Những chỉ tiêu thể hiện phát triển tín dụng bất động sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng bất động sản của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 29)

Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.

Phát triển tín dụng BĐS được thể hiện qua những chỉ tiêu sau:

Về số lƣợng

- Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu cơ bản khi đánh giá một cách khái quát và có hệ thống đối với những khoản vay tại một thời điểm. Chỉ tiêu này cho biết khả năng luân chuyển sử dụng vốn của một ngân hàng, quy mô đầu tư và cấp vốn tín dụng của ngân hàng đó với nền kinh tế trong mộ thời kỳ.

- Dư nợ tín dụng: Thể hiện mối quan tâm giữa ngân hàng với khách hàng, là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm nào đó ngân hàng cịn cho vay bao nhiêu và đây cũng là khoản ngân hàng phải thu về. Đồng thời cũng phản ánh mối quan hệ với doanh số cho vay, với khả năng đáp ứng nguồn vốn của các NHTM đối với nhu cầu sử dụng vốn trong nền kinh tế.

- Tỷ trọng dư nợ tín dụng BĐS trên tổng dư nợ: Chỉ tiêu này cho thấy biến động tỷ trọng dư nợ BĐS trong tổng dư nợ tín dụng của một ngân hàng qua các thời kỳ khác nhau, có thể dùng để so sánh giữa các ngân hàng khác nhau để thấy được thế mạnh của ngân hàng này so với ngân hàng khác về tín dụng BĐS. Có thể xem đây là một chỉ tiêu định lượng để thấy rõ bản chất của tín dụng trung – dài hạn của một ngân hàng.

- Các chỉ tiêu khác như: Nhu cầu vay của khách hàng đối với lĩnh vực, quy mô các dự án BĐS, lượng giao dịch tín dụng BĐS,….những chỉ tiêu này phản ánh được phần nào về tín dụng BĐS đang được cải thiện và quan tâm nhiều từ khách hàng, các nhà đầu tư,…

Về chất lƣợng

- Chỉ tiêu lợi nhuận: Phản ánh khả năng sinh lời của tín dụng BĐS, nó nêu lên số lãi thu được từ 1 đồng dư nợ BĐS nên trong điều kiện thị trường và rủi ro như nhau thì chỉ tiêu ngày càng lớn càng có lợi cho ngân hàng.

- Nợ khó địi: Tỷ lệ này càng cao thì tín dụng có hiệu quả càng thấp. Nợ khó địi có nguy cơ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Các ngân hàng luôn cố gắng giảm đến mức tối đa các khoản nợ khó địi để làm tăng chất lượng tín dụng.

- Nợ quá hạn: Nợ quá hạn có thể là nguyên nhân chủ yếu của doanh nghiệp do các nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan, xác định không hợp lý thời hạn vay, phương thức hồn trả, làm giảm đi chất lượng tín dụng của ngân hàng.

- Về nhân sự, đội ngũ cán bộ: Đội ngũ cán bộ thẩm định tín dụng trình độ nghiệp vụ cần chun mơn cao, chun nghiệp, có cách nhìn tổng qt hơn một dự án BĐS,…

- Về khách hàng, nhà đầu tư, kinh doanh BĐS: Cần linh hoạt hơn, nắm bắt thơng tin những vấn đề liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội, tính khả thi của các dự án,…

- Cơ chế chính sách, hệ thống pháp lý quy định cụ thể, rõ ràng hơn và ngày càng hoàn thiện hơn, đưa ra những chính sách áp dụng đúng với thực tiễn, cải cách thủ tục hành chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng bất động sản của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 29)