nhánh ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Bình Định
Tín dụng đóng vai trị quan trọng và chiếm tỷ trọng đáng kể trong lợi nhuận của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh nhưng cũng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro nhất. Do đó, những chi nhánh ngân hàng này cũng đã có sự quan tâm nhiều hơn đến hệ thống KSNB vì nó được xem là một trong những cơng cụ hữu hiệu nhất nhằm hạn chế rủi ro, giúp ngân hàng phát triển lành mạnh và an toàn. Hệ thống KSNB đối với hoạt động tín dụng tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả và hạn chế như sau:
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc
Ban lãnh đạo ngân hàng đánh giá cao vai trò của KSNB. Đây được xem là một yếu tố thuận lợi trong việc thiết kế và vận hành hệ thống này. Cơ cấu tổ chức được thiết kế tương đối hợp lý tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hoạt động, quyền hạn và trách nhiệm có sự phân chia rõ ràng. Các chi nhánh ngân hàng thường xuyên cập nhật những quy định của NHNN và truyền đạt cho nhân viên.
Các chi nhánh ngân hàng có thiết lập các mục tiêu cụ thể cho từng thời kỳ, từng bộ phận và từng cá nhân. Điều này giúp cho chi nhánh có những định hướng đúng đắn trong việc nhận dạng và phân tích rủi ro. Một số ít chi nhánh có phịng quản lý rủi ro và có những cố gắng trong việc xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp mặc dù nó chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong đợi.
Hầu hết các chi nhánh ngân hàng đều cố gắng thiết lập các chính sách và thủ tục phù hợp trong việc kiểm sốt rủi ro tín dụng, ban hành các sổ tay tín dụng. Ngun tắc bất kiêm nhiệm được tn thủ, khơng có tình trạng một người làm tất cả các cơng việc trong một quy trình tín dụng, có sự phân cơng cụ thể về xét duyệt tín dụng cho những người có thẩm quyền. Ngân hàng rất quan tâm đến việc kiểm sốt hệ thống máy tính và hạn chế sự tiếp cận của những người khơng có liên quan.
Các chi nhánh ngân hàng chú trọng đến việc xây dựng và phát triển hệ thống thông tin, ứng dụng các phần mềm hiện đại trong quản lý và những hoạt động khác.
Nhiều chi nhánh có thiết lập các kênh thơng tin nóng và có các hịm thư góp ý nhằm kịp thời xử lý các tình huống bất thường xảy ra. Ban lãnh đạo ngân hàng cũng yêu cầu báo cáo kịp thời các hoạt động tín dụng cho những người có thẩm quyền.
Định kỳ, các chi nhánh ngân hàng có tiến hành kiểm tra, kiểm sốt các hoạt động tín dụng, Hội sở cũng cử các nhân viên kiểm toán nội bộ, KSNB về các chi nhánh để xem xét tình hình hoạt động của ngân hàng, đánh giá chất lượng tín dụng. Những khiếm khuyết từ các báo cáo của kiểm toán viên nội bộ hay kiểm toán viên độc lập cũng được nhà quản lý xem xét và có biện pháp khắc phục các sai phạm.
2.3.2. Những hạn chế
Chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, đồng thời đạo đức của các cán bộ tín dụng cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Nguồn nhân lực chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc. Đội ngũ cán bộ ngân hàng đa số là cịn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong khi cơng tác kiểm tra, kiểm sốt lại địi hỏi một đội ngũ cán bộ am hiểu quy trình nghiệp vụ, nhạy bén, có đạo đức nghề nghiệp để có thể kiểm sốt đầy đủ và kịp thời phát hiện các sai phạm. Hiện nay, đội ngũ làm KSNB của các chi nhánh NHTM chưa đủ mạnh về số lượng lẫn chất lượng dẫn đến công tác kiểm sốt chưa hiệu quả, chưa có chế độ đãi ngộ thích hợp cho những cán bộ này. Việc chọn lọc, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa thực sự mang lại hiệu quả. Nhiều sai phạm xảy ra là do cán bộ tín dụng thiếu đạo đức, chịu áp lực về chỉ tiêu tín dụng và chưa ý thức đầy đủ về rủi ro cơng việc của mình đối với hoạt động của ngân hàng.
