Quan điểm phát triển hệ thống KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bình dương giai đoạn 2015 2025 (Trang 81 - 84)

1.3 .Tổng quan về tỉnh Bình Dƣơng

3.1. Quan điểm phát triển hệ thống KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng

3.1.1. Quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà Nƣớc

Để phát triển kinh tế đồng bộ trên cả nƣớc với mục tiêu CNH-HĐH, dần bắt kịp các nƣớc công nghiệp phát triển, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có chủ trƣơng rất đúng đắn là nghiên cứu và cho phép ra đời mơ hình kinh tế các KCN.

Chiến lƣợc phát triển KT - XH giai đoạn 2011-2020 đƣợc đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng & Nhà nƣớc cũng đã nêu rõ tính cấp thiết của việc đẩy mạnh q trình CNH-HĐH, tham gia sâu rộng vào tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực, từ đó phát huy đƣợc tiềm năng và nội lực của đất nƣớc nhằm hƣớng tới mục tiêu xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao và xây dựng nền tảng để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nƣớc cơng nghiệp. Theo đó, phát triển mơ hình KCN tập trung đƣợc xem là một trong những giải pháp then chốt. Ngày 21/8/2006 Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành Quyết định số 1107/QĐ-TTg nhằm Quy hoạch các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020 với các quan điển phát triển cơ bản nhƣ sau:

Hình thành hệ thống các KCN chủ đạo có vai trị dẫn dắt sự phát triển cơng nghiệp quốc gia. Các KCN phải có quy mơ hợp l nhằm tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng phát triển CN - DV tại những địa phƣơng có GDP thấp.

- Giai đoạn đến năm 2015: Việt Nam sẽ tiếp tục hồn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tƣ vào các KCN, mục tiêu thu hút thêm khoảng 6,500-6,800 dự án, với tổng vốn đăng k 36-39 tỷ USD, trong đó vốn đầu tƣ thực hiện khoảng 50%.

- Giai đoạn đến năm 2020:

Mơ hình Khu, cụm Cơng nghiệp cần tập trung đầu tƣ phát triển những ngành CN có giá trị xuất khẩu cao, có khả năng cạnh tranh với sản phẩm công nghiệp của địa phƣơng, quốc gia khác, khai thác tối ƣu nguồn lực của địa phƣơng, thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn lực bên ngồi, đặc biệt là nguồn vốn FDI.

Đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại, tìm kiếm đối tác lâu dài để giải quyết vấn đề về vốn, công nghệ, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở ƣu tiên lựa chọn công nghệ tiên tiến, hiện đại, đáp ứng yêu cầu hƣớng mạnh về xuất khẩu.

3.1.2. Quan điểm phát triển ngành CN và hệ thống KCN trên địa bàn tỉnh Bình

Dƣơng giai đoạn 2015-2025

Căn cứ theo Quyết định số 893/QĐ-TTG của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 11 tháng

06 năm 2014 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025, Quan điểm phát

triển đƣợc phê duyệt với các nội dung chủ yếu sau:

“Phấn đấu đạt tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao và phát triển bền vững trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng nhanh khu vực dịch vụ, phát triển công nghệ cao; gắn kết nhanh với hệ thống kết cấu hạ tầng KT - XH vùng Đông Nam Bộ và vùng KTTĐPN.”

Căn cứ theo Quyết định số 3281/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương ngày 18 tháng 12 năm 2013 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, Quan điểm phát triển đƣợc

khái quát với các nội dung chủ yếu sau:

- “Công nghiệp tiếp tục phát triển với tốc độ cao, cơ cấu kinh tế của tỉnh vẫn là CN - DV và NN; trong đó, cơng nghiệp và dịch vụ có tỷ trọng tƣơng đƣơng nhau.

- Phát triển CN theo hƣớng đẩy mạnh xuất khẩu, trên cơ sở sản xuất ra nhiều sản phẩm và tăng tỷ lệ nội địa hóa. Khuyến khích phát triển các ngành CN sử dụng ít lao động và nguyên, nhiên liệu; CNcó hàm lƣợng công nghệ cao; CN hỗ trợ.

