chất mới này có thể do điều kiện kinh tế, hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam đã phát triển ở mức cao hơn về chiều sâu, do tính đa dạng và mức độ phức tạp hơn, do có sự hội nhập quốc tế sâu rộng hơn. Do đó, hệ thống KSNB cần nhận diện sự thay đổi này bằng các biện pháp sau:

Một là, xác định rủi ro: Đây là quá trình xác định mọi rủi ro phát sinh trong tổ chức, đặc biệt quan tâm đến những rủi ro chưa được biết tới, chưa được kiểm soát hoặc bị đánh giá thấp. Cần chú trọng đến các khả năng xảy ra gian lận trong hoạt động tín dụng, những áp lực có thể khiến cán bộ tín dụng thực hiện hành vi gian lận.

Hai là, đo lường rủi ro: Quá trình đo lường rủi ro là q trình phân tích và lượng hóa xác suất xảy ra, tác động của rủi ro và những thay đổi về mức rủi ro. Để đo

lường được rủi ro, các ngân hàng cần thu thập số liệu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá và cố gắng lượng hóa các tác động của nó đối với hoạt động của ngân hàng.

Ba là, kiểm soát giảm nhẹ rủi ro: Đây là quá trình áp dụng các biện pháp giảm nhẹ rủi ro để có thể giảm rủi ro tới mức có thể chấp nhận được. Trên thực tế hầu như khó có thể loại bỏ rủi ro một cách hoàn toàn, tuy nhiên hoạt động này cũng cần chú ý đến yếu tố hợp lý về chi phí.

Bốn là, giám sát rủi ro: Giám sát việc thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro. Nếu rủi ro đã xảy ra, cần theo dõi và xác định các tổn thất về tài chính, con người và giá trị pháp lý đồng thời có biện pháp tài trợ rủi ro một cách thích hợp như bù đắp khắc phục rủi ro hoặc thực hiện việc chuyển giao rủi ro cho một bên thứ ba.

Ngân hàng cần quy định hạn mức rủi ro đối với từng cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện giao dịch để đảm bảo rủi ro được khống chế ở mức độ phù hợp. Điều này còn giúp các cá nhân ý thức được hành động của mình ảnh hưởng đến ngân hàng như thế nào, từ đó thận trọng hơn trong việc thực hiện nghiệp vụ của mình. Ngồi ra, ngân hàng cần xây dựng hệ thống các chỉ tiêu cảnh báo sớm rủi ro như: hệ thống các dấu hiệu cảnh báo rủi ro phản ánh quan điểm, đánh giá của ngân hàng về dấu hiệu sự giảm sút trong hoạt động và mức độ rủi ro tăng lên của khách hàng.

Thứ hai, nâng cao chất lƣợng xếp hạng tín dụng.

Cùng với sự phát triển khơng ngừng của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, vai trị của xếp hạng tín dụng nội bộ ngày càng được nâng cao. Hệ thống xếp hạng tín dụng là một quy trình đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của một khách hàng đối với một ngân hàng nhằm đánh giá, xác định rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tầm quan trọng của xếp hạng tín dụng nội bộ như sau:

- Xếp hạng tín dụng nội bộ là nền tảng của quản lý rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng. Thơng qua xếp hạng tín dụng nội bộ, ngân hàng đề ra và áp dụng các chính sách cho vay đối với khách hàng phù hợp với kết quả xếp hạng đó. Ngồi ra, nó cịn là cơ sở để phân loại nợ chính xác và trích dự phịng rủi ro phù hợp với nhóm nợ. Nó cũng giúp các ngân hàng xây dựng chính sách và quy trình tín dụng một cách đồng bộ, rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho q trình triển khai thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả và tiết kiệm chi phí hoạt động của ngân hàng.

- Xếp hạng tín dụng nội bộ là cơ sở để ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh. Hệ thống xếp hạng tín dụng cung cấp cho ngân hàng những thơng tin quan trọng về năng lực và nhu cầu của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau, về đặc điểm môi trường kinh doanh và rủi ro của các ngành nghề từ đó giúp ngân hàng thiết kế các sản phẩm tín dụng phù hợp với đặc điểm của từng ngành sản xuất kinh doanh để thu hút khách hàng.

Như vậy, nếu hệ thống xếp hạng tín dụng được thực hiện hiệu quả thì sẽ góp phần đáng kể cho ngân hàng trong việc giảm thiểu rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng. Nhưng thực tế cho thấy rằng, việc xếp hạng tín dụng ở các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Định chưa thực sự khách quan và đáng tin cậy. Do đó, các ngân hàng cần có những giải pháp hợp lý nhằm đảm bảo hệ thống này thực sự trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc ra quyết định tín dụng, chẳng hạn như:

Một là, cán bộ chấm điểm tín dụng cần có những biện pháp trong việc thu thập, xác minh và sàng lọc thông tin về khách hàng và các phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư. Ngồi những thơng tin do khách hàng cung cấp, cán bộ ngân hàng phải thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác như từ trung tâm thông tin tín dụng của NHNN Việt Nam, phỏng vấn khách hàng qua bảng khảo sát, đi thăm thực địa, cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng, thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng khác,... Sau khi thu thập được thông tin, NHTM cần xây dựng hệ thống thông tin khách hàng đồng bộ, có khả năng lưu trữ dữ liệu theo lịch sử và có thể cập nhật để thuận tiện trong việc sử dụng.

Hai là, xây dựng bộ chỉ tiêu xếp hạng tín dụng phù hợp và có khả năng đánh giá tồn diện năng lực tài chính của khách hàng. Các chi nhánh NHTM có thể tham khảo bộ chỉ tiêu của những tổ chức xếp hạng tín dụng uy tín như Standard & Poor, Moody's, Fitch,…tuy nhiên cần xây dựng phù hợp với đặc điểm nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời các chỉ tiêu này cần đảm bảo tính linh hoạt, có thể điều chỉnh phù hợp với những biến động của điều kiện kinh doanh trong tương lai. Kết quả xếp hạng tín dụng cần phải tính đến dự báo về nguy cơ vỡ nợ dẫn đến mất khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính với ngân hàng. Ngồi ra, hệ thống xếp hạng tín dụng phải có tính phân biệt cao theo ngành, quy mơ và sản phẩm tín dụng. Vì mỗi ngành nghề kinh doanh có những

đặc điểm riêng biệt, tính chất hoạt động khác nhau và chịu sự tác động của các yếu tố khác nhau. Quy mô của doanh nghiệp cũng là yếu tố vơ cùng quan trọng, nó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Ba là, chất lượng xếp hạng tín dụng nội bộ phụ thuộc vào mơ hình tổ chức và chất lượng đội ngũ nhân viên. Vì vậy, các chi nhánh NHTM cần hồn thiện mơ hình tổ chức, đảm bảo phân tách rõ trách nhiệm của các bộ phận liên quan trong việc quản lý rủi ro và tránh xung đột lợi ích. Nâng cao năng lực của các cán bộ tín dụng, đặc biệt khả năng chuyên sâu và am hiểu toán kinh tế để ứng dụng các mơ hình kinh tế lượng trong phân tích, quản lý rủi ro.

Bốn là, các chi nhánh ngân hàng cần thực hiện tốt khâu giám sát việc triển khai và ứng dụng hệ thống xếp hạng tín dụng. Để quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả, NHTM cần định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc tuân thủ các quy định xếp hạng tín dụng, đảm bảo chất lượng thông tin đầu vào. Các nội dung cần kiểm tra như: quy trình thực hiện xếp hạng tín dụng, kiểm tra độ chính xác của các dữ liệu đầu vào tránh tình trạng do con người nhập liệu sai dẫn đến kết quả đánh giá khơng chính xác, mơ hình lượng hóa các tiêu chí để đánh giá khả năng khách hàng khơng trả được nợ và ước tính tổn thất tín dụng dự kiến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)