Các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh chưa ứng dụng Basel trong việc quản lý rủi ro tín dụng. Việc tiếp cận các quy định của quốc tế trong hoạt động của ngân hàng là điều cần thiết nhằm đảm bảo tính an tồn, lành mạnh trong hoạt động. Do đó, các ngân hàng cần có lộ trình cụ thể trong việc áp dụng các quy định của Basel.
Công tác nhận dạng và phân tích rủi ro của các ngân hàng chưa thực sự đem lại hiệu quả trong khi nó là một trong những hoạt động quan trọng. Nhiều chi nhánh ngân hàng chỉ xem đây là hoạt động hỗ trợ. Đây thực sự đây là quan điểm sai lầm vì cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua cho thấy, khi các ngân hàng coi nhẹ công tác quản trị rủi ro sẽ dẫn đến những đổ vỡ rất lớn.
Hệ thống xếp hạng tín dụng cịn nhiều hạn chế và chưa thực sự hỗ trợ đắc lực cho các cán bộ ngân hàng trong q trình xét duyệt tín dụng. Cũng theo kết quả khảo sát 33 ngân hàng Việt Nam của KPMG vào năm 2013, chưa đến 50% các ngân hàng Việt Nam trong phạm vi thăm dò hài lịng với mơ hình xếp hạng rủi ro tín dụng nội bộ hiện tại của họ (KPMG, 2013). Do đó, việc nghiên cứu nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng là cần thiết và cần được quan tâm đầu tư tại các chi nhánh NHTM.
Khâu thẩm định và tái thẩm định chưa được thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ. Các chi nhánh ngân hàng quá coi trọng và lạm dụng tài sản đảm bảo trong q trình phê duyệt cấp tín dụng mà ít quan tâm đến việc đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án vay vốn. Khâu kiểm tra việc sử dụng vốn vay và đánh giá tình hình tài chính của khách hàng sau khi vay vốn chỉ được thực hiện qua loa, đại khái mà không được chú trọng và thực hiện đầy đủ.
Một số chi nhánh chưa xây dựng được một quy trình kiểm sốt chặt chẽ nên các cán bộ đã lợi dụng những kẽ hở đó thực hiện hành vi gian lận, chưa có một cơ chế kiểm tra, kiểm sốt hồn thiện gắn với quy trình nghiệp vụ. Điều này dẫn đến hoạt động kiểm soát thiếu sự minh bạch, khách quan và kém hiệu quả. Một số khác thì đã xây dựng được quy trình, thủ tục kiểm sốt rõ ràng đầy đủ nhưng cán bộ làm sai, thiếu trách nhiệm hoặc chỉ thực hiện mang tính hình thức nên gây hậu quả, do đó những chính sách và thủ tục này không phát huy được hiệu quả như mong muốn.
Nợ xấu tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh đang có xu hướng tăng cao nhưng chưa được xử lý hiệu quả. Nợ xấu tăng cũng là một dấu hiệu cho thấy chất lượng tín dụng cịn kém và điều này sẽ gây nguy hiểm nếu các chi nhánh ngân hàng không giải quyết kịp thời.
Thông tin chưa được thu thập đầy đủ và truyền thông trong ngân hàng chưa kịp thời. Cán bộ tín dụng chưa có nguồn thơng tin đầy đủ và đáng tin cậy về tình hình kinh tế, các ngành nghề, thị trường sản phẩm của khách hàng vay vốn. Các báo cáo tín dụng chưa đảm bảo độ chính xác cao. Bên cạnh đó, cơng tác giám sát chưa thực sự hiệu quả. Định kỳ, các chi nhánh ngân hàng chưa tổ chức đánh giá lại việc hiểu biết và tuân thủ quy trình kiểm sốt của nhân viên. Vì vậy, mặc dù một số chi nhánh có chính sách, thủ tục kiểm sốt tốt nhưng nhân viên lại không tuân thủ đúng.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, môi trường kinh tế không ổn định.