- Phát triển CN trên cơ sở phát huy tổng hợp các nguồn lực của các thành phần kinh tế, trong đó động lực phát triển là khu vực dân doanh và đầu tƣ nƣớc ngoài, xem thu hút FDI là nguồn lực quan trọng để phát triển công nghiệp.

- Phát triển CN phù hợp với quy hoạch phát triển KT - XH và các ngành kinh tế của tỉnh; đồng thời gắn với q trình đơ thị hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Phải có chính sách chọn lọc các dự án đầu tƣ: chỉ tập trung các dự án hàm lƣợng công nghệ để tạo ra nguồn nhân lực tốt kết hợp với đầu tƣ chiều sâu, cần tập trung quan tâm đến CN sạch, ƣu tiên phục vụ an sinh xã hội, kiên quyết không nhận những dự án gây ô nhiễm môi trƣờng.”

3.1.3. Quan điểm phát triển bền vững và tạo đột phá trong nền kinh tế thị trƣờng và trong bối cảnh hội nhập quốc tế và trong bối cảnh hội nhập quốc tế

- Trong thập niên tới, kinh tế vẫn tiếp tục phát triển các ngành có ƣu thế, có giá trị gia tăng cao để phục vụ nhu cầu trong nƣớc và đẩy mạnh xuất khẩu; đồng thời nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của doanh nghiệp chủ lực theo hƣớng đầu tƣ ra ngoài tỉnh và ra nƣớc ngồi.

- Đi trƣớc đón đầu Hiệp định Thƣơng mại xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) và Cộng Đồng Chung ASEAN trong tƣơng lai gần để có cơ chế, chính sách khai thác có hiệu quả sớm nhất thời cơ và lợi thế, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để sẵn sàng đón làn sóng đầu tƣ mới.

- Tận dụng tốt các cơ hội do hợp tác với các đối tác trong TPP và các FTA để chuyển đổi mơ hình tăng trƣởng kinh tế sang chú trọng theo chiều sâu; Chú trọng tăng trƣởng xuất khẩu các sản phẩm chế tạo, chế biến và thu hút FDI có lựa chọn, có điều kiện; Thực hiện có hiệu quả và kịp thời trong việc tháo gỡ nút thắt cho DN trong vấn đề về thủ tục thuế, hải quan… sự điều hành của các cơ quan công quyền và cạnh tranh bình đẳng.

- Tiếp tục đổi mới chính sách thu hút FDI theo hƣớng không quá nhấn mạnh số lƣợng mà là chất lƣợng, thu hút có điều kiện về cả kinh tế, xã hội và môi trƣờng.

- Chú trọng thu hút nguồn FDI của các đối tác chiến lƣợc trong TPP, FTA (đặc biệt là các nƣớc phát triển thuộc EU) và cần có cơ chế, chính sách khuyến khích họ tham gia đầu tƣ vào phát triển CN hỗ trợ, CN chế tạo, chế biến nhằm tạo ra giá trị gia tăng cao và chuyển giao cơng nghệ có hiệu quả cho các DN trong nƣớc.

- Tập trung nguồn lực phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với quá trình CNH-HĐH tạo đột phá cho phát triển. Phát triển mơ hình KCN cơng nghệ cao, sạch và kiểu mẫu, ƣu tiên đƣa công nghệ tiên tiến của thế giới vào sản xuất, chú trọng vào chất lƣợng chứ không phải số lƣợng các KCN.

- Đến năm 2020 tỉnh Bình Dƣơng sẽ trở thành địa phƣơng có thế mạnh về ngành công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí và linh kiện điện - điện tử; trở thành trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt - may, da - giày của cả nƣớc. Hình thành và phát triển các trung tâm nguyên phụ liệu ngành dệt - may, da - giày.

- Phát triển ngành cơng nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Dƣơng tập trung vào việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, có khả năng tham gia vào chuỗi sản xuất sản phẩm tồn cầu, góp phần giảm nhập siêu nguyên liệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bình dương giai đoạn 2015 2025 (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)