Rủi ro tín dụng và nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 33)

Tín dụng là một hoạt động ln tiềm ẩn nhiều rủi ro. Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh do khách hàng vay nợ không đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng. Và khi một khoản vay khơng thể thu hồi hay có nguy cơ khơng thể thu hồi nợ gốc và lãi thì người ta gọi đây là một khoản nợ xấu.

Mục tiêu của quản lý rủi ro tín dụng là điều chỉnh rủi ro tín dụng ở mức độ chấp nhận được và điều này nhằm đảm bảo sự an toàn trong hoạt động tín dụng của các NHTM. Mặc dù việc quản lý rủi ro hoạt động tín dụng cụ thể có thể khác nhau giữa các ngân hàng vì nó phụ thuộc vào bản chất và độ phức tạp trong hoạt động tín dụng ở từng NHTM. Tuy nhiên, việc quản lý nó đều dựa trên những nguyên tắc nhất định và Ủy ban Basel đã đưa ra các nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng như sau (Basel, 2000):

Thiết lập một mơi trƣờng rủi ro tín dụng thích hợp

Nguyên tắc 1: Hội đồng quản trị phải có trách nhiệm phê duyệt và định kỳ (ít nhất mỗi năm) xem xét lại chiến lược và chính sách rủi ro tín dụng quan trọng của ngân hàng. Chiến lược này cần phản ánh khả năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng và mức lợi nhuận mà ngân hàng muốn đạt được cho việc phát sinh các rủi ro tín dụng khác nhau.

Nguyên tắc 2: Nhà quản lý cấp cao cần phải có trách nhiệm thực hiện các chiến lược rủi ro tín dụng được phê duyệt bởi Hội đồng quản trị, đồng thời xây dựng chính sách và thủ tục để xác định, đo lường, giám sát và kiểm sốt rủi ro tín dụng. Các chính sách và thủ tục đó phải giải quyết rủi ro tín dụng trong tất cả các hoạt động của ngân hàng ở cả tín dụng cá nhân và danh mục đầu tư.

Nguyên tắc 3: Các ngân hàng cần xác định và quản lý rủi ro tín dụng vốn có trong tất cả các sản phẩm và hoạt động. Các ngân hàng phải đảm bảo rằng những rủi ro của các sản phẩm và hoạt động mới là phải có các thủ tục quản lý rủi ro và

kiểm soát đầy đủ trước khi được giới thiệu hoặc thực hiện và được phê duyệt trước bởi Hội đồng quản trị hoặc ủy ban thích hợp.

Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng an tồn

Nguyên tắc 4: Các ngân hàng cần phải hoạt động trong một mức độ an toàn, tiêu chuẩn cấp tín dụng cũng được xác định. Các tiêu chuẩn này nên bao gồm một dấu hiệu rõ ràng về thị trường mục tiêu của ngân hàng và một sự hiểu biết thấu đáo về khách hàng vay hoặc đối tác, cũng như mục đích, cơ cấu tín dụng và nguồn trả nợ. Nguyên tắc 5: Các ngân hàng nên thiết lập hạn mức tín dụng tổng thể đối với khách hàng vay cá nhân, đối tác và các nhóm các đối tác có liên quan mà tổng hợp lại theo các mức độ rủi ro tài chính khác nhau, cả trong sổ sách giao dịch kinh doanh ngân hàng và bảng cân đối kế toán.

Nguyên tắc 6: Các ngân hàng cần phải có một q trình được thiết lập rõ ràng cho việc phê duyệt các khoản tín dụng mới cũng như sửa đổi, đổi mới và tái cấp vốn tín dụng hiện có.

Ngun tắc 7: Tất cả việc mở rộng tín dụng phải được thực hiện trên một cơ sở cơ bản. Đặc biệt, các khoản tín dụng cho các cơng ty và cá nhân liên quan phải được ủy quyền, theo dõi đặc biệt và các bước thích hợp khác được thực hiện để kiểm soát hoặc giảm thiểu rủi ro cho vay.

Duy trì sự quản lý tín dụng phù hợp, đo lƣờng và giám sát quá trình

Nguyên tắc 8: Các ngân hàng cần phải có một hệ thống cho việc quản lý liên tục các danh mục đầu tư với mức rủi ro tín dụng khác nhau.

Nguyên tắc 9: Các ngân hàng phải có một hệ thống để giám sát tình trạng của các khoản tín dụng cá nhân, bao gồm việc xác định mức cung cấp và dự trữ đầy đủ.

Nguyên tắc 10: Các ngân hàng được khuyến khích phát triển và sử dụng một hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ trong việc quản lý rủi ro tín dụng. Hệ thống đánh giá phải phù hợp với tính chất, quy mơ và sự phức tạp của các hoạt động của ngân hàng.

Nguyên tắc 11: Các ngân hàng phải có hệ thống thơng tin và kỹ thuật phân tích cho phép nhà quản lý đo lường rủi ro tín dụng tiềm ẩn của các hoạt động trong và ngồi bảng cân đối. Hệ thống thơng tin quản lý cần cung cấp thông tin đầy đủ về các thành phần của danh mục đầu tư tín dụng, bao gồm xác định bất kỳ mức độ rủi ro nào.

Nguyên tắc 12: Các ngân hàng phải có một hệ thống để giám sát các thành phần tổng thể và chất lượng của danh mục đầu tư tín dụng.

Nguyên tắc 13: Các ngân hàng nên đi vào xem xét những thay đổi về điều kiện kinh tế trong tương lai khi đánh giá tín dụng cá nhân và danh mục đầu tư tín dụng của họ, và cần đánh giá rủi ro tín dụng đó trong điều kiện căng thẳng.

Đảm bảo kiểm sốt đầy đủ rủi ro tín dụng

Ngun tắc 14: Các ngân hàng phải thiết lập một hệ thống độc lập, đánh giá liên tục quy trình quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng và kết quả đánh giá đó phải được thơng báo trực tiếp cho Hội đồng quản trị và nhà quản lý cấp cao.

Nguyên tắc 15: Các ngân hàng phải đảm bảo rằng các chức năng cấp tín dụng đang được quản lý đúng cách và phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn và hạn mức nội bộ. Ngân hàng cần thiết lập và vận hành kiểm soát nội bộ và những hoạt động khác để đảm bảo rằng các trường hợp ngoại lệ so với những chính sách, thủ tục và các giới hạn quy định được báo cáo một cách kịp thời đến cấp quản lý thích hợp.

Nguyên tắc 16: Các ngân hàng phải có một hệ thống cho những hành động sửa chữa kịp thời đối với suy giảm tín dụng, quản lý tín dụng có vấn đề và các tình huống tương tự.

Vai trò của ngƣời giám sát

Nguyên tắc 17: Người giám sát cần yêu cầu các ngân hàng có một hệ thống hiệu quả để xác định, đo lường, giám sát và kiểm sốt rủi ro tín dụng như là một phần của cách tiếp cận tổng thể để quản lý rủi ro. Họ nên tiến hành một đánh giá độc lập các chiến lược, chính sách, thủ tục và hành động liên quan đến việc cấp tín dụng và quản lý đối với danh mục đầu tư của ngân hàng. Người giám sát nên xem xét xây dựng giới hạn bảo đảm an tồn đối với khách hàng cá nhân và nhóm đối tác.

1.3.5. Kiểm sốt nội bộ đối với hoạt động tín dụng

Tín dụng được xem là một hoạt động quan trọng và đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng đồng thời cũng chứa nhiều rủi ro nhất. Để quản lý rủi ro tín dụng, ngồi việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ để kiểm soát và ngăn ngừa những yếu tố bên ngồi nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng thì việc xây dựng một hệ thống KSNB hữu hiệu và hiệu quả đối với hoạt động tín dụng sẽ có tác dụng rất

lớn trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu các nguyên nhân chủ quan gây ra rủi ro tín dụng. Hệ thống KSNB được thiết kế và vận hành phải đạt những yêu cầu sau:

- Hệ thống KSNB của NHTM phải tồn tại sự kiểm tra lại việc thẩm định của nhân viên tín dụng để tránh tình trạng phân tích tín dụng dựa trên những thông tin không xác thực và không đầy đủ.

- Hệ thống KSNB của NHTM phải thiết kế quy trình tín dụng với các thủ tục kiểm sốt chặt chẽ sao cho đảm bảo sự an toàn về pháp lý cho ngân hàng, xét duyệt cho vay và giải ngân đúng đắn nhằm giảm thiểu các sai sót đồng thời có thể ngăn chặn những hành vi gian lận của khách hàng.

- Hệ thống KSNB của ngân hàng phải đảm bảo về khả năng phát hiện và ngăn chặn kịp thời các sai phạm của người thực hiện nghiệp vụ.

- Hệ thống KSNB của NHTM phải đặt ra những quy định chặt chẽ, có hiệu quả về các hoạt động giám sát đối với hoạt động tín dụng và tạo lập hệ thống thơng tin và truyền thông hiệu quả trong ngân hàng. Đây là biện pháp để hạn chế các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng do quản lý, giám sát khoản vay yếu kém.

- Hệ thống KSNB của NHTM cũng bao gồm việc tái đánh giá định kỳ về các rủi ro tín dụng, những sai sót nhằm có biện pháp khắc phục, giảm thiểu rủi ro.

Như vậy, để hoạt động tín dụng có hiệu quả đồng thời ngăn ngừa và kiểm sốt được rủi ro tín dụng, NHTM phải thực hiện các biện pháp sau:

1.3.5.1. Thiết lập quy trình tín dụng chặt chẽ

Mỗi ngân hàng đều thiết kế cho mình một quy trình tín dụng khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động kinh doanh, cơ cấu tổ chức và u cầu kiểm sốt. Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. Hầu hết các NHTM đều tự thiết kế cho mình một quy trình tín dụng cụ thể, bao gồm nhiều bước đi khác nhau với kết quả cụ thể từng bước đi.

Việc thiết lập quy trình tín dụng chặt chẽ và hợp lý có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với NHTM vì nó giúp ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng, đáp ứng yêu cầu về vốn tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, quy trình tín dụng là cơ sở giúp NHTM kiểm sốt q trình tín dụng, điều chỉnh chính sách tín dụng cho

hợp lý đồng thời nhà quản lý dựa vào đó có thể phát hiện những sai sót và có những biện pháp sửa chữa kịp thời. Quy trình tín dụng tại NHTM có thể tóm tắt qua sơ đồ quy trình tín dụng (Phụ lục 5).

Nhìn chung quy trình tín dụng có thể chia thành ba giai đoạn chính bao gồm: thứ nhất, tiếp nhận hồ sơ và quyết định tín dụng; thứ hai, giải ngân và giám sát tín dụng; thứ ba, thanh lý hợp đồng tín dụng. Trong mỗi giai đoạn cần lưu ý đến những gian lận có thể phát sinh (Phụ lục 6).

Như vậy, có thể thấy trong quy trình nghiệp vụ tín dụng tại các NHTM có rất nhiều sai phạm có thể xảy ra, gây thiệt hại lớn cho ngân hàng. Để ngăn chặn các sai phạm này, ban giám đốc các ngân hàng cần thiết kế hệ thống KSNB chặt chẽ với các thủ tục kiểm soát được thiết kế đầy đủ và vận hành thường xuyên liên tục..

1.3.5.2. Các nguyên tắc về thiết kế hệ thống kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng

Các nguyên tắc chung về thiết kế hệ thống KSNB đối với hoạt động tín dụng: Thứ nhất, chu trình xét duyệt tín dụng, giám sát tín dụng được thực hiện đầy đủ, kịp thời có hiệu quả, ngăn ngừa kịp thời những thiếu sót trong hệ thống xử lý.

Thứ hai, các dữ liệu cần thiết được thu thập, chuyển giao và xử lý một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời giúp cho việc ra quyết định tín dụng có chất lượng cao.

Thứ ba, rủi ro tín dụng được quản lý chặt chẽ nhằm ngăn ngừa thất thốt tài sản và có dự phịng rủi ro hợp lý.

Thứ tư, tài liệu, hồ sơ và các tài sản có liên quan đến nghiệp vụ tín dụng được đảm bảo an toàn.

Từ những nguyên tắc trên, để đảm bảo đạt được hiệu quả trong việc kiểm soát, ngăn ngừa và quản lý rủi ro tín dụng, hệ thống KSNB cần được thiết kế có hiệu quả qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn tiếp nhận hồ sơ và quyết định tín dụng

Trong giai đoạn này cần kiểm soát tốt các vấn đề sau:

- Kiểm sốt thơng tin khách hàng, thông tin về tài sản đảm bảo tránh tình trạng thiết lập các hồ sơ giả nhằm lừa đảo, chiếm đoạt vốn của ngân hàng.

- Kiểm soát việc thực hiện tiêu chuẩn cho vay nhằm đảm bảo rằng việc đề xuất cho vay tuân theo đúng tiêu chuẩn và các điều kiện cấp tín dụng.

- Kiểm tra khoản vay của khách hàng đưa ra có đúng với khoản vay mà họ muốn vay hay khơng vì có nhiều trường hợp cán bộ tín dụng vay thêm vào khoản vay có thật của khách hàng.

- Kiểm sốt việc phân tích đầy đủ thơng tin tín dụng về khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng trong việc sử dụng vốn, khả năng hoàn trả và thu hồi vốn vay cả gốc và lãi. Kiểm sốt tốt việc này có thể giúp ngân hàng tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro và dự kiến các biện pháp phịng ngừa, hạn chế thiệt hại có thể xảy ra.

- Kiểm soát kết quả thẩm định về thông tin khách hàng, mục đích sử dụng vốn vay và tài sản đảm bảo. Cần đảm bảo rằng việc định giá tài sản đã được tiến hành trên cơ sở các căn cứ định giá do ngân hàng đề ra, đồng thời tài sản đảm bảo đủ tiêu chuẩn nhận thế chấp, cầm cố và bảo lãnh (Nguyễn Minh Phương, 2014).

- Kiểm sốt tính chính xác của hồ sơ tín dụng trước khi trình lên cấp có thẩm quyền xét duyệt nhằm đảm bảo các thơng tin trong hồ sơ khơng có sai sót nào.

- Kiểm sốt thực hiện quyền phán quyết tín dụng nhằm đảm bảo việc xét cấp tín dụng là đúng thẩm quyền và nằm trong hạn mức xét duyệt được phê chuẩn bởi cấp điều hành cao nhất của ngân hàng.

- Kiểm soát việc thực hiện thủ tục pháp lý đối với tài sản đảm bảo và hợp đồng tín dụng nhằm đảm bảo các thủ tục đã được thực hiện đúng pháp luật và khơng có sơ hở để có thể gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Giai đoạn giải ngân và giám sát tín dụng

Các vấn đề cần lưu ý khi kiểm soát đối với giai đoạn này:

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình giải ngân bao gồm: điều kiện giải ngân, đối tượng, số tiền và tiến độ giải ngân nhằm đảm bảo đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng đồng thời phải phù hợp với tình hình sử dụng vốn hoặc phương án, dự án đầu tư.

- Cần lưu ý thực hiện nguyên tắc bất kiêm nhiệm giữa người phê duyệt tín dụng với người theo dõi hợp đồng tín dụng trên sổ sách và người chuyển tiền cho khách hàng nhằm đảm bảo hợp đồng tín dụng được thực hiện đúng như đã ký kết.

- Kiểm sốt q trình sử dụng vốn vay của khách hàng nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn đúng với mục đích mà khách hàng đã cam kết.

- Kiểm sốt q trình kiểm tra, cập nhật thường xun tình hình tài chính của khách hàng và tài sản đảm bảo nhằm mục đích đảm bảo khả năng thu nợ cả gốc và lãi, đồng thời có những biện pháp xử lý kịp thời nếu có những dấu hiệu bất thường về tình hình tài chính và tài sản đảm bảo của khách hàng.

- Kiểm sốt q trình tn thủ cam kết trả lãi của khách hàng nhằm đảm bảo việc theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng được diễn ra thường xuyên và đầy đủ.

Giai đoạn thanh lý hợp đồng tín dụng

Thanh lý hợp đồng tín dụng là khâu kết thúc quy trình tín dụng. Khâu này bao gồm các việc quan trọng cần xử lý như: thu nợ gốc và lãi, gia hạn nợ hay chuyển sang nợ quá hạn, giải chấp tài sản đảm bảo và lưu hồ sơ. Để đảm bảo thu hồi được nợ gốc và lãi, ngân hàng cần phải kiểm soát tốt các vấn đề sau:

- Kiểm sốt q trình thu hồi nợ gốc và lãi nhằm đảm bảo nợ gốc và lãi được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)