Trong những năm qua, nền kinh tế thế giới và Việt Nam có nhiều biến động. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định chủ yếu có quy mơ nhỏ và vừa, năng lực tài chính yếu kém và phụ thuộc nhiều vào vốn vay của ngân hàng nên khơng đủ khả năng ứng phó với những biến động đó và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Kết quả là, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng kinh doanh thua lỗ, phá sản nên không đủ khả năng trả lãi và nợ gốc cho ngân hàng, do đó tình hình nợ xấu tăng lên. Ngồi ra, chính sách quản lý kinh tế vĩ mơ của Chính phủ cũng ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng. Khi chính phủ theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế, kìm chế lạm phát hoặc thực hiện các dự án thì ngân hàng sẽ cho vay để hỗ trợ và nếu những chính sách hay dự án này khơng mang lại hiệu quả thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn dẫn đến nợ xấu tăng cao. Như vậy, một khi các chi nhánh ngân hàng gặp khó khăn trong hoạt động tín dụng thì dễ xảy ra tình trạng các khoản vay khơng đảm bảo chất lượng vẫn được phê duyệt do cán bộ ngân hàng tìm mọi cách vượt rào để đạt được chỉ tiêu được giao và khi điều này xảy ra thì hệ thống KSNB khó có thể kiểm sốt và phát hiện hết những trường hợp gian lận này.
Thứ hai, môi trường pháp lý chưa thuận lợi.
Mặc dù, trong thời gian qua, NHNN cũng đã ban hành nhiều văn bản luật, văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động tín dụng và cũng mang lại một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc triển khai các văn bản này vào các chi nhánh ngân hàng còn chậm và gặp phải nhiều vướng mắc bất cập. Ví dụ, trong trường hợp về xử lý tài sản đảm bảo: Khi khách hàng khơng trả nợ, NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nhưng trên thực tế các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế không phải là cơ quan quyền lực Nhà nước nên khơng có khả năng cưỡng chế, khơng đảm bảo được khả năng thực thi các cam kết và nắm giữ tài sản trên thực tế. Ngồi ra, ngân hàng cịn gặp nhiều khó khăn trong q trình xử lý tài sản như thủ tục rườm rà, mất thời gian và việc xử lý tài sản đảm bảo còn phụ thuộc vào thái độ hợp tác của khách hàng. Như vậy, một khi văn
bản pháp luật chưa mang tính thống nhất cao thì buộc mỗi chi nhánh phải có những văn bản hướng dẫn cụ thể việc thực hiện và khi có q nhiều văn bản như thế thì làm cho nhiều hoạt động kiểm sốt mang nặng tính hình thức, đối phó mà chưa thực sự chú trọng đến chất lượng.
Thứ ba, hệ thống thơng tin tín dụng cịn nghèo nàn, chưa phục vụ một cách có hiệu quả cho các chi nhánh NHTM.
Việc mở rộng tín dụng và kiểm sốt tốt tín dụng cho nền kinh tế trong điều kiện thiếu một hệ thống thơng tin tương xứng là một điều hết sức khó khăn. Mặc dù, trung tâm thơng tin tín dụng ngân hàng (CIC) của NHNN đã đạt được những kết quả bước đầu trong việc cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạt động tín dụng, hỗ trợ cho các NHTM hạn chế rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, các thơng tin hiện có của CIC có độ cập nhật khơng cao và các chỉ tiêu cịn chung chung. Những thông tin cần thiết để xác định lịch sử, độ tin cậy của ban điều hành doanh nghiệp hầu như khơng có. Mặt khác, do chưa thực sự ý thức về tầm quan trọng của tính cập nhật và chính xác về thơng tin nên các tổ chức tín dụng chưa có sự quan tâm đúng mức đến các thơng tin, dữ liệu khi báo cáo cho CIC trong khi đó lại chưa có chế tài buộc các NHTM phải cung cấp thông tin kịp thời cho CIC. Nhiều khoản tín dụng xấu do mối liên kết rất lỏng lẻo giữa các NHTM, vụ tranh chấp của 7 ngân hàng đối với kho cà phê của công ty Trường Ngân là một ví dụ điển hình gần đây về sự liên kết lỏng lẻo đó. Như vậy, khi khơng có đủ những thơng tin cần thiết thì các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh khó có thể đánh giá và phân tích đầy đủ rủi ro mà chi nhánh mình có thể đối mặt.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
a. Nguyên nhân từ phía các chi nhánh ngân hàng
Một là, nhân viên tín dụng thiếu trình độ chuyên môn và vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Theo kết quả khảo sát, đa số cán bộ ngân hàng cịn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm nên nhiều tình huống chưa có cách giải quyết hợp lý dẫn đến mắc sai lầm trong việc thẩm định và giám sát tín dụng. Ngồi ra, các áp lực về hạn mức tín dụng đã đẩy cán bộ tín dụng thẩm định sơ sài và cho vay đối với những khách hàng chưa đủ điều kiện theo quy định của ngân hàng.
Hai là, cán bộ tín dụng khơng tn thủ quy trình cấp tín dụng, cơng tác thu thập thơng tin khơng đầy đủ và chính xác.
Việc tn thủ quy trình tín dụng sẽ giúp cho các ngân hàng kiểm sốt được chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, trong q trình thực hiện nhiều cán bộ tín dụng đã khơng tn thủ đúng quy trình làm cho chất lượng tín dụng kém. Một số vấn đề mà các chi nhánh ngân hàng mắc phải như:
- Nới lỏng điều kiện phê duyệt tín dụng: Số lượng chi nhánh NHTM tại Bình Định tăng nhanh trong thời gian gần đây nên sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt. Bên cạnh đó, một số chi nhánh NHTM mới thành lập thường có những chính sách thu hút khách hàng nên nới rộng các điều kiện cấp tín dụng. Ngoài ra, trong thời kỳ hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, các ngân hàng cũng tìm mọi cách thu hút khách hàng mà bỏ qua các điều kiện xét duyệt khác. Điều này làm giảm chất lượng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu tăng cao.
- Khâu thẩm định hời hợt: Cán bộ tín dụng có thể chạy theo chỉ tiêu do ngân hàng giao mà thẩm định hời hợt, bỏ qua nhiều vấn đề cần phải xem xét khi cho khách hàng vay vốn. Trong nhiều trường hợp họ không xác định được quy mô kinh doanh thực sự, khả năng cạnh tranh và nguồn thu của khách hàng để đưa ra một mức cho vay và cách thức giám sát hợp lý. Mặt khác, tư cách khách hàng là yếu tố quan trọng gắn liền với thiện chí trả nợ của khách hàng thường bị lãng quên trong quá trình thẩm định ban đầu. Ngồi ra, sự cạnh tranh khơng lành mạnh nhằm thu hút khách hàng giữa các chi nhánh NHTM khiến cho việc thẩm định trở nên sơ sài, qua loa hơn.
- Nguồn cung cấp thông tin hạn chế: Thực sự, ngồi những thơng tin do khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng cũng gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập thông tin khách hàng một cách đầy đủ. Rất khó kiểm chứng được tồn bộ những thông tin mà khách hàng cung cấp vì thị trường tài chính của Việt Nam còn thiếu minh bạch trong khi đó ngân hàng vẫn chưa có sự liên kết với các cơ quan Nhà nước khác như Thuế, Hải quan,…để xác minh lại những thông tin về khách hàng.
- Đối với khâu xét duyệt cho vay: Vì khối lượng hồ sơ quá nhiều nên người xét duyệt khơng có nhiều thời gian đọc kỹ hồ sơ tín dụng của khách hàng. Ngồi ra, họ cịn tin tưởng vào nhân viên tín dụng nên có thể đã khơng kiểm tra kỹ nó.
- Các chi nhánh ngân hàng chưa sâu sát trong khâu kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng: Nhiều cán bộ tín dụng do lười biếng hoặc khơng có đủ thời gian nên việc thực hiện cũng chỉ mang tính hình thức, đối phó bằng cách gửi biên bản kiểm tra cho khách hàng ký mà thực tế khơng có đi khảo sát tại đơn vị hoặc chỉ làm biên bản khi có sự kiểm tra nên dễ xảy ra tